Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu.
2.5.1.1. Quan điểm.
- Cây trồng phải gắn với điều kiện lập địa và các biện pháp kỹ thuật cụ thể nên trong quá trình đánh giá phải chú ý đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật gây trồng.
- Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong quá trình gây trồng cây bản địa.
2.5.1.1. Phương pháp luận.
- Sinh trưởng của từng loài cây rừng có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện nơi mọc của chúng. Với đối tượng nghiên cứu ở đây là cây bản địa trồng đồng thời trên đất trống, đồi núi trọc, nó chịu sự chi phối trực tiếp của lớp cây bụi, thảm tươi và các điều kiện khác. Trong quá trình sinh trưởng lâu dài, sự thay đổi của cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Khi đánh giá sinh trưởng của một loài cây nếu xem các nhân tố khí hậu, tuổi cây là đồng nhất thì mức độ biến động các nhân tố không đồng nhất (ánh sáng, dinh dưỡng) chính là những nhân tố tạo ra sự sai khác về năng lực sinh trưởng của chúng. Sự ảnh hưởng tích cực của các nhân tố chủ đạo ở một mức độ nhất định sẽ tạo ra cho cây trồng dưới tán sinh trưởng tốt nhất và có chất lượng cao nhất, tại đó gọi là giá trị tối ưu.
- Trong mối quan hệ chồng chéo của các nhân tố môi trường đến các loài cây khác nhau, ta có thể tìm được khoảng thích hợp của chúng. Vì vậy, nhiệm vụ chính của các nhà lâm sinh là tìm ra khoảng thích hợp đó nhằm đưa ra hướng tác động phù hợp để cây trồng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất.
2.5.2. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu có sẵn.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu.
- Các quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật đã có về trồng cây bản địa lá rộng.
- Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm về cây bản địa lá rộng nói chung và trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc nói riêng.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật các mô hình, quá trình thi công và các kỹ thuật đã áp dụng trong các mô hình.
- Kế thừa các số liệu đo đếm sinh trưởng và nghiệm thu chăm sóc của dự án KfW6.
2.5.3. Phương pháp chuyên gia.
Lấy ý kiến từ các chuyên gia lâm sinh của dự án, cán bộ dự án đã và đang tham gia dự án, các cán bộ Chi cục lâm nghiệp một số tỉnh, sau đó tổng hợp ý kiến để viết luận văn.
2.5.4. Phương pháp điều tra thực địa.
Mỗi mô hình có một phương thức trồng khác nhau, vì vậy việc bố trí các ô tiêu chuẩn cũng nhằm phù hợp với từng mô hình cụ thể như sau:
- Mô hình 2a và mô hình 2b ở Đá Giăng, xã Xuân Lâm, mỗi mô hình điều tra 5 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 700 m2 (20 x 35 m).
- Mô hình 4 ở Cù Mông, xã Xuân Lộc, lập 03 ô tiêu chuẩn 500 m2 (20 x 25 m).
- Mô hình 5 ở Cù Mông, xã Xuân Lộc, trồng 5 loài cây thành 5 khối lớn, mỗi khối trồng 1 loài vì thế tại mỗi khối lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2 (20 x 25 m).
Trong các ô tiêu chuẩn, lập 4 ô dạng bản 25m2 (5 x 5 m) ở bốn góc để điều tra cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi.
a. Điều tra cây bản địa
- Đo đếm sinh trưởng và đánh giá chất lượng tất cả các cây bản địa trong OTC. Các chỉ tiêu đo đếm sinh trưởng là: Đường kính gốc (Doo), chiều cao vút ngọn (Hvn).
- Chiều cao vút ngọn (HVN) được đo bằng sào đo cao.
- Đường kính gốc (D00), được đo bằng thước kẹp Panme.
- Đánh giá chất lượng cây rừng: Kết hợp với điều tra sinh trưởng để phân loại phẩm chất cây rừng theo 3 cấp bằng kinh nghiệm:
+ Cây tốt (1): Có thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cây cân đối, không cong queo, không sâu bệnh, sinh trưởng tốt.
