CHƯƠNG 4:KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Trong kinh doanh, việc theo dõi tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một việc làm hết sức cần thiết do đây là khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng rất lớn trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên để dễ dàng hơn trong việc nắm bắt tình hình nhu cầu của thị trường về sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của công ty mình thì việc phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm là một điều cần thiết.
Riêng đối với Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ, sản lượng và doanh số bán mặt hàng xăng dầu của Công ty theo cơ cấu sản phẩm được thể hiện rõ trong bảng 7 và bảng 8.
Bảng7: SẢN LƯỢNG XĂNG DẦU TIÊU THỤ THEO CƠ CẤU SẢN PHẨM (2007-2009)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008 so với 2007
Chênh lệch 2009 so với 2008 Chỉ tiêu ĐVT
Sản lượng
Tỷ trọng
(%)
Sản lượng
Tỷ trọng
(%)
Sản lượng
Tỷ trọng
(%)
Sản lượng Tỷ lệ
(%) Sản lượng Tỷ lệ (%)
Xăng Lit15 157,663,563 25.25 196,800,104 32.86 229,182,284 36.68 39,136,541 24.82 32,382,180 16.45 Dầu hỏa Lit15 36,019,780 5.77 32,167,323 5.37 26,196,738 4.19 (3,852,457) (10.70) (5,970,585) (18.56) Diesel Lit15 237,684,515 38.06 214,598,554 35.84 221,778,854 35.50 (23,085,961) (9.71) 7,180,300 3.35 Mazut (FO) Kg 193,113,889 30.92 155,267,247 25.93 147,604,446 23.63 (37,846,642) (19.60) (7,662,801) (4.94) Tổng cộng Lít15, kg 624,481,747 100.00 598,833,228 100.00 624,762,322 100.00 (25,648,519) (4.11) 25,929,094 4.33
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ)
Chú thích: - Lit15: đơn vị đo lường đối với sản phẩm xăng dầu.
Lit thực tế = Lit15 x Hệ số chuyển đổi.
- Hệ số chuyển đổi của từng loại sản phẩm:
Xăng: 0.984 Dầu hỏa: 0.986 Diesel: 0.9882
(Việc quy đổi ra Lit thực tế còn phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ tại thời điểm quy đổi)
Đơn vị tính: đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008 so với
2007
Chênh lệch 2009 so với 2008
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%)
Xăng 794,431,126,760 20.44 1,396,844,297,389 32.57 1,890,004,254,243 39.54 602,413,170,629 75.83 493,159,956,854 35.31 Dầu hỏa 222,842,766,987 5.73 259,762,962,701 6.06 262,143,867,091 5.48 36,920,195,714 16.57 2,380,904,390 0.92 Diesel 1,323,009,219,369 34.04 1,625,507,279,768 37.90 1,638,928,277,535 34.29 302,498,060,399 22.86 13,420,997,767 0.83 Mazut (FO) 1,546,229,807,516 39.78 1,006,676,372,713 23.47 989,221,119,652 20.69 (539,553,434,803) (34.89) (17,455,253,061) (1.73) Tổng cộng 3,886,512,920,632 100.00 4,288,790,912,571 100.00 4,780,297,518,521 100.00 402,277,991,939 10.35 491,506,605,950 11.46
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ)
Nhìn chung trong những năm qua, doanh thu mặt hàng xăng dầu của Công ty tăng lên đáng kể.
Năm 2007 tổng doanh số bán đạt 3,886.51 tỷ đồng. Trong đó mặt hàng xăng đạt 794.43 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20.44% tổng doanh số bán trong năm.
Mặt hàng có tỷ trọng cao nhất là Mazut chiếm tỷ trọng 39.78% với số tiền là 1,546.22 tỷ đồng, kế đó là Diesel đạt 1,323 tỷ đồng chiếm 34.04% so với tổng doanh số bán.
Đối với năm 2008, nhìn chung thì sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có sự giảm sút so với năm 2007, riêng mặt hàng xăng có lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể với tốc độ tăng là 24.82%, chiếm tỷ trọng 32.86% trong tổng lượng tiêu thụ sau Diesel với tỷ trọng là 35.84%. Lượng tiêu thụ mặt hàng xăng tăng là do xăng chủ yếu được dùng cho xe ô tô và xe máy, trong khi đó lượng xe máy tại Cần Thơ hiện nay tăng lên đáng kể do các hãng xe đã tung ra thị trường những dòng xe mới với kiểu dáng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là các dòng xe tay ga. Thêm vào đó, năm 2008 là năm chính thức thực thi Nghị định số 36 của Chính phủ ban hành năm 2001 về việc cấm các loại xe tự chế, xe thô sơ lưu hành đã làm giảm đáng kể các phương tiện chuân chuyển hàng hóa bằng phương tiện kéo, đẩy bằng sức người mà thay vào đó hàng hóa được vận chuyển bằng các loại xe ô tô có tải trọng nhỏ. Những điều này đã làm cho nhu cầu sử dụng xăng tăng theo.
Đối với Mazut, lượng tiêu thụ giảm sút do đây là mặt hàng chủ yếu được bán cho khách hàng công nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do có sự phát triển của khoa học công nghệ nên phần lớn các cơ sở, chế xuất là khách hàng của Công ty đã chuyển sang sử dụng các loại máy móc hoạt động bằng nhiên liệu khác ít chi phí hơn để thay thế. Thêm vào đó thị trường xăng dầu ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện đã làm giảm đáng kể lượng tiêu thụ của Công ty. Tổng lượng tiêu thụ xăng dầu của Công ty năm 2008 chỉ còn 598,833,228 (lit15, kg FO), giảm 4.11% so với năm 2007.
