Về doanh thu xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY sản của CÔNG TY TNHH THỦY sản PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 44 - 58)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG

4.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG

4.1.1. Về doanh thu xuất khẩu

Trong chương 3 có thể thấy doanh thu xuất khẩu của công ty tăng trong năm 2008 và giảm trong năm 2009. Tuy nhiên nếu xét về từng thị trường thì tình hình tăng giảm doanh thu trên các thị trường đó ra sau trong từng năm. Để biết được doanh thu trên từng thị trường ta hãy đến với bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông trong ba năm 2007 – 2009.

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông trong ba năm 2007 - 2009

Đơn vị tính: USD 2008/2007 2009/2008 Năm

Thị trường

2007 2008 2009

Trị giá % Trị giá % Châu Âu 3.581.064 6.755.909 6.193.376 3.174.845 89 (562.533) (8) Châu Á 5.126.661 8.385.381 3.514.328 3.258.720 63 (4.871.053) (58) Thị trường khác 2.124.576 5.579.219 2.147.560 3.454.642 163 (3.431.659) (61) Tổng 10.832.301 20.720.509 11.855.264 9.888.208 91 (8.865.245) (43)

(Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công Phương Đông)

Qua bảng 4 cho thấy doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty trên ba thị trường tăng cao trong năm 2008 và giảm trong năm 2009. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của các thị trường là không đều nhau. Nhìn chung thị trường Châu Á là thị trường có doanh thu cao nhất liên tục trong hai năm đầu kế đến là thị trường Châu Âu. Nhưng sang năm 2009, cả 2 thị trường Châu Á và thị trường khác đều có một sự sụt giảm doanh thu mạnh trên 55% ở mỗi thị trường, do đó doanh thu cao nhất là của thị trường Châu Âu.

Để thấy rõ hơn tốc về tốc độ tăng doanh thu của các thị trường có thể quan sát hình sau.

Hình 9: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của công ty Phương Đông trong ba năm 2007 – 2009

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)

Hình 9 thể hiện các cột doanh thu của các thị trường tăng đều trong hai năm đầu. Sang năm 2009 thị trường Châu Á và Thị Trường Khác giảm mạnh, tuy nhiên thị trường Châu Âu chỉ giảm nhẹ. Để biết rõ hơn về các yếu tố làm cho doanh thu của công ty tăng hoặc giảm trên các thị trường thì chúng ta sẽ đi sâu thêm vào phân tích từng thị trường, phân tích doanh thu theo từng mặt hàng thủy sản, và phân tích doanh thu của từng quốc gia thuộc thị trường đó. Trước tiên hãy phân tích ở thị trường Châu Âu.

4.1.1.1. Thị trường Châu Âu

Châu Âu là một thị trường rộng lớn với trên 799 triệu người tiêu dùng.

Châu Âu gồm 49 thị trường quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó ta thấy Châu Âu là một thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người Châu Âu có mức thu nhập bình quân và mức sống rất cao do đó đối với họ chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng hóa là hàng đầu, giá cả sẽ không đáng kể nhiều. Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức với GDP danh nghĩa cao thứ ba trên thế giới. Châu Âu được xem là một thị trường tốt đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Dưới đây là bảng tổng hợp doanh thu xuất khẩu của công ty Phương Đông sang thị trường Châu Âu trong ba năm 2007-2009

0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000

USD

2007 2008 2009

Năm

Châu Âu Châu Á

Thị Trường Khác

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty Phương Đông trong ba năm 2007-2009

Đơn vị tính: USD 2008/2007 2009/2008

Năm 2007 2008 2009

Trị Giá % Trị Giá % Châu Âu 3.581.064 6.755.909 6.193.376 3.174.845 89 (562.533) (8) Tổng 10.832.301 20.720.509 11.855.264 9.888.208 91 (8.865.245) (43)

(%) 33 33 52 32 6

(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản Phương Đông trong ba năm 2007 đến năm 2009)

