CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG
4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
4.2.3. Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
SWOT
1. Cơ sở vật chất đấy đủ, công nghệ tiên tiến.
2. Sản phẩm tốt, được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế.
3. Có nhiều khách hàng truyền thống.
4. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động.
1. Chưa có xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường.
2. Cung cấp sản phẩm trên thị trường nội địa chưa nhiều.
3. Công ty chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm.
5. Quy mô sản xuất lớn.
6. Có thể chủ động trong vấn đề nguyên liệu sản xuất.
4. Công ty chưa xây dựng chiến lược về marketing.
5. Sản phẩm chưa đạt được sự đồng bộ.
Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO
1. Gia nhập WTO + Mở rộng thị trường.
+ Có điều kiện cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành.
2.Phong trào hàng Việt Nam đang diễn ra rất sôi nổi.
3.Tham gia và nhận được sự giúp đỡ của VASEP.
4. Mặt hàng thủy sản ngày càng được mọi người ưa chuộng trên thế giới.
1. Chiến lược thâm nhập vào thị trường mới (S1, S2, S4, S5, S6, O1, O3, O4)
2. Thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong và ngoài nước(S1, S2, S4, S5, S6, O1, O2, O3, O4)
3.Đẩy mạnh sản lượng bán ra (S1, S2, S3, S5, S6, O4)
1. Chiến lược xâm nhập thị trường nội địa(W1, W2, O2, O3, O4).
2. Xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm(W3, O1, O2, O3, O4)
3. Áp dụng Marketing cho sản phẩm(W5, O1, O3, O4)
4. Học hỏi, cải tiến công nghệ để đạt được sự đồng bộ trong sản phẩm(W5, O1, O3)
Nguy hiểm (T) Chiến lược ST Chiến lược WT
1. Ô nhiễm môi trường làm cho nguồn nguyên liệu sụt giảm đáng kể.
2. Do lợi nhuận các nhà nuôi trồng sẽ cung cấp nguyên liệu không đạt chất lượng.
1.Đầu tư liên kết với nông dân để xây dựng nguồn nguyên liệu riêng cho công ty(S1, S2, T1, T2, T3, T4)
2. Thường xuyên cho nhân viên tham gia các
1. Nghiên cứu kĩ thuật nuôi trồng hiện đại, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu riêng (W3, W5, T1, T2, T3, T4) 2. Tuyển dụng một số nhân viên Marketing và
3.Bị các luật bảo hộ của các nước nhập khẩu quy định ngày càng khắt khe.
4. Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
khóa tập huấn về chuyên ngành thủy sản quốc tế ( S1,S4, T3, T4)
nghiên cứu thị trường (W1, W3, W4, T3, T4)
4.2.3.2 Nhận xét từng chiến lược a. Chiến lược SO
SO1 – Chiến lược thâm nhập vào thị trường mới: Hiện nay nước ta đã hợp tác giao lưu kinh tế với 170 quốc gia trên thế giới, và con số này sẽ tăng lên trong các năm tiếp theo. Do đó với những điểm mạnh và cơ hội mà công ty đang có thì sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng thị trường. Chiến lược này mang tính thời cơ, do đó công ty nên thực hiện ngay khi có thể.
SO2 – Thiết lập hợp tác kinh doanh trong và nước ngoài: Nước ta gia nhập WTO tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam một môi trường rộng lớn để học tập và phát triển. Với đội ngũ nhân viên trẻ và Ban Giám đốc có chuyên môn cao trong môi trường làm việc tích cực và có thêm sự hỗ trợ cuả Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan từ nuôi trồng, khai thác đến các khoản thuế, công ty dễ dàng tạo lập được nhiều mối quan hệ hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.
SO3 – Đẩy mạnh sản lượng bán ra: Trong điều kiện nhu cầu thủy sản đang tăng do dịch bệnh trên gia súc, gia cầm làm cho lượng thực phẩm cung cấp trên thị trường bị thiếu hụt. Thủy sản là thực phẩm tốt cho sức khoẻ nên nhu cầu của sản phẩm này rất cao. Công ty có quy mô sản xuất lớn và nguồn nguyên liệu ổn định do đó công ty nên tận dụng hết công suất của các nhà máy để tăng lượng cung trên thị trường. Để đẩy mạnh sản lượng bán ra có hiệu quả và phù hợp với thị trường thì công ty nên xây dựng bộ phận kế toán quản trị, họ có thể dự đoán,
ước tính số cầu của từng thị trường là bao nhiêu, thời điểm nào tung sản phẩm là thích hợp, lượng cầu nguyên liệu của công ty trong từng giai đoạn là bao nhiêu…
b. Chiến lược ST
ST1 – Đầu tư liên kết với nông dân để xây dựng nguồn nguyên liệu riêng: Nhu cầu sản phẩm càng cao nhưng đòi hỏi chất lượng cũng ngày càng cao hơn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty đòi hỏi công ty phải ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Do lợi nhuận các hộ nuôi trồng thủy sản cung cấp những nguyên liệu không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến cả hai phía. Liên kết với các hộ nông dân để xây dựng nguồn nguyên liệu riêng là biện pháp tốt để cải thiện được tình hình này, tạo trách nhiệm cho hai bên để cùng nâng cao chất lượng cho sản phẩm.
ST2 – Thường xuyên cho nhân viên tham gia các khoá tập huấn về chuyên ngành thủy sản quốc tế: Sống trong nền khoa học công nghệ hiện đại, các sản phẩm khoa học ra đời liên tục. Do đó, các nhân viên trẻ của công ty phải thường xuyên cập nhật về những tiến bộ trong lĩnh vực mà mình đang hoạt động như những công nghệ về cấp đông, máy dò kim loại, công thức phối trộn phụ gia trong quy trình sản xuất Surimi… để không bị lạc hậu. Công ty phải tạo điều kiện thuận lợi để giúp nhân viên bởi vì sự tiếp thu của nhân viên cũng sẽ mang lại lợi ích cho công ty.
c. Chiến lược WO
WO1 - Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa: Thủy sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới nhiều nhưng lượng cung trong thị trường nội địa lại rất thấp.
Hiện nay người Việt Nam đang có phong trào sử dụng hàng Việt Nam rất nhiều, vì vậy thị trường nội địa cũng rất đáng được các doanh nghiệp mở rộng. Ngoài ra muốn xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam ra thế giới thì trước hết công ty nên xây dựng thương hiệu ở thị trường nội địa trước. Thương hiệu được xây dựng lớn mạnh ở thị trường nội địa, thì chỉ cần thông qua dịch vụ du lịch và giao lưu văn hóa thì người tiêu dùng nước ngoài cũng sẽ biết đến và dễ dàng bị thuyết phục hơn.
WO2 – Xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm: Hiện nay đời sống ngày càng được nâng cao người tiêu dùng càng khó tính, càng để ý nhiều đến
chất lượng và thương hiệu. Nếu muốn phát triển và hoạt động lớn hơn thì tất yếu phải xây dựng thương hiệu. Thị trường quốc tế là thị trường rất rộng lớn, nếu không có thương hiệu sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những công ty cùng ngành khác.
WO3 – Áp dụng Marketing cho sản phẩm: Hiện nay “khách hàng là thượng đế”, nên càng có nhiều dịch vụ kèm theo trước và sau khi bán sản phẩm sẽ được khách hàng ưa thích và gắn bó. Xu hướng này là xu hướng chủ đạo trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Công ty nên định hướng phát triển theo xu hướng toàn cầu trên để không bị “rớt” lại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
WO4 – Học hỏi cải tiến công nghệ để đạt được sự đồng bộ trong sản phẩm: Công ty phải học hỏi từ các doanh nghiệp khác cùng ngành để cải tiến sản phẩm, làm cho sản phẩm đạt được sự đồng đều. Khi có sự đồng đều trong sản phẩm sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, góp phần làm tăng uy tín và vị thế cạnh tranh của công ty trên thương trường.
d. Chiến lược WT
WT1 – Nghiên cứu kỹ thuật hiện đại tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu riêng : Ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng làm giảm sản lượng cá nguyên liệu và ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu và sản phẩm. Do đó công ty có thể tự nuôi cá nguyên liệu, tự cung tự cấp nuôi cá theo những tiêu chuẩn chất lượng do công ty đề ra. Để sản phẩm đạt được độ đồng đều trong chất lượng và mang phẩm cấp của công ty.
WT2 – Tuyển dụng một số nhân viên Marketing và nghiên cứu thị trường: Thị trường hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu, sản phẩm sẽ tương đối là giống nhau. Do đó công ty phải tạo ra được những nét khác biệt từ việc cung ứng các dịch vụ hậu mãi. Đây là nhiệm vụ của hoạt động marketing, vì vậy công ty nên tuyển dụng thêm một số nhân viên về lĩnh vực marketing để hổ trợ thêm cho các dịch vụ bán hàng. Các công ty chế biến thuỷ sản ngày càng được thành lập nhiều, tạo lượng cung khá lớn, việc này làm cho lượng cung sẽ lớn hơn cầu trên thị trường. Để tránh khỏi tình trạng trên thì công ty nên đưa ra phương pháp nghiên cứu thị trường, việc tuyển dụng nhân viên nghiên cứu thị trường là thật sự cần thiết.
CHƯƠNG 5
CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH GIÁ TRỊ VÀ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THUỶ SẢN
PHƯƠNG ĐÔNG