Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 91 - 94)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây bản địa tại các mô hình

4.3.2. Các nhân tố khác

* Nguồn giống.

Giống là khâu quan trong nhất trong công tác trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng sản xuất. Yếu tố này được các dự án KfW đặc biệt quan tâm, công tác gieo ươm được dự án giám sát rất chặt chẽ theo quy trình gieo ươm của dự án.

Tuy nhiên, do năm 2006 dự án mới bắt đầu triển khai trồng rừng nên công tác gieo ươm chưa tự thực hiện được do thời gian gieo ươm đối với cây bản địa là tương đối dài. Những loài cây trồng trong các mô hình được Ban quản lý dự án KfW6 tỉnh Phú yên mua cây con ở các tỉnh lân cận và Tây Nguyên về tập trung tại 2 vườn ươm ở Đá giăng và Cù Mông. Những cây con này không được gieo ươm và chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của dự án nên chất lượng cây giống không được tốt điều này đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng rừng trồng.

Ngoài ra với tiêu chuẩn cây con đưa vào trồng tại mô hình cũng chưa phù hợp, đa số cây giống còn nhỏ, bộ rễ chưa hoàn thiện, khi trồng lại gặp điều kiện lập địa không tốt nên đã ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây bản địa trồng tại các mô hình.

Tiêu chuẩn cây con dự án KfW6 trồng tại các mô hình được tổng hợp ở bảng 4.17 dưới đây.

Bảng 4.17. Tiêu chuẩn cây con trồng trong các mô hình của dự án KfW6

TT Loài cây H

(cm)

Doo (mm)

Tuổi ( tháng) 1 Dầu rái Dipterocarpus alatus 30 5-7 8-12

2 Sao đen Hopea odorata 30 5-7 8-12

3 Lim xanh Erythrophleum fordii 25-30 5-7 7-12

4 Muồng đen Cassia siamea 25-30 4-7 3-4

5 Gõ đỏ Pahudia

Cochinchinensis 60-80 4-7 8-12 6 Thanh thất Ailanthus malabarica 40-60 6-7 8-10 7 Thông nhựa Pinus merkusii 15-20 4-7 6-12 8 Giổi lông Michelia balansae 25-30 4-6 6-7

9 Ngân hoa Grevillea robusta 50 3 6-7

10 Huỷnh Tarrietia javanica 40 5-7 6-12

* Yếu tố khí hậu, thời tiết.

Sinh trưởng và phát triển của cây trồng chịu tác động của các yếu tố khí hậu như tổng bức xạ nhiệt năm, nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp, lượng mưa bình quân năm, độ ẩm bình quân năm, số tháng khô hạn, chế độ gió, bão, sương muối…

Khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Tuy kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 nhưng lượng mưa lại rất ít (chỉ chiếm 20-30%

lượng mưa hàng năm).

Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam hanh khô, mùa mưa ngắn nhưng rất tập trung. Ngoài ra, đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy đã làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển không thuận lợi. Các chỉ số bình quân về khí tượng ở khu vực cụ thể là: Lượng mưa bình quân năm 1.700 mm;

lượng bốc hơi nước bình quân năm là 1.400 mm; nhiệt độ bình quân năm đạt 23,30C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,80c (tháng 1) và tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 33,70C (tháng 7). Độ ẩm bình quân năm là 83,5% và thường phân hóa theo mùa. Số ngày có gió Tây Nam là 80 ngày/năm, tốc độ gió có thể lên đến 20 m/s, nắng nóng kéo dài đã gây nên tình trạng hạn đất và không khí làm ảnh hưởng đến cây trồng và cháy rừng.

Thời gian bão chủ yếu tập trung vào tháng 10 và lũ lụt vào tháng 11. Đây là những nguyên nhân chính gây trở ngại, ảnh hưởng đến công việc trồng rừng cũng như sinh trưởng và năng suất rừng trồng.

* Tác động của con người.

Đây là mô hình mang tính thử nghiệm của dự án, vì vậy được Nhà tài trợ rất quan tâm. Do điều