VẬN DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH SWOT TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY XĂNG dầu tây NAM bộ (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 4:KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY

5.3. VẬN DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH SWOT TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

5.3.1. Lập ma trận SWOT

a) Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ

Điểm mạnh (S)

 Uy tín của thương hiệu

 Sự đoàn kết, phối hợp tốt trong nội bộ Công ty

 Nguồn nhân lực dồi dào, chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm

 Nhân viên có thần trách nhiệm cao, toàn tâm với Công ty

 Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh lớn và hiện đại

 Ứng dụng công nghệ thông tác quản lý

 Nguồn vốn của Công ty mạnh

 Có mối quan hệ tốt với khách hàng

Điểm yếu (W)

 Phương tiện vận tải xăng dầu chủ yếu được thuê từ các công ty vận tải khác.

 Hoạt động marketing còn kém

 Còn phụ thuộc vào Tổng Công ty

 Chi phí cho việc kinh doanh còn cao b) Liệt kê cơ hội và thách thức

Cơ hội (O)

 ĐBSCL là thị trường còn rất tiềm năng

 Nhu cầu về xăng dầu là rất lớn và ổn định

 Kỹ thuật công nghệ đối với ngành ngày càng phát triển

 Quy chế về kinh doanh xăng dầu rất thông thoáng

 Nền kinh tế vĩ mô trong nước đang dần ổn định và phát triển

 Các nhà máy lọc dầu trong nước được xây dựng

 Thu nhập bình quân của người dân càng cao

 Thói quen đi lại bằng xuồng máy và xe gắn máy

Đe dọa (T)

 Tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động

 Giá cả xăng dầu còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới

 Quản lý kinh doanh xăng dầu còn nhiều kẻ hở, môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh

 Xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh nhập ngành

 Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh có vốn đầu tư nước ngoài

 Nguy cơ về sản phẩm thay thế

Các yếu tố về cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu được kết hợp bằng ma trận SWOT, cụ thể trong bảng 17.

Bảng 17: MA TRẬN SWOT - CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ Các điểm mạnh (S)

1: Uy tín của thương hiệu.

2: Nguồn vốn của Công ty mạnh.

3: Nguồn nhân lực dồi dào, chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm.

4: Sự đoàn kết, phối hợp tốt trong nội bộ Công ty.

5: Nhân viên có thần trách nhiệm cao, toàn tâm với Công ty.

6: Ứng dụng công nghệ thông tác quản lý, phân tích, dự báo.

7: Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh lớn và hiện đại.

8: Quan hệ tốt với khách hàng

Các điểm yếu (W)

1: Phương tiện vận tải xăng dầu phải thuê thêm từ các công ty vận tải khác 2: Hoạt động marketing còn kém

3: Còn phụ thuộc vào Tổng Công ty

4: Chi phí cho việc kinh doanh còn cao

Các cơ hội (O)

1: ĐBSCL là thị trường còn rất tiềm năng

2: Nhu cầu về xăng dầu là rất lớn và ổn định

3: Kỹ thuật công nghệ đối với ngành ngày càng phát triển

4: Quy chế về kinh doanh xăng dầu rất thông thoáng

5: Nền kinh tế vĩ mô trong nước đang dần ổn định và phát triển

6: Các nhà máy lọc dầu trong nước được xây dựng

7: Thu nhập bình quân của người dân càng cao

8: Thói quen đi lại bằng xuồng máy và xe gắn máy

9: Tự điều chỉnh giá

Chiến lược SO

- Kết hợp S(1,2) với O(1,2,5):

Chiến lược 1: Chiến lược mở rộng, thâm nhập thị trường.

- Kết hợp S(3,4,5,6) với O(3,4,5,6):

Chiến lược 2: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh.

-Kết hợp S(7,8) với O(6,7,8,9):

Chiến lược 3: Chiến lược phát triển sản phẩm.

Chiến lược WO

- Kết hợp W(1,4) với O(1,2,3):

Chiến lược 1: Chiến lược hoàn thiện, nâng cấp và rộng cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)

- Kết hợp W(2) với O(1,2,4,5):

Chiến lược 2: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các đe dọa (T)

1: Tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động.