Các số liệu ở bảng 5 đã thể hiện một số vấn đề sau. Doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty trên thị trường Châu Âu tăng gần gấp đôi trong năm 2008 và giảm nhẹ trong năm 2009. Doanh thu cao nhất là trong năm 2008 với giá trị là 6.775.909 USD và thấp nhất là trong năm 2007 với giá trị là 3.581.064 USD doanh thu của công ty trên thị trường Châu Âu trong năm 2009 thì chênh lệch không nhiều so với năm 2008. Trong năm 2007 giá trị xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm 33% trên tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của cả công ty. Sang năm 2008 tỷ trọng này vẫn giữ nguyên 33% nhưng doanh thu thực tế trên thị trường này vẫn tăng so với năm 2007 với giá trị là 3.174.845 USD tương đương với 89% và giá trị này cũng chiếm 32% trên tổng doanh thu tăng thêm của năm 2008 so với năm 2007. Tỷ trọng của thị trường này vẫn giữ nguyên nhưng doanh thu vẫn tăng là do số tăng của doanh thu hai thị trường còn lại tương đương số tăng doanh thu của thị trường Châu Âu. Năm 2009 thì doanh thu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chỉ giảm ở mức nhỏ 8% với giá trị là 562.533 USD và con số này chỉ chiếm 6% của tổng giá trị giảm xuống của các thị trường trong năm 2009 so với năm 2008.

Sự gia tăng của doanh thu xuất khẩu cũng đi kèm với sự tăng lên của các thị trường thuộc Châu Âu. Như giới thiệu ở trên Châu Âu gồm có 49 quốc gia với trên 799 triệu người tiêu dùng, do đó nếu có sự tăng thêm một thị trường thì doanh thu của công ty cũng sẽ tăng đáng kể. Dưới đây là bảng doanh thu của từng quốc gia ở thị trường Châu Âu của công ty Phương Đông trong ba năm 2007 – 2009.

Thị trường

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Phương Đông sang các quốc gia Châu Âu trong 2007-2009

Đơn vị tính:USD

2007 2008 2009

Năm

Trị giá (%) Trị giá (%) Trị giá (%)

Bỉ 452.707 13 338.629 5 241.030 4

Ba Lan 226.275 6 300.000 4 - -

Bungary 41.488 2 250.381 4 110.964 2

Đức 1.870.791 52 4.236.994 63 3.659.128 59

Pháp 119.906 3 - - - -

Hà Lan 123.530 3 202.170 3 55.200 1

Malta 26.538 1 22.780 0 52.500 1

Tây Ban Nha 99.281 3 207.613 3 769.681 12

Thụy Điển 294.720 8 238.130 4 324.680 5

Thụy Sĩ 325.828 9 177.330 3 62.994 1

Cộng Hòa Síp - - 101.680 1 - -

Ý - - 125.120 2 - -

Hy Lạp - - 185.090 3 191.230 3

Thổ Nhĩ Kỳ - - 101.512 2 - -

UK - - 66.890 1 40.599 1

Litva - - 201.590 3 567.530 9

Ireland - - - - 28.490 -

Bồ Đào Nha - - - - 56.100 1

Nga - - - - 33.250 1

TỔNG: 3.581.064 100 6.755.909 100 6.193.376 100 (Nguồn:Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia Châu Âu của công ty

Phương Đông)

Qua bảng 6 cho thấy rằng nguyên nhân làm cho doanh thu của công ty tăng trong ba năm gần đây cũng là do bộ phận bán hàng hoạt động có hiệu quả nên số thị trường của công ty đã tăng lên. Cụ thể là qua bảng trên ta thấy trong năm 2007 công ty đã xuất khẩu sang 10 nước Châu Âu, năm 2008 tổng số nước ở thị trường Châu Âu là 15 nước, tuy giảm đi một nước là Pháp nhưng lại tăng thêm 6 nước là Cộng Hòa Síp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, UK và Litva. Sang năm 2009 là 14 nước Châu Âu, do giảm đi 4 thị trường cũ là Ba Lan, Cộng Hóa Síp, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ tăng thêm 3 thị trường mới khác là Ireland, Bồ Đào Nha và Nga. Trong các nước thuộc Châu Âu thì Đức là một thị trường lớn của công ty với tỷ trọng về doanh thu luôn chiếm trên 50% tổng số lượng nhập khẩu của cả

thị trường Châu Âu. Trong năm 2007 giá trị nhập khẩu của thị trường Đức là 1.870.791 USD chiếm 52% tổng doanh thu xuất khẩu của thị trường Châu Âu.

