PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY XĂNG dầu tây NAM bộ (Trang 49 - 71)

CHƯƠNG 4:KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY

5.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

5.2.1.1. Môi trường kinh tế

Việc phân tích môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty do môi trường kinh tế trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh của Công ty và có thể trở thành cơ hội hoặc thách thức đối với Công ty.

Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoản tài chính của một số nền kinh tế lớn năm 2008 đã đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và có tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội Việt Nam.

Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở nước ta khoảng 22.97%, cao hơn nhiều so với mức Quốc hội đề ra là dưới 9.5-9%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam chỉ đạt 6.18%, thấp hơn mức trên 7.5-8% Quốc hội đã đề ra. Do tình hình lạm phát trong nước tăng cao đã khiến Chính phủ thực hiện những biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chính, cùng với sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho việc tăng trưởng kinh tế chậm lại so dự kiến.

Trong bối cảnh không thuận lợi đó, Chính phủ đã có những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn sự suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Ngày 19/06/2009 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội Khóa XII đã ra quyết định số 32/2009/QH12 điều chỉnh mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009: “Tập trung cao độ mọi nổ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó, mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế”. Đến cuối năm 2009, nước ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế và đạt được những thành quả đáng kể.

Bảng 10: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC NĂM 2009 (Theo giá so sánh năm 1994)

Đơn vị tính: % Năm 2008 Năm 2009

Tổng số 6.18 5.32

Phân theo khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4.07 1.83

Công nghiệp và xây dựng 6.11 5.52

Dịch vụ 7.18 6.63

Phân theo quý trong năm

Quý I 7.49 3.14

Quý II 5.72 4.46

Quý III 5.98 6.04

Quý IV 5.89 6.09

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam nước ta đã bắt đầu chủ trương hội nhập cùng nền kinh tế thế giới và chủ trương này ngày càng được đẩy mạnh. Cho đến năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc. Đặc biệt là Việt Nam đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, và là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Với những nổ lực này của Chính phủ, trong những năm qua Việt Nam đã từng bước hội nhập cùng kinh tế thế giới và đã gặt hái được nhiều thành quả trong việc thu hút đầu tư.

Bảng 11: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

Đơn vị: tỷ USD Năm FDI đăng ký FDI giải ngân

2006 12 4

2007 21.3 8

2008 71.7 11.5

2009 21.48 10

2010 (dự kiến) 22-25 11

(Nguồn: số liệu được lấy theo bài FDI năm nay có thể đạt 25 tỷ USD, VnExpress 18/01/2010)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng gióp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên giá trị giải ngân vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá trị đầu tư đăng ký. Nguyên nhân chủ yếu hiện nay là do tình trạng tham nhũng vẫn không được cải thiện và luôn bị xếp ở mức độ cao của thế giới, cùng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng đã gây nhiều khó khăn trong việc thực thi đầu tư.

Năm 2008, số cam kết đâu tư trực tiếp nước ngoài là 61 tỷ đô la Mỹ, đây là một con số cao kỷ lục kể từ khi mở cửa và Việt Nam hiện đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam đã bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn là nền kinh tế hỗn hợp. Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị trường hóa thì sự can thiệp của Nhà Nước vào nền kinh tế còn ở mức cao. Nhà nước hiện còn đang sử dụng các biện pháp quảng lý giá cả theo kiểu hành chính: yêu cầu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than.

Cùng với sự phát triển của cả nước, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang từng bước phát triển. Năm 2009, vùng ĐBSCL đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất nước là 10,08%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 973 USD/người/năm, tăng 9.33% so với năm 2008. Giá trị sản xuất toàn vùng đạt khoảng 302,965 tỷ đồng, tăng 11.47% so với năm 2008. ĐBSCL đạt được tốc độ tăng trưởng cao mặc dù nước ta chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu do ĐBSCL là khu vực ít chịu ảnh hưởng của lạm phát nên không cần điều chỉnh chỉ tiêu, các tỉnh, thành trong khu vực đã cố gắn đạt được tốc độ tăng trưởng chung cho cả vùng cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (5.2%).