Năm 2009 lượng tiêu thụ Dầu hỏa và FO tiếp tục giảm. Sản lượng tiêu thụ Dầu hỏa chỉ còn 26,196,738 lit15 chỉ chiểm 4.19% tổng sản lượng năm 2009, giảm 18.56% so với năm 2008. Do Dầu hỏa là loại nhiên liệu được dùng trong dân dụng mà phần lớn được sử dụng nhiều trong sinh hoạt nay đã được
thay thế nhiều bởi Gas và một số loại khí đốt khác. Đối với FO, năm 2009 sản lượng tiêu thụ đã giảm đi 4.94% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng chỉ bằng 23.63 tổng lượng tiêu thụ trong năm. Lượng tiêu thụ Xăng tiếp tục tăng lên 16.45% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng cao nhất là 36.68% trong tổng lượng tiêu thụ. Diesel cũng tăng nhưng không cao với tốc độ tăng là 3.35% với lượng là 221,778,854 lit15.
Tuy sản lượng tiêu thụ giảm mạnh năm 2008 và tăng nhẹ năm 2009 nhưng nhìn chung tổng doanh số bán đều tăng qua các năm do giá cả của các mặt hàng này đều tăng lên trong những năm qua.
4.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán hàng
Việc theo dõi tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng rất có ý nghĩa đối với Công ty. Bởi qua đó ta có thể thấy được nhu cầu của khách hàng ở từng phương thức bán hàng, giúp Công ty có thể dễ dàng định ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể, khắc phục những yếu kém, phát huy tốt những thế mạnh trong kinh doanh.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo phương thức bán hàng được thể hiện rõ trong bảng 9.
Bảng 9: DOANH SỐ BÁN THEO PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG (2007-2009)
Đơn vị tính: ngàn đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008 so
với 2007
Chênh lệch 2009 so với 2008 Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Xuất bán trực tiếp 1,586,867,837 40.83 1,628,584,138 37.97 2,073,830,124 43.38 41,716,301 2.63 445,245,986 27.34 1. Xuất bán trực tiếp nội địa 685,820,629 43.22 817,564,469 50.20 945,519,359 45.59 131,743,840 19.21 127,954,890 15.65 - Bán buôn trực tiếp 303,467,517 44.25 317,771,560 38.87 337,776,571 35.72 14,304,043 4.71 20,005,011 6.30 - Bán buôn cho tổng đại lý 27,126,949 3.96 30,937,986 3.78 41,741,900 4.41 3,811,037 14.05 10,803,914 34.92 - Bán buôn cho đại lý 226,847,524 33.08 286,217,424 35.01 333,723,272 35.30 59,369,900 26.17 47,505,848 16.60 - Bán lẻ 128,378,637 18.72 182,637,498 22.34 232,277,614 24.57 54,258,861 42.26 49,640,116 27.18 2.Bán xuất khẩu, tái xuất 901,047,207 56.78 811,019,668 49.80 1,128,310,764 54.41 (90,027,539) (9.99) 317,291,096 39.12 Xuất bán nội bộ 2,299,645,083 59.17 2,660,206,773 62.03 2,706,467,394 56.62 360,561,690 15.68 46,260,621 1.74 1. Xuất bán nội bộ Tổng công ty 1,777,473,829 77.29 1,994,701,916 74.98 1,875,087,349 0.07 217,228,087 12.22 (119,614,567) (6.00) 2. Xuất bán nội bộ Công ty 522,171,253 22.71 665,504,857 25.02 831,380,044 0.03 143,333,604 27.45 165,875,187 24.92 Tổng cộng 3,886,512,920 100.00 4,288,790,911 100.00 4,780,297,518 100.00 402,277,991 10.35 491,506,607 11.46
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ)
Xét về phương thức bán hàng, hiện nay Công ty Công ty thực hiện hai phương thức bán chủ yếu là xuất bán trực tiếp bao gồm xuất bán trực tiếp nội địa và bán xuất khẩu, tái xuất và xuất bán nội bộ.
Năm 2007, xuất bán buôn trực tiếp là 1,586.86 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 40.83% tổng doanh thu, 59.17% tổng doanh thu còn lại là của xuất bán nội bộ với số tiền là 2,299.64 tỷ đồng. Tỷ trọng của xuất bán nội bộ là khá cao, cao hơn 18,34% so với xuất bán trực tiếp. Tỷ lệ này cần được cải thiện theo chiểu hướng tăng xuất bán trực tiếp cao hơn so với xuất bán nội bộ. Do lượng hàng Công ty xuất bán nội bộ cho Tổng công ty và Công ty được bán với giá vốn vì thế không làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Năm 2008, con số chênh lệch tỷ trọng giữa xuất ban trực tiếp và xuất bán nội bộ đã tăng lên đến 24.06% với 62.03% cho xuất bán nội bộ và 37.97% cho xuất bán trực tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm này tình hình kinh tế chính trị tại các nước xuất khẩu dầu có nhiều biến động đẩy giá xăng dầu lên cao đã khiến cho việc nhập khẩu xăng dầu vào trong nước của Tổng Công ty gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu về xăng dầu lại tăng lên, buộc các công ty trực thuộc xuất lượng hàng dự trữ của mình bán cho các đơn vị nội bộ để giải quyết nhu cầu trước mắt về hàng hóa. Đến năm 2009 tình hình có cải thiện hơn, doanh số bán trực tiếp đạt tới 2,073.83 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 43,38%; xuất bán nội bộ là 2,706.46 tỷ đồng có tỷ trọng là 56.62%, mức chênh lệch là 13.24%.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