CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
4.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
4.1.5 Các yếu tố bên ngoài
Hình 11: Đồ thị tỷ lệ lạm phát qua các năm của Việt Nam
(Nguồn: Tạp chí tài chính 2009)
Từ năm 2006 tỷ lệ lạm phát của nước ta tăng liên tục qua ba năm. Tỷ lệ lạm phát từ một con số năm 2006 là 6,6% tăng lên 12,6% năm 2007 và sang năm 2008 là 19,9%. Điều này một mặt rất thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Lạm phát tăng làm cho đồng nội tệ mất giá xuất khẩu thu về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao hơn, lạm phát cũng làm cho giá trị hàng hóa của Việt Nam tại thị trường nước ngoài càng rẻ hơn so với các mặt hàng cùng loại khác, càng dễ cạnh tranh. Lạm phát làm cho nhập khẩu giảm do đó các doanh nghiệp có thể tranh thủ mở rộng thị trường nội địa. Tuy nhiên, lạm phát cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp, nội tệ mất giá làm cho giá cả các mặt hàng nguyên liệu để sản xuất sẽ đắt đỏ và khan hiếm. Điều này phần nào sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động sản xuất của công ty, sẽ gây chậm tiến độ giao hàng cho khách hàng dẫn tới mất uy tín hoặc sẽ phải bồi thường hợp đồng. Trước tình hình đó chính phủ đã liên tục áp dụng các chính sách tiền tệ và chính sách tài chính nhằm kiềm chế tỷ lệ lạm phát, kết quả là lạm phát nước ta từ 2 con số năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn 1 con số là 7% vào năm 2009, đây là một kết quả đáng mừng cho thấy năng lực quản lý kinh tế của chính phủ ta là rất tốt. Tóm lại tỷ lệ lạm phát ở một mức ổn định sẽ là môi trường tốt giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động có hiệu quả hơn.
7 19,9
12,6 8,4 6,6
0 5 10 15 20 25
2005 2006 2007 2008 2009
Năm
%
4.1.5.2. Tỷ giá hối đoái
Trong các năm gần đây giá cả ngoại tệ tăng rất cao so với các năm về trước. Trong năm giá ngoại tệ lên xuống rất bất thường. Dưới đây là bảng tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam trong ba năm.
Bảng 22: Tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam trong ba năm 2007-2009
Đơn vị tính: VND USD
Năm
Mua Bán
1/12/2007 16.045 16.050
1/12/2008 16.970 16.975
1/12/2009 18.960 19.020
(Nguồn : Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)
Đây là yếu tố quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu bởi vì mục tiêu hàng đầu của các công ty là lợi nhuận cao. Giá ngoại tệ lên xuống ảnh hưởng lớn đến sự tăng giảm doanh thu. Giai đoạn 2007 – 2009 thì ngoại tệ liên tục tăng giá. Việc này rất có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu như công ty Phương Đông vì vẫn với mức giá xuất khẩu cuả công ty là USD khi tỷ giá tăng công ty sẽ thu về nhiều nội tệ hơn.
4.1.5.3. Các yếu tố chính trị pháp luật và xã hội
Từ Đại Hội Đảng lần thứ 11(diễn ra từ ngày 6-1 đến ngày 16-1-2001) đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2001 – 2010 là đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đặc biệt là khu vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Ngày 25 tháng 12 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 251/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chuơng trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 với tất cả các nội dung liên quan đến nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu thủy sản. Các tổ chức và các Hiệp hội về xuất khẩu thủy sản cũng được thành lập rất nhiều để hổ trợ về kĩ thuật và cung cấp các thông tin trong ngành kịp thời cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước. Như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung tâm Tin học Thủy sản (FISTENET)…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tích cực giao lưu hợp tác để tạo điều kiện thuận lệ về mặt pháp luật để cho sản phẩm thủy sản Việt Nam có thể được xuất khẩu sang các thị trường mới. Gần đây tại công văn số 1674/ QLCL-CL1 ngày 06/11/2008 cuả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã gửi đến Chính phủ Braxin để xin phép cho thủy sản Việt Nam có thể nhập khẩu vào thị trường này. Kết quả là đã được Chính Phủ Braxin chấp nhận. Đây là kết quả của sự nỗ lực phối hợp vận động, tranh thủ ngoại giao của các cơ quan Bộ ngành hải quan trong nước, của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Braxin. Khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn có lịch sử phát triển lâu đời nên luôn được Chính phủ và các cơ quan Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc tiếp thị, xây dựng thị trường, mở rộng thương hiệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong việc vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp để mở rộng sản xuất và đầu tư vào thiết bị mới trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn.
Yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng rất lớn đối với xuất khẩu, nếu tình hình chính trị nước ta không ổn định và các văn bản luật, xã hội không hổ trợ thì sẽ không có nước nào muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy với những điều kiện về chính trị, pháp luật và xã hội vô cùng thuận lợi như thế này thì tương lai ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như của công ty sẽ phát triển và lớn mạnh nhiều hơn nữa.
4.1.5.4. Đối thủ cạnh tranh
Để thành công trên thương trường quốc tế, ngoài việc am hiểu khách hàng, công ty cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Vì cùng một loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn và dịch vụ tốt sẽ làm cho sản phẩm của công ty bị tẩy chay. Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp, công ty hiện đang kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp có tiềm năng trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều từ trong và ngoài nước. Hiện nay cả nước có trên 470 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, ở riêng khu vực Thành phố Cần Thơ thì có 20 doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đã phát triển lâu năm với cơ cấu sản phẩm đa dạng, quy mô sản xuất lớn lượng cung sản phẩm hàng năm là rất cao như: Caeamex,