Trong năm thì thị trường Bỉ chiếm vị trí thứ hai với giá trị nhập khẩu là 452.707 USD chiếm tỷ trọng 13% trong tổng doanh thu của thị trường và giảm dần qua các năm, kế đến là hai thị trường Thụy Sĩ và Thụy Điển với tỷ trọng 9% và 8%, sau đó là thị trường Ba Lan chiếm 6%. Sang năm 2008 thì doanh thu trên các thị trường không có sự thay đổi lớn, Đức và Bỉ vẫn là hai nước chiếm tỷ trọng cao nhất, doanh thu xuất khẩu của thị trường Đức đạt 4.236.994 USD chiếm 63%

tổng doanh thu của thị trường Châu Âu và cũng là năm đạt doanh thu cao nhất của thị trường này. Thị trường Bỉ tuy xếp vị trí thứ nhì nhưng chiếm tỷ trọng không cao chỉ có 5%, kế đến là Ba Lan, Bungary và Thụy Điển cùng chiếm 4%.

Trong năm xuất hiện thêm một số thị trường mới trong đó nổi bậc là Litva, tuy mới xuất khẩu sang thị trường này nhưng doanh thu của công ty trên thị trường này cũng đạt được giá trị khá cao là 201.590 USD. Năm 2008 ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, do đó đã xảy ra hiện tượng kẹt cảng và kẹt công ten nơ khi giao hàng đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và của công ty nói riêng. Bên cạnh đó một nguyên nhân khác cũng gây khó khăn cho việc xuất khẩu của công ty là do các nước trong liên minh Châu Âu tăng cường buôn bán với nhau.Vào những tháng cuối 2008 thì nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng, nên thu nhập cuả người dân sẽ giảm đi và do đó một số công ty sẽ giảm nhập khẩu. Điều này đã làm cho doanh thu xuất khẩu của công ty sang hầu hết các nước Châu Âu đều bị giảm, chỉ có 4 nước là Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hy Lạp và Litva là có doanh thu tăng, trong đó Tây Ban Nha và Litva đã vươn lên vị trí thứ hai và thứ ba sau Đức với tỷ trọng 12% và 9%.

Doanh thu xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng của doanh thu của từng mặt hàng sản phẩm xuất sang thị trường này. Do đó, để đánh giá rõ hơn về doanh thu xuất khẩu của công ty thì hãy xét về doanh thu xuất khẩu của từng mặt hàng vào thị trường Châu Âu. Dưới đây là bảng cơ cấu doanh thu theo từng mặt hàng của thị trường Châu Âu.

Bảng 7: Cơ cấu về doanh thu xuất khẩu theo từng mặt hàng Ở thị trường Châu Âu của công ty trong 2007-2009

Đơn vị tính: USD 2008/2007 2009/2008 Năm

Sản phẩm

2007 2008 2009

Trị giá (%) Trị giá (%) Chả cá 60.290 201.590 600.600 141.300 234 399.010 198 Cá tra 3.520.771 6.452.639 5.592.596 2.931.868 83 (860.043) (13) Tổng 3.581.061 6.654.229 6.193.196 3.073.168 86 (461.033) (7) (Nguồn: Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu của công ty Phương Đông trong ba

năm 2007-2009)

Từ bảng 7 có thể thấy mặt hàng cá tra đông lạnh là mặt hàng được người dân Châu Âu ưa thích. Trong năm 2007 doanh thu của mặt hàng cá tra đông lạnh là 3.520.771 USD chiếm khoảng 99% trên tổng doanh thu xuất khẩu của toàn thị trường Châu Âu. Sang năm 2008 doanh thu của mặt hàng này đạt giá trị 6.452.639 USD tăng 2.931.868 USD con số này cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của mặt hàng này là rất cao tương đương 83% so với năm 2007. Sang năm 2009 thì doanh thu của mặt hàng cá tra đông giảm nhẹ trở lại với giá trị là 5.592.596 USD tức là giảm 860.043 USD với giá trị tương đối là 13% so với năm 2008. Do cá tra là loại cá được nuôi chủ yếu ở Châu Á, người Châu Âu chưa biết đến nên khi dùng họ thấy rất ngon và hợp khẩu vị. Với lại cá tra đông lạnh được chế biến thành nhiều chủng loại sản phẩm, khi mua về chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng nên rất được người Châu Âu ưa chuộng. Trong ba năm qua thì doanh thu xuất khẩu từ mặt hàng chả cá tăng đều nhưng giá trị là không nhiều.