Riêng đối với T.P Cần Thơ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục- đào tạo, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước. Năm 2008, tổng thu ngân sách đạt 3,782.1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1,444 USD, tỷ lệ hộ nghèo là 6.04%. Trong năm 2009, giá trị sản xuất của Cần Thơ đạt 15,258 tỷ đồng, tăng 8.94% ; giá trị tăng thêm của GDP là 6,327 tỷ đồng, tăng 7.82% so với năm 2008; tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố được 10,780 tỷ đồng; tổng thu ngân sách Nhà nước được 1,986 tỷ đồng, toàn thành phố năm 2009 có thêm 710 doanh nghiệp mới với vốn đăng ký kinh doanh 2,563 tỷ đồng…

Về cơ sở hạ tầng: Năm 2008, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ đã cấp giây chứng nhận đầu tư cho dự án xây dựng nhà máy lọc dầu tại khu Công nghiệp Ô Môn, Quận Ô Môn, TP. Cần thơ, với diện tích là 250 ha. Dự án có vốn đăng ký lên tới 8,608 tỷ đồng (538 triệu USD). Mục tiêu của dự án là sản xuất xăng LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) - một loại nhiên liệu sạch, giá rẻ giành cho xe ô tô và xe máy; dầu Diesel; naphtha nhẹ. Dự án có công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm.

Ngày 28 tháng 12 năm 2009, khởi công dự án kên Quang Chánh Bố, khơi dòng tàu lớn vào ĐBSCL, sẽ có 70-80% lượng hàng xuất khẩu từ miền tây được chuyển đi xuất khẩu mà không cần phải đi đường vòng như trước nữa. cũng trong năm này dự án nạo vét luồng Định An để thông luồng sông Hậu, tàu 10,000 tấn có thể ra vào dễ dàng, Cảng biển quốc tế Cái Cui cũng đã được khởi công.

Đặc biệt vào cuối tháng 4 năm 2010, cầu Cần Thơ chính thức được thông xe, đây là một công trình lớn mang tầm chiến lược quốc gia và có ảnh hưởng lớn, tích cực đến kinh tế ĐBSCL mà trực tiếp nhất là đối với việc phát triển kinh tế Cần Thơ trong tương lai.

Nhìn chung, với tình hình kinh tế của nước ta cùng với điều kiện phát triển kinh tế của TP. Cần Thơ như hiện nay sẽ mang lại nhiều cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa ngành xăng dầu nói chung và Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ nói riêng. Vì xăng dầu là mặt hàng không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và vận tải.

5.2.1.2. Các yếu tố về chính trị và pháp luật

Xét về chính trị-và pháp luật thì đây là yếu tố rất quan trọng trong việc vạch ra chiến lược cho Công ty vì phần lớn lượng xăng dầu được nhập từ nước ngoài và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi sự điều tiết của pháp luật và những quy định về việc kinh doanh xăng dầu.

a) Về chính trị:

Hiện nay tình hình chính trị thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, nhất là ở khu vực Trung Đông, tình hình bạo loạn vẫn còn tiếp tục diễn ra gây khó khăn cho việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của những nước này.

Về phương diện trong nước, tuy tình hình thế giới có nhiều bất ổn những Nhà nước ta vẫn giữ được các mối quan hệ ngoại giao tốt với các nước xuất khẩu xăng dầu sang Việt Nam đặc biệt là các nước Châu Á do đó lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam vẫn được đảm bảo vừa đáp ứng cho dự trữ nhiên liệu quốc gia vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

b) Về pháp luật:

 Ngày 06/04/2007 Chính phủ ban hành Nghị Định số 55/2007/NĐ-CP về việc kinh doanh xăng dầu và có hiệu lực thực hiện ngày 30/04/2007 để thay thế toàn bộ Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu đã được ban hành theo Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/09/2003

Nghị định 55/2007/NĐ-CP có những nội dung chủ yếu được điều chỉnh sau:

Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá, khoảng 1, 2 ngày trước khi tăng giá, doanh nghiệp phải đăng ký với liên Bộ Thương mại - Tài chính. Quyết định này đã được thực hiện vào ngày 20/04/2007.

Nhà nước không bù lỗ mặt hàng xăng nữa kể từ năm 2008. Như vậy các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Trong Nghị định còn nêu rõ: một doanh nghiệp chỉ được làm đại lý cho một doanh nghiệp đầu mối và phải treo logo của công ty đầu mối đã tạo điều kiện cho công ty tăng sản lượng...

 Về thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu, Chính phủ cũng đã tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đầu mối thuận lợi hơn trong nhập khẩu xăng dầu bằng cách lien tục điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu theo giá của thị trường thế giới.

Tháng 01/1010, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 837/BCT-CST thông báo về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu tương ứng với giá trên thị trường thế giới. Theo đó, khi giá dầu thô dao động từ 45 đến 60 USD/thùng thì thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với xăng, dầu hỏa, nhiên liệu bay được áp dụng là 30%, đối với diesel, mazut là 25%.

Giá dầu thô dao động từ 60 đến 75 USD/thùng thì thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với xăng, dầu hỏa, nhiên liệu bay được áp dụng là 25%, đối với diesel, mazut là 20%. Khi giá dầu thô dao động từ 75 đến 90 USD/thùng thì thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với xăng, dầu hỏa, nhiên liệu bay được áp dụng là 20%, đối với diesel, mazut là 15%.

Ngày 20/04/2010, bộ tài Chính đẫ ban hành Thông tư số 59/2010/TT- BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Trong đó thuế nhập khẩu xăng dầu chỉ còn 17%/năm, dối với diesel, dầu hỏa là 10%/năm.

5.2.1.3. Dân số

Thành phố Cần Thơ có tổng dân số là 1,187,089 người, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 49,7% nữ giới chiếm tỷ lệ 50,3%; số dân ở thành thị chiếm

65,8%, nông thôn chiếm 34.2%. So với 13 tỉnh, thành trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ là đơn vị có số dân đứng hàng thứ 10. So với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ có dân số đứng hàng thứ 4, cao hơn Thành phố Đà Nẵng.

5.2.1.4. Văn hóa xã hội

Việt nam hiện nay vẫn là một quốc gia đang phát triển, hệ thống giao thông còn nhỏ hẹp, do đó việc sử dụng xe gắn máy làm phương tiện đi lại ở Việt Nam rất phổ biến và được xem như là một nét riêng của Việt Nam.

Đối với vùng ĐBSCL, việc sử dụng xuồng ghe gắn máy và xe gắn máy làm phương tiện đi lại là một thói quen lâu đời và là nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng sông nước và mật độ này ngày một đông hơn theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng dân số của khu vực. Đây là một cơ hội tốt mà Công ty cần phải xem xét để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường.

5.2.1.5. Điều kiện tự nhiên

Tiềm năng về dầu khí của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất lớn. Nước ta có khoảng 11 mỏ dầu đang được khai thác: Rồng, Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Lan Đỏ - Lan Tây, Rạng Đông, Bunga Kekwa, Tiền Hải, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Đại Hùng. Đây là những mỏ dầu lớn và đã đóng góp một khoảng không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Đồng thời, các nàh địa chất Việt Nam và quốc tế đã xác định thềm lục địa Việt Nam có các bể trầm tích có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính-Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ có trụ sở đặt tại thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi: Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải song Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam. Có diện tích 1,389.59 km2, diện tích nội thành là 53 km2. Cần Thơ đóng vai trò là trung tâm kinh tế, hành chính của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, giáp với các tỉnh như Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang với hệ thống sông ngòi chằng chịt, mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao thương giữa các tỉnh, thành trong khu vực.

Vì lý do Cần Thơ là một vùng đất tiềm năng nên ngoài việc thuận lợi cho việc kinh doanh xăng dầu của Công ty còn mang lại cho công ty nhiều sự đe dọa từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện có và các đối thủ tiềm ẩn khác. Điều này sẽ có tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

5.2.1.6. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Trong xã hội ngày nay khi mà xã hội loài người ngày càng phát triển thì yếu tố công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng cho một quốc gia nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Đặc biệt đối với ngành xăng dầu, một ngành hàng huyết mạch của quốc gia thì việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến càng trở nên cần thiết.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông đã mang lại nhiều thuận lợi và sự hiệu quả trong việc quản lý và điều hành của doanh nghiệp kinh doanh, giúp cho việc cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác hơn tình hình thị trường xăng dầu thế giới trong điều kiện có nhiều biến đổi như hiện nay. Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, giá thường xuyên thay đổi, do đó công nghệ thông tin được xem như một công cụ hiệu quả giúp dự báo được sự biến động giá của mặt hàng xăng dầu trên thị trường, giúp công ty năm bắt được tình hình cụ thể và đưa ra những biện pháp điều chỉnh cụ thể nhằm đảm bảo kế hoạch đề ra. Việc thiết lập, cải cách hệ thống thông tin nội bộ cũng là một yếu tố cần thiết, giúp cho việc trao đổi thông tin bên trong doanh nghiệp được nhanh chóng, xuyên suốt và thống nhất.

Đối với ngành dầu khí trong nước, việc khai thác và sản xuất các sản phẩm từ dầu mỏ có tác động trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta, do đó việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ cao là điều thiết yếu bởi ngoài việc giúp tiết kiệm được chi phí còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường tự nhiên, hạn chế sự phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài trong việc tạo ra sản phẩm.

Tuy Việt Nam là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ ba khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài.

Một điều đáng khả quan cho ngành công nghiệp dầu mỏ ở trong nước là hiện nay nước ta đã xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quốc sẽ cung cấp khoảng 30% nhu cầu xăng dầu thị trường Việt Nam. Hiện nay, Tổng Công ty dầu khí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY XĂNG dầu tây NAM bộ (Trang 49 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)