Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiê ̣n tự nhiên
3.1.1. Vị trí đi ̣a lý, diê ̣n tích, ranh giới.
Thị xã Sông Cầu nằm ở phía bắc của tỉnh Phú Yên, cách Thành phố Tuy Hòa khoảng 55 km (dọc theo quốc lộ IA) và cách Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định khoảng 42 km (theo quốc lộ IA). Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của Tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 13021’ đến 13042’ vĩ độ Bắc.
- Từ 109006’ đến 109020’ kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã là 48.928,48 ha, chiếm 9,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Phú Yên. Sông Cầu có quốc lộ IA đi xuyên qua suốt chiều dài của Thị xã, hầu hết các khu dân cư và các vùng kinh tế trọng điểm đều nằm trãi dài theo dọc tuyến quốc lộ IA & ID. Tập trung nhiều nhất nằm ở phía Bắc thị xã Sông Cầu dọc theo tuyến quốc lộ IA.
Địa giới hành chính của thi xã như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
- Phía Nam giáp thị xã Tuy An.
- Phía Tây giáp thị xã Đồng Xuân.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
Thị xã Sông Cầu gồm 4 phường: Phường Xuân Đài, Phường Xuân Phú, Phường Xuân Thành, Phường Xuân Yên và 10 xã, Xã Xuân Bình, Xã Xuân Cảnh, Xã Xuân Hải, Xã Xuân Hòa, Xã Xuân Lâm, Xã Xuân Lộc, Xã Xuân Phương, Xã Xuân Thịnh, Xã Xuân Thọ 1, Xã Xuân Thọ 2.
Hình 3.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu 3.1.2. Đi ̣a hình, thổ nhưỡng.
Địa hình Sông Cầu dốc thoải dần từ Tây sang Đông, phía Tây có nhiều hệ dông núi cao bao bọc, nhìn chung địa hình khá phức tạp, phía Tây và Tây - Bắc là những dãy núi cao với độ cao tuyệt đối từ 500 đến trên 870 mét (dãy núi Gà), phía Đông là những đồi thấp và những thung lũng nhỏ hẹp xen lẫn với gò đồi, nhiều nhánh núi ăn sâu ra biển tạo nên những bán đảo (Túy
THỊ XÃ SÔNG CẦU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phong, Từ Nham), các đầm vịnh như: Cù Mông, Xuân Đài và tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp phân bố manh mún và có các dạng điạ hình sau:
- Dạng địa hình núi cao: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thị xã, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây - Bắc và Bắc với các xã: Xuân Lâm, Xuân Lộc và Xuân Hải và một phần của các xã: Xuân Bình, Xuân Phương. Ở đây tập trung các đỉnh núi cao trên 500 mét, độ dốc phổ biến trên 250, mức độ chia cắt mạnh. Đây là vùng đầu nguồn, có vai trò quan trọng, quyết định khả năng dữ trử nước và cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu.
- Dạng địa hình núi thấp: Phân bố độ cao từ 200 đến 500 mét, thuộc các xã: Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Phương, Xuân Cảnh và Xuân Thịnh, độ dốc phổ biến từ 150 đến 250.
- Dạng điạ hình thung lũng và đồng bằng hẹp: Phân bố dọc theo bờ biển và các thung lũng nhỏ, dọc sông Tam Giang. Vùng này có địa hình tương đối bằng, độ cao trung bình dưới 50 mét, độ dốc phổ biến là 50.
3.1.2.1. Thổ nhưỡng
Trên địa hình toàn Thị xã có 7 nhóm đất chính.
a- Cồn cát và đất cát ven biển: Do sản phẩm của nền lục địa ven biển tạo thành, bao gồm cồn cát hiện đại, cát trắng cổ và đất cát ven biển. Phân bố dọc theo bờ biển, một số nơi bị lấn sâu vào đất liền do cát di động gió bay.
b- Đất đỏ và nâu vàng: Gồm 3 loại trên địa bàn Thị xã, là các loại đất đỏ vàng phát triển trên đá mẹ granít, đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, đá biến chất nâu vàng phát triển trên đá bazan. Phân bố chủ yếu trên các đồi núi khắp địa bàn Thị xã.
c- Đất mặn: Đất do sự bồi tụ, lấn biển tự nhiên và nhân tạo, thường được cải tạo nuôi trồng thủy sản và làm muối, phân bố dọc theo các đầm vịnh.
d- Đất xám: Phát triển trên đá Riolít, diện tích tương đối ít, phân bố chủ yếu trên các đỉnh núi đã bạc màu.
e- Đất phù sa: Đất do sản phẩm bồi tụ của sông, suối tạo thành. Phân bố dọc theo sông, suối.
f- Đất thung lũng: Đất do sản phẩm dốc tụ từ các sườn đồi quanh các thung lũng tạo thành, đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. Phân bố chủ yếu ở các thung lũng.
g- Đất đen: Là đất nâu thẩm phát triển trên đá bazan, đất bị bạc màu, có ít ở xã Xuân Phương.
3.1.2. Khí hậu thuỷ văn.
3.1.2.1. Khí hậu.
Khí hậu thời tiết thị xã Sông Cầu mang đặc điểm khí hậu vùng núi thấp duyên hải Nam Trung Bộ, trong năm có hai mùa rõ rệt.