Năm 2007 thì doanh thu của mặt hàng này chỉ đạt 60.290 USD, và sang năm 2008 và 2009 thì doanh thu xuất khẩu của mặt hàng chả cá tăng khoảng 200%

mỗi năm nhưng giá trị vẫn chưa nhiều và chỉ chiếm tỷ trọng 3% trong năm 2008 và 10% trong năm 2009 trong tổng doanh thu của thị trường này. Tuy chả cá là mặt hàng mà công ty sản xuất từ rất lâu nhưng chủ yếu cung cấp ở thị trường Châu Á vì Surimi có nguồn gốc từ Châu Á. Do bị ảnh hưởng bởi những vụ kiểm tra phát hiện sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam khác không đạt chất lượng nên mặt hàng chả cá của Việt Nam bị mất uy tín phần nào. Tuy vậy, doanh

thu của mặt hàng này trên thị trường Châu Âu vẫn tăng nhanh cho thấy một dấu hiệu rất tốt để phát triển sản phẩm chả cá trên thị trường Châu Âu trong thời gian tới.

Thị trường Châu Âu là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng với doanh thu xuất khẩu trên thị trường này tăng liên tục. Tuy nhiên Châu Âu cũng là một nhà nhập khẩu tương đối khó khăn với những chỉ tiêu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thật khắt khe. Do đó công ty nếu muốn tiếp tục tăng doanh thu và thị phần trên thị trường Châu Âu thì phải thâm nhập sâu thêm vào những quy định về nhập khẩu hay về quản lý chất lượng hay thuế bảo hộ và một yếu tố cũng rất quan trọng đó là tập quán ăn uống của người dân Châu Âu để từ đó tăng thêm sản phẩm nhập khẩu vào thị truờng này. Do không bị ràng buộc về giá cả nên Châu Âu luôn là thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn muốn vươn tới và ngày càng mở rộng thị trường. Ngoài ra xu hướng về thực phẩm hiện nay là thủy sản, bởi vì các các mặt hàng thịt thì bị nhiễm bệnh, gia cầm và heo thì bị cúm vì vậy dự đoán trong tương lai lượng cầu về mặt hàng thủy sản sẽ rất lớn. Dự đoán sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành này. Sự cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng thêm gay gắt hơn. Do đó, để nắm bắt kịp xu hướng đó công ty phải đề ra những hướng đi mới, những chiến lược mới để có thể đứng vững được trên thị trường EU. Sản phẩm của công ty chưa có thương hiệu nên cho dù sản phẩm có đạt chất lượng cao khi nhập khẩu vào thị trường khó tính này sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng không tốt của một số doanh nghiệp khác. Các nhà nhập khẩu thủy sản của EU là những nhà thương mại, họ mua hàng của doanh nghiệp rồi bán lại cho các xí nghiệp chế biến và hệ thống siêu thị làm cho thương hiệu của thủy sản Việt Nam ngày càng lu mờ và sẽ rất khó xây dựng thương hiệu riêng. Ngoài hình thức tham gia hội chợ thủy sản quốc tế tại Brussels diễn ra vào tháng 5 hàng năm thì công ty vẫn chưa có hình thức tiếp thị có hiệu quả tại thị trường EU. Hiện nay công ty đã thâm nhập được hai kênh phân phối thủy sản của Châu Âu: một là bán cho các tập đoàn thương mại của Châu Âu, hai là cung cấp cho các tập đoàn chế biến thực phẩm từ đó họ phân phối lại cho người tiêu dùng.