2: Giá cả xăng dầu còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.

3: Cơ chế quản lý còn nhiều kẻ hở, môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh.

Chiến lược ST

- Kết hợp S(6) với T(1,2,3):

Chiến lược 1: Chiến lược về giá

Chiến lược WT

- Kết hợp W(1,2,4) với T(3,4,5):

Chiến lược 1: Chiến lược marketing.

4: Xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh nhập ngành.

5: Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh có vốn đầu tư nước ngoài.

6: Xăng dầu là mặt hàng nguy hiểm khó bản quản, dễ cháy nổ, ô nhiễm môi trường cao và dễ thất thoát.

7: Nguy cơ về sản phẩm thay thế.

- Kết hợp S(1,2,3,7,8) với T(3,4,5):

Chiến lược 2: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Kết hợp S(3,7) với T(6,7):

Chiến lược 3: Chiến lược sản phẩm

- Kết hợp W(3) với O(1,2,3,6):

Chiến lược 2: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh

5.3.2. Phân tích các chiến lược trong SWOT a) Chiến lược SO

Chiến lược 1: Tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối ra các tỉnh ĐBSCL để tăng thị phần. Tìm kiếm những khu vực thị trường còn bỏ trống và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Chiến lược 2: Tiếp tục ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản lý, để phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực nhằm giảm bớt chi phí, phát huy năng lực cạnh tranh.

Chiến lược 3: Phát triển hệ thống bán lẻ, đặc biệt ở các vùng giao thông thuận lợi cả thủy và bộ. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng, tiếp tục xuất khẩu sang Campuchia, nâng tỷ lệ bán tái xuất so với doanh thu.

b) Chiến lược WO

Chiến lược 1: Trang bị thêm các phương tiện vận tải thủy và bộ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, đồng thời tiết kiệm được chi phí kinh doanh từ việc thuê mướn phương tiện.

Chiến lược 2: Đẩy mạnh hơn nữa công tác marketing, nhất là công tác chiêu thị: bổ sung chi phí quảng cáo, tiếp thị. Đẩy mạnh công tác giám sát chất lượng tại các cửa hàng nhằm đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín của Công ty.

c) Chiến lược ST

Chiến lược 1: Tăng cường họat động phân tích, dự báo về giá để có những bước chuẩn bị, kịp thời ứng phó với những biến động về giá trên thị trường.

Chiến lược 2: Tiếp tục đẩy mạnh uy tín của thương hiệu, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của Công ty. Dựa vào hệ thống cơ sở vật chất lớn, hiện đại

và mạng lưới phân phối rộng khắp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đồng thời tăng cường phát huy mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và tạo lập mối quan hệ với khách hàng mới để giữ vững và nâng cao thị phần trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

Chiến lược 3: Quản lý chặt chẽ công tác lưu trữ hàng hóa, phòng chống cháy nổ, hạn chế tối đa những thất thoát trong quá trình phân phối sản phẩm.

Nghiên cứu kỹ thuật pha chế xăng dầu mới, nâng cao chất lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với sản phẩm thay thế.

d) Chiến lược WT

Chiến lược 1: Quan tâm, thực hiện tốt chiến lược marketing nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của Công ty. Đưa ra những biện pháp khuyến mại đối với các đại lý, tổng đại lý như chiết khấu, hoa hồng… khuyến khích họ hoạt động hiệu quả hơn.

Chiến lược 2: Tiếp tục thực hiện tốt theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty để có thể học hỏi và nâng cao kinh nghiệm quản lý trong điều kiện thị trường không thuận lợi. Tổ chức, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật, kho bể..

Bằng việc phân tích SWOT, các nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về các yếu tố tác động thuộc môi trương bên trong cũng như môi trường bên ngoài để từ đó đưa ra những chiến lược cụ thể nhằm mục đích tăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh. Từ đó đưa ra sự so sánh và lực chọn các chiến lược hợp lý, phù hợp với giai đoạn hiện tại, và những bước phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY XĂNG dầu tây NAM bộ (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)