+ Cây trung bình (2): Thân cân đối, tán đều, không cụt ngọn, không cong queo, sinh trưởng bình thường.
+ Cây xấu (3): Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán lệch, sinh trưởng kém.
b. Điều tra cây tái sinh.
Trong ô dạng bản tiến hành thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu sau:
- Tên các loài cây tái sinh.
- Đường kính và chiều cao cây tái sinh.
- Đánh giá chất lượng cây tái sinh.
- Xác định nguồn gốc tái sinh.
c. Điều tra cây bụi, thảm tươi.
Trong các ô dạng bản tiến hành xác định loài cây bụi chủ yếu, chiều cao trung bình, chất lượng sinh trưởng của từng loài. Độ che phủ (ĐCP) mặt đất của cây bụi, thảm tươi được xác định bằng phương pháp mục trắc ước lượng phần trăm số cây bụi thảm tươi che phủ kín mặt đất.
d. Điều tra đất dưới tán rừng trồng và nơi đất trống:
Tại mỗi một mô hình tiến hành đào một phẫu diện đất đại diện. Kết quả ghi vào trong mẫu biểu điều tra đất theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995).
Tại mỗi mô hình lấy đất ở vị trị 0 - 30 cm tại nhiều vị trí trong mô hình, phơi khô trộn đều để lấy mẫu phân tích. Mỗi mô hình 1 mẫu và nơi đất trống 1 mẫu để đối chứng.
Chú ý : Vì lớp rễ hiệu dụng (trao đổi dinh dưỡng) của cây trồng tập trung chủ yếu ở độ sâu từ 0 - 30 cm nên việc phân tích tính chất hóa học của đất chỉ thực hiện trên những tầng đất ở độ sâu chứa phạm vi từ 0 đến 30 cm.
2.5.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.
Số liệu sau khi điều tra ngoại nghiệp được tổng hợp vào các mẫu biểu, sử dụng phần mềm excel và SPSS 15.0 để xử lý các chỉ tiêu điều tra. Cụ thể như sau:
a. Cây bản địa
- Thống kê các loài cây bản địa được trồng theo các mô hình
- Thống kê các chỉ tiêu điều tra của các loài cây bản địa đã được điều tra trong khuôn khổ đề tài theo từng loài trong OTC.
- Kiểm tra tính thuần nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài cây bản địa bằng tiêu chuẩn H (Tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal và Wallis).
- Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng của từng loài cây bản địa được trồng trong các mô hình: Tính toán đặc trưng mẫu, tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu theo các công thức như sau:
+ Số trung bình mẫu: Doo; HVN
+ Tính toán hệ số biến động (của các loài trong từng mô hình).
S% = (Sai tiêu chuẩn/ Xbq) x 100%
+ Tính toán tỷ lệ cây sống theo từng năm.
Tỷ lệ cây sống của từng loài trong mô hình = Count (Do các các cây của loài đó trong mô hình)/tổng số cây của loài đó trong mô hình*100.
(Ghi chú: những cây chết không nhập giá trị Do)
- Tính toán tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu cho từng loài theo công thức:
% 100
*
% n n ni
Trong đó: - ni là tổng số cây Tốt, Trung bình, Xấu
- n là tổng số cây của loài b. Lớp cây tái sinh
- Thống kê các loài tái sinh trong các OTC - Xác định mật độ tái sinh
Trong đó: N: Tổng lượng cá thể điều tra trên các ODB
S0: Tổng diện tích các ODB
- Xác định chất lượng tái sinh thông qua việc tính tỷ lệ cây tốt, trung bình và xấu tương tự như tính toán cho cây bản địa.
c. Lớp cây bụi, thảm tươi.
- Thông kê các loài cây bụi, thảm tươi chủ yếu trong OTC.
- Chiều cao trung bình của lớp cây bụi, mật độ cây bụi, độ che phủ trung bình của cây bụi thảm tươi.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU