Mô hình 2a và mô hình 2b tại Đá Giăng, xã Xuân Lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 59 - 68)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá sinh trưởng của các loài cây bản địa trong các mô hình trồng rừng tại tỉnh Phú Yên

4.2.1. Mô hình 2a và mô hình 2b tại Đá Giăng, xã Xuân Lâm

4.2.1.1. Giới thiệu về mô hình.

Vị trí nơi thiết lập 02 mô hình 2a và 2b là diện tích đất sau nương rẫy kéo dài thành một đai với diện tích khoảng 30ha. Thực bì chủ yếu là lau lách, chít, cỏ lào và lác đác là một vài cây bụi nhỏ, tuy nhiên đất ở đây chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất mặt tương đối dày (30- 60cm), tỷ lệ đá lẫn là (chiếm 10-20%). Diện tích này rất thích hợp để trồng thử nghiệm cây bản địa.

Căn cứ vào lập địa ban đầu, tháng 12 năm 2006 dự án tiến hành thiết lập mô hình 2a và mô hình 2b trồng hỗn giao 3 loài cây là Dầu rái (Dipterocarpus

alatus); Sao đen (Hopea odorata); Thanh thất (Ailanthus malabarica); với diện tích là 20 ha. Việc bố trí các loài cây được thực hiện như sau:

- Mô hình 2a: Mô hình hỗn giao theo loài. Thử nghiệm gồm 10 ha rừng trồng ba loài cây trên, từng cặp hai cây của một loài được trồng hỗn giao thay thế nhau theo hàng trong băng rộng 2m có băng chừa rộng 2m; mật độ trồng 1.250 cây/ha (cự ly hàng cách hàng là 4m, cự ly cây cách cây 2m).

- Mô hình 2b: Mô hình hỗn giao theo hàng. Thử nghiệm gồm 10 ha rừng trồng ba loài cây nói trên; mỗi loài được trồng theo mỗi hàng trong băng rộng 2m có băng chừa rộng 2m; Mật độ trồng 1.250 cây/ha (cự ly hàng cách hàng là 4m, cự ly cây cách cây 2m).

4.2.1.2. Đánh giá phẩm chất, chất lượng cây trồng.

a. Đánh giá tỷ lệ sống.

Kết quả đánh giá tỷ lệ sống của 3 loài cây trong các mô hình trồng hỗn giao tại Đá Giăng được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Đánh giá tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm

Mô hình/

Loài cây

Tỷ lệ sống (%) theo các năm 2006

(Chăm sóc lần 1, sau khi trồng)

2007 (Chăm sóc

lần 2, sau trồng dặm)

2008 (Chăm sóc

lần 3)

2009 (Chăm sóc

lần 4)

2010 (Chăm sóc

lần 5) Mô hình 2a

Dầu rái 58 94 72 66 64

Sao đen 64 96 79 73 71

Thanh Thất 80 97 75 67 65

Mô hình 2b

Dầu rái 58 92 64 59 58

Sao đen 57 95 77 73 73

Thanh thất 68 92 64 57 57

Qua bảng 4.2 ta thấy, ở cả hai phương thức hỗn giao thì sau khi trồng (năm 2006) tỷ lệ sống của cả 3 loài đều thấp, Thanh thất là loài có tỷ lệ sống sau khi trồng là cao nhất, tại mô hình 2a là 80% và mô hình 2b là 68%. Năm 2007 cả 2 mô hình có tỷ lệ sống cao do vừa được trồng dặm. Tỷ lệ sống đi vào ổn định vào năm 2010 khi số cây chết so với năm 2009 là không đáng kể, đặc biệt là mô hình 2b.

Cũng qua bảng 4.2 thì ta thấy tỷ lệ sống của Dầu rái và Thanh thất cao hơn mô hình 2b, tuy nhiên Sao đen lại có tỷ lệ sống thấp hơn mô hình 2b.

Ở cả 2 mô hình thì Sao đen là loài có tỷ lệ sống cao nhất. Dầu rái và Thanh thất có tỷ lệ sống thấp hơn và tương đối đều nhau.

Kết quả so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trong 2 mô hình qua các năm theo dõi được tổng hợp tại hình 4.1.

0 20 40 60 80 100 120

Dầu rái

Sao đen

Thanh Thất

Dầu rái

Sao đen

Thanh thất

Mô hình 2a Mô hình 2b

Tỷ lệ sống (%) năm 2006 (Chăm sóc lần 1, sau khi trồng) Tỷ lệ sống (%) năm 2007 (Chăm sóc lần 2, sau trồng dặm) Tỷ lệ sống (%) năm 2008 (Chăm sóc lân 3)

Tỷ lệ sống (%) năm 2009 (Chăm sóc lần 4)

Tỷ lệ sống (%) năm 2010 (Chăm sóc lần 5)

Hình 4.1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình 2a và 2b qua các năm

b. Đánh giá chất lượng sinh trưởng.

Kết quả nghiên cứu chất lượng sinh trưởng được tổng hợp tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Chất lượng sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

Mô hình/loài cây

Năm 2009 Năm 2010

Cấp sinh trưởng (%) Cấp sinh trưởng (%) Tốt Trung

bình Xấu Tốt Trung

bình Xấu Mô hình 2a

Dầu rái 33 43 24 33 44 23

Sao đen 39 42 19 50 38 12

Thanh thất 42 33 25 40 39 21

Mô hình 2b

Dầu rái 34 40 26 35 44 21

Sao đen 40 47 13 46 43 11

Thanh thất 31 46 23 34 45 21

Tại mô hình 2a, ta thấy chất lượng sinh trưởng của cây Dầu rái có sự biến chuyển không đáng kể so với năm 2009. Hai loài cây còn lại là Sao đen và Thanh thất có sự biến chuyển lớn, tỷ lệ cây tốt đã tăng lên đáng kể và kéo theo cây sinh trưởng xấu giảm xuống. Năm 2010 loài Sao đen đã vượt lên trên loài Thanh thất để đứng đầu về chất lượng sinh trưởng, loài Dầu rái có phẩm chất kém nhất.

Ở cả 2 mô hình tỷ lệ cây đạt phẩm chất tốt của cả 3 loài đều tăng lên. Trong năm 2010 thì loài Sao đen có phẩm chất tốt nhất, kém nhất là loài Dầu rái.

Nhìn chung ở cả 2 mô hình thì tỷ lệ số cây có phẩm chất tốt ngày càng tăng, số cây phẩm chất xấu ít đi. Loài có phẩm chất tốt nhất tính đến năm 2010 là Sao đen và xấu nhất là Dầu rái. Chất lượng sinh trưởng của các loài cây ở mô hình 2a nhìn chung tốt hơn mô hình 2b.

Kết quả so sánh chất lượng sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 2a và 2b trong 2 năm theo dõi 2009 và 2010 được thể hiện trực quan hơn thông qua hình 4.2.

0 10 20 30 40 50 60

Tốt Trung bình Xấu Tốt Trung bình Xấu

Cấp sinh trưởng (%) Cấp sinh trưởng (%)

Năm 2009 Năm 2010

Mô hình 2a Dầu rái Sao đen Thanh thất Mô hình 2b Dầu rái Sao đen Thanh thất

Hình 4.2. Biểu đồ so sánh chất lượng sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 2a và 2b qua các năm 2009 và 2010

4.2.1.3. Sinh trưởng của các loài cây trong mô hình.

a. Đánh giá sinh trưởng đường kính gốc D00

Kết quả đo đếm đường kính gốc của các loài cây được trồng trong 2 mô hình được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Đánh giá sinh trưởng Doo của các loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

Mô hình/

Loài cây

Năm 2009 Năm 2010

Doo (cm) Δ Doo

(cm/năm) Doo (cm) SDoo (%) Δ Doo

(cm/năm) Mô hình 2a

Dầu rái 2,84 0,75 3,62 3,1 0,76

Sao đen 2,78 0,73 3,59 2,5 0,75

Thanh thất 3,41 0,92 4,27 4,4 0,91

Mô hình 2b

Dầu rái 2,98 0,79 3,83 2,0 0,81

Sao đen 2,51 0,64 3,56 2,0 0,74

Thanh thất 3,68 1,01 4,40 2,0 0,94

Qua bảng trên ta thấy, đến năm 2010 Thanh thất là loài có đường kính cao nhất đạt 4,27 cm tại mô hình 2a và 4,40 cm tại mô hình 2b. Dầu rái có đường kính lớn thứ hai và cuối cùng là Sao đen.

Tăng trưởng bình quân chung về đường kính gốc của loài Dầu rái và Sao đen ở cả 2 mô hình trong năm 2010 đều lớn hơn năm 2009, riêng chỉ có Thanh thất là thấp hơn.

Tính đến thời điểm năm 2010 thì Dầu rái và Thanh thất ở mô hình 2b có tăng trưởng bình quân chung lớn hơn tăng trưởng bình quân chung của Dầu rái và Thanh thất của mô hình 2a. Trong khi đó Sao đen lại có tăng trưởng bình quân chung thấp hơn mô hình 2a.

Về hệ số biến động về đường kính, tại mô hình 2a loài Thanh thất có biến động về đường kính lớn nhất là 4,4%, tiếp đến là Dầu rái là 3,1%, Sao đen có hệ số biến động về đường kính thấp nhất là 2,5%. Tại mô hình 2b có hệ số biến động về đường kính của cả 3 loài thấp hơn mô hình 2a và đều là 2,0%.

Nhìn chung trong cả 2 mô hình thì Thanh thất là loài có sinh trưởng đường kính gốc tốt nhất sau đó đến Dầu rái và cuối cùng là Sao đen. Mô hình 2b có sinh trưởng về đường kính gốc tốt hơn mô hình 2a khi có 2 loài Dầu rái và Thanh thất có tăng trưởng bình quân chung lớn hơn, Sao đen có tăng trưởng bình quân chung của 2 mô hình tương đối đồng đều.

Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc của 3 loài cây Sao đen, Dầu rái, Thanh thất qua 2 năm theo dõi 2009 và 2010 được thể hiện rõ hơn thông qua hình 4.3.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5

Doo (cm) Δ Doo (cm) Doo (cm) Δ Doo (cm)

Năm 2009 Năm 2010

Mô hình 2a Dầu rái Sao đen Thanh thất Mô hình 2b Dầu rái Sao đen Thanh thất

Hình 4.3. Biểu đồ so sánh sinh trưởng D00 của 3 loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

b. Đánh giá sinh trưởng Hvn.

Kết quả đánh giá sinh trưởng chiều cao vút ngọn qua 2 năm theo dõi là năm 2009 và 2010 được thể hiện tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Đánh giá sinh trưởng Hvn của 3 loài cây tại các mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

Mô hình/

Loài cây

Năm 2009 Năm 2010

Hvn (m) ΔHvn

(m/năm) Hvn (m) SHvn (%) ΔHvn

(m/năm) Mô hình 2a

Dầu rái 1,53 0,41 2,25 3,1 0,49

Sao đen 2,08 0,59 2,77 2,9 0,62

Thanh thất 1,74 0,41 2,28 3,8 0,45

Mô hình 2b

Dầu rái 1,76 0,49 2,48 4,4 0,55

Sao đen 1,9 0,53 2,52 4,4 0,56

Thanh thất 1,51 0,34 2,28 8,3 0,45

Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy, ở cả 2 mô hình thì Sao đen là loài có tăng trưởng bình quân chung về chiều cao lớn nhất, Dầu rái là loài có tăng trưởng bình quân chung về chiều cao lớn thứ hai và Thanh thất là loài có tăng trưởng bình quân chung thấp nhất. Tăng trưởng bình quân chung về chiều cao của năm 2010 của cả 3 loài đều lớn hơn so với năm 2009.

Tính đến năm 2010 thì tăng trưởng bình quân chung của Sao đen ở mô hình 2a lớn hơn ở mô hình 2b. Nhưng đối với Dầu rái thì tăng trưởng bình quân chung của mô hình 2b lại lớn hơn ở mô hình 2b. Thanh thất là loài có tăng trưởng bình quân chung ở 2 mô hình là như nhau.

Ở cả 2 mô hình thì hệ số biến động về chiều cao đều lớn hơn so với hệ số biến động về đường kính. Hệ số biến động về chiều cao của mô hình 2b cũng lớn hơn mô hình 2a, trong đó loài Thanh thất có hệ số biến động lớn nhất là 8,3%, Dầu rái và Sao đen có biến động thấp hơn là 4,4%. Mô hình 2a có biến động về chiều cao từ 2,9 - 3,8%.

Như vậy, nhìn chung ở cả 2 mô hình sinh trưởng chiều cao của Sao đen là tốt nhất, Dầu rái có sinh trưởng chiều cao tốt thứ hai và Thanh thất là thấp nhất.

Nhìn chung 2 mô hình có tăng trưởng bình quân chung về chiều cao là tương đối như nhau, tuy nhiên mô hình 2b có sự biến động về chiều cao và đường kính lớn hơn mô hình 2a, điều này chứng tỏ mô hình 2a các loài sinh trưởng đồng đều hơn.

Kết quả so sánh sinh trưởng chiều cao vút ngọn của 3 loài Dầu rái, Sao đên, Thanh thất trong mô hình 2a và 2b qua 2 năm theo dõi được thể hiện rõ hơn thông qua hình 4.4.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3

Hvn (m) ΔHvn (m) Hvn (m) ΔHvn (m)

Năm 2009 Năm 2010

Mô hình 2a Dầu rái Sao đen Thanh thất Mô hình 2b Dầu rái Sao đen Thanh thất

Hình 4.4. Biểu đồ so sánh sinh trưởng Hvn của các loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

* Nhận xét và đánh giá chung đối với 2 mô hình.

- Về tỷ lệ sống thì các loài cây trong 2 mô hình sau 4 năm trồng có tỷ lệ sống dao động từ 57 - 73%, trong đó Sao đen là loài có tỷ lệ sống cao nhất, Dầu rái và Thanh thất có tỷ lệ sống tương đương nhau. Nhìn chung 2 mô hình có tỷ lệ sống khá tương đồng.

- Về chất lượng sinh trưởng thì số cây có phẩm chất tốt và trung bình chiếm tỷ lệ lớn và tương đương nhau. Số cây có phẩm chất xấu thấp chỉ dao động từ 11 đến 23%. Loài Sao đen là loài có phẩm chất cây tốt nhất, hai loài còn lại có phẩm chất kém hơn và gần như nhau. Ở cả hai mô hình các loài cây có phẩm chất là tượng tự nhau.

- Về đường kính: Cả loài loài có tăng trưởng bình quân chung tính đến năm 2010 là khá cao dao động từ 0,74 - 0,94 cm/năm. Loài Thanh thất là loài có tăng trưởng bình quân chung lớn nhất sau đó đến Dầu rái và cuối cùng là Sao đen. Mô hình 2b có tăng trưởng bình quân chung lớn hơn mô hình 2a và có hệ số biến động về đường kính thấp hơn mô hình 2a.

- Về chiều cao: Tăng trưởng bình quân chung về chiều cao của các loài cây trong 2 mô hình tính đến năm 2010 dao động từ 0,45 - 0,62 m/năm. Sao đen là loài có tăng trưởng bình quân chung lớn nhất, tiếp đến là Dầu rái và cuối cùng là Thanh thất. Mô hình 2a có tăng trưởng bình quân về chiều cao tốt hơn mô hình 2b, hệ số biến động về chiều cao của mô hình 2b lớn hơn mô hình 2a.

Tóm lại: Kết quả nghiên cứu cho thấy, các loài cây và phương thức hỗn giao lựa chọn trong 2 mô hình đều tỏ ra có triển vọng. Mặc dù được trồng theo phương thức khác nhau nhưng do điều kiện lập địa tương tự nhau, cùng một dải đất và các điều kiện tác động về mặt lâm sinh là như nhau nên 2 mô hình đều có sức sinh trưởng tương đương nhau. Khả năng thành rừng của 2 mô hình này là rất cao, cần được nhân rộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)