-Tài liệu sơ cấp: thu thập từ việc trao đổi trực tiếp và các ý kiến đóng góp của các cô chú cán bộ trong đơn vị
-Tài liệu thứ cấp: số liệu của Công ty cổ phần Xi măng Tây Đô qua 3 năm 2009 – 2011 được thu thập từ hồ sơ lưu trữ tại phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức và các tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, internet,…
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Có nhiều phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh , tùy theo đối tượng phân tích mà ta áp dụng các phương pháp cho phù hợp nhằm xác định được hiệu quả của hoạt động kinh doanh, từ đó có các biện pháp phù hợp để cải thiện những hạn chế và phát huy tối đa khả năng và nguồn tiềm lực hiện có, đó là các nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài mà tất cả các công ty phải thực hiện. Thông thường họ sử dụng phương pháp so sánh để phân tích. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và một số phương pháp khác phù hợp với đối tượng được phân tích.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh a, Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở(chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản phù hợp với nhiều loại đối tượng phân tích. Do đó nó được sử dụng phổ biến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh
b, Nguyên tắc so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn để so sánh thường là:
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
- Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
- Các thông số thị trường.
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải:
- Phù hợp về yếu tố không gian, thời gian.
- Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
- Có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
c, Các phương pháp so sánh
Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở). Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa kỳ thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước.
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị,...số tuyệt đối là cơ sơ để tính các chỉ số khác.
Phương pháp số tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của các chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các công thức sau:
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế(TT) / số kế hoạch(KH) - Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = số thực tế - số kế hoạch - Tỷ lệ năm sau so với năm trước = (số năm sau – số năm trước) / số năm trước
- Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau – số năm trước 2.2.2.2. Phương pháp phân tích thay thế liên hoàn
a, Khái niệm
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định những nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
b, Các bước thực hiện:
Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 3 bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc Đối tượng phân tích được xác định là
Q1 – Q0 = ΔQ
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
Để xác định nhân tố lượng trước, nhân tố chất sau, giả sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q (có thể các nhân tố có quan hệ tổng, thương, hiệu với chỉ tiêu) và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất, chúng ta thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố sau:
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 Kỳ gốc : Q0 = a0 x b0 x c0
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trinh tự sắp xếp ở bước 2
Thay thế lần 1: a1 x b0 x c0 Thay thế lần 2: a1 x b1 x c0 Thay thế lần 3: a1 x b1 x c1
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ kỳ gốc
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước(lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là ΔQ
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức ảnh hưởng của nhân tố a: a1 x b0 x c0 - a0 x b0 x c0 = Δa Mức ảnh hương của nhân tố b: a1 x b1 x c0 - a1 x b0 x c0 = Δb Mức ảnh hưởng của nhân tố c: a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0 = Δc
Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số:
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Thể hiện bằng phương trình: Q = b a.c
Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1=
1 1
b a .c1
Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0=
0 0
b a .c0
Q = Q1 – Q0: đối tượng phân tích.
Q =
1 1
b a .c1 -
0 0
b
a .c0 = a+b+c: tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c.
a) Thay thế nhân tố “a”:
Ta có: a =
0 1
b a .c0 -
0 0
b
a .c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a”.
b) Thay thế nhân tố “b”:
Ta có: b =
1 1
b a .c0 -
0 1
b
a .c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b”.
c) Thay thế nhân tố “c”:
Ta có: c =
1 1
b a .c1 -
1 1
b
a .c0: mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c”.
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Q = a+b+c =
1 1
b a .c1 -
0 0
b a .c0
= Q : Đối tượng phân tích.
CHƯƠNG 3