- Nhiệt độ không khí: Sông Cầu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ bình quân hàng năm là 270c, nhiệt độ cao nhất là 390c vào các tháng nắng hạn 6, 7, 8 và nhiệt độ thấp nhất là 20-210c vào tháng 12 và tháng 01 của năm sau.
Nhiệt độ cao kết hợp với khí hậu nóng gây nên tình trạng hạn đất và hạn không khí là điều kiện khó khăn cho điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Để khai thác tài nguyên khí hậu của vùng chú ý lựa chọn các loài cây trồng bản địa, có khả năng chịu hạn, đồng thời kết hợp các biện pháp như: Giữ ẩm, chống xói mòn, xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước tưới, trồng đai rừng chắn gió giữ ẩm.
- Hướng gió: Gió chịu 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông - Bắc từ tháng 10 đến tháng 02 của năm sau với vận tốc là 10m/s; gió Tây - Nam thổi từ tháng 03 đến tháng 09 tập trung thổi mạnh nhất vào tháng 06, 07 với vận tốc trung bình là 4,8 m/s. Số ngày có cường độ thổi mạnh từ 8 đến 10 ngày với vận tốc lên tới 15 m/s.
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân trong năm của Thị xã trong
khoảng (1.600mm - 1.700mm). Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung ở tháng 10 và 11. Trong 04 tháng mùa mưa lượng mưa có thể đạt 900 - 1.200mm, chiếm 70-80% tổng lượng mưa cả năm. Do ảnh hưởng giải hội tụ nhiệt đới gió mùa nên các tháng 4, 5 và 6 có lượng mưa tiểu mãn nhưng chỉ chiếm 20-30% lượng mưa cả năm. Mùa nắng từ cuối tháng 12 đến trung tuần tháng 09, nắng nóng hạn nhất vào tháng 07 và tháng 08.
Lượng mưa là nhân tố quan trọng nhất để xác định các vùng tiểu khí hậu trên địa bàn Thị xã, từ đó cho phép xác định loài cây trồng phù hợp cho từng vùng.
- Bức xạ - nắng: Là vùng có chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, số giờ nắng trong ngày cao, trung bình đạt 08 giờ/ngày, đây là điều kiện tốt cho quá trình quang hợp của cây trồng cũng như bốc hơi trong sản xuất muối.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm từ 75 - 80%, ẩm độ cao nhất vào tháng 11, 12 từ 85 - 90%, ẩm độ thấp nhất vào tháng 06, 07 và tháng 08 từ 65-70%.
- Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc hơi biến thiên theo từng vùng và tùy thuộc vào các điều kiện sông ngòi, thảm thực vật và số giờ nắng, gió.
Tổng lượng bốc hơi nước bình quân 1.250mm, cao nhất vào tháng 07 và thấp nhất là tháng 11.
3.1.2.2. Thủy văn:
Sông lớn chính của thị xã Sông Cầu là sông Tam Giang, bắt nguồn từ dãy hòn Kê phía Tây - Bắc của thị xã dài 25,5km, chạy xuyên qua các xã:
Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Lâm và phường Xuân Phú. Đặc điểm chính của sông là bắt nguồn từ những dãy núi cao nên sông có độ dốc lớn, khả năng tập trung nước nhanh, dễ gây ngập úng, lũ quét.
- Đặc điểm về chế độ thủy văn:
+ Mùa khô: Mùa khô hầu hết các sông, suối bị cạn kiệt khô, thường
thiếu nước cho các công trình thủy lợi.
+ Về mùa mưa: Mùa mưa ngắn, mưa tập trung trong 04 tháng nhưng tập trung vào 02 tháng 10-11 giữa mùa mưa. Phía đầu nguồn rừng nguyên sinh không còn và rừng tự nhiên ít nên sự thẩm thấu, ngấm trên lưu vực và điều tiết cho mùa nắng bị hạn chế.
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên:
- Về đất đai: Diện tích tự nhiên là 48.730 ha, trong đó đất nông nghiệp 22.989,19 ha; đất phi nông nghiệp 4.031,05 ha; đất chưa sử dụng 21.709,76 ha. Nhìn chung so với các huyện trong tỉnh, tài nguyên đất của huyện Sông Cầu đa dạng về chủng loại, trên 80% diện tích là đất đồi núi, có độ dốc lớn, nghèo dinh dưỡng và dễ bị sói mòn; đất đồng bãi, thung lũng có độ phì khá nhưng manh múm. Tuy nhiên huyện Sông Cầu có bờ biển dài trên 80 km với nhiều bãi triều, bãi ngang, vũng, đầm... Trong đó vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông có nhiều tiềm năng về phát triển nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.
- Về rừng: Tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng 16.872,4 ha, chiếm 34,62% diện tích tự nhiên. Động, thực vật phong phú về số lượng và chủng loại thích hợp cho công tác nghiên cứu và bảo tồn các loại động vật, thực vật quý hiếm như Kỳ Nam, Trầm Hương, Sa Nhân... và một số động vật hoang dã như Heo rừng, Khỉ, Nhím, Cheo,...