4.1.1.2.Thị trường Châu Á

Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản hàng đầu thế giới đặc biệt là Nhật Bản, bên cạnh đó thì Hàn Quốc, Singapore…cũng nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam. Người dân Châu Á ưa thích các món ăn được chế biến từ thủy sản. Vì vậy đây là một thị trường rất lớn đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Dưới đây là bảng doanh thu của công ty trên thị trường Châu Á trong ba năm 2007-2009.

Bảng 8: Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Á của công ty trong ba năm 2007 – 2009

Đơn vị tính: USD 2008/2007 2009/2008 Năm

Thị

trường 2007 2008 2009 Trị giá % Trị giá %

Châu Á 5.126.661 8.385.381 3.514.328 3.258.720 64 (4.871.053) (58) Tổng 10.832.301 20.720.509 11.855.264 9.888.208 91 (8.865.245) (43)

Tỷ trọng(%) 47 40 30 33 55

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)

Qua bảng 8 có thể thấy rằng Châu Á là một thị trường quan trọng của công ty với doanh thu trên 3 triệu USD mỗi năm, tỷ trọng về doanh thu của thị trường Châu Á chiếm 47% tổng doanh thu năm 2007, 40% năm 2008 và 30%

năm 2009. Tuy tỷ trọng về doanh thu trên thị trường Châu Á giảm dần nhưng xét về giá trị là không giảm. Doanh thu thị trường Châu Á năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.258.720 USD tương đương với 64% tổng doanh thu năm 2007, và mức tăng doanh thu ở thị trường này chiếm 33% mức tăng của tất cả các thị trường.

Năm 2009 doanh thu trên thị trường Châu Á đạt 3.514.328 USD tức là giảm 58%

so với năm 2008 với giá trị là 4.871.053 USD.

Doanh thu xuất khẩu trên thị trường Châu Á tăng hay giảm còn bị chi phối bởi doanh thu cuả từng thị trường ở Châu Á. Do đó, để thấy rõ hơn nguyên nhân của sự tăng, giảm doanh thu trên thị trường này, ta phân tích doanh thu của từng thị trường quốc gia Châu Á.

Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường Châu Á của công ty trong ba năm 2007-2009.

Đơn vị tính: USD

2007 2008 2009

Năm

Thị trường Trị giá (%) Trị giá (%) Trị giá (%)

Hồng Kông 200.010 4 206.045 2 - -

Israel 23.040 0 378.367 5 266.375 8

Libang 29.450 1 - - - -

Malaysia 618.846 12 1.277.988 15 188.722 5

Jordan 395.850 8 1.161.263 14 - -

Philipines 116.398 2 616.588 7 186.290 5

Singapore 1.447.616 28 2.286.312 27 1.267.251 36

Thái Lan 32.816 1 149.105 2 71.450 2

Hàn Quốc 394.672 8 579.037 7 653.926 19

Trung Quốc 344.983 7 72.720 1 442.730 13

Nhật 1.522.980 30 1.344.412 16 182.193 5

Taiwan - - 313.544 4 171.031 5

Ả Rập Xê Út - - - - 44.460 1

Indonesia - - - - 39.900 1

TỔNG: 5.126.661 100 8.385.381 100 3.514.328 100 (Nguồn:Bảng kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia Châu Á của công ty Phương Đông)

Từ bảng 9 có thể biết thị trường Châu Á nhìn chung là một thị trường tương đối ổn định đối với công ty, số lượng và doanh thu xuất khẩu sang các thị trường này vẫn giữ được mức tăng giảm đều đặn, số thị trường mất đi rất ít. Năm 2007 công ty đã xuất khẩu sang 11 nước thuộc Châu Á. Trong năm 2007 thì Nhật chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu là 30% với giá trị là 1.522.980 USD, kế đến là Singapore và Malaysia. Ta thấy đây là những thị trường có nền kinh tế lớn ở Châu Á và người dân cũng có thói quen sử dụng thực phẩm chế biến nhiều đặc biệt là sản phẩm Surimi, do đó doanh thu trên các thị trường này là tương đối rất cao. Năm 2008 thì số thị trường của công ty trên thị trường Châu Á là 11 nước có thêm Đài Loan nhưng lại mất đi thị trường LiBang. Ta thấy

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY sản của CÔNG TY TNHH THỦY sản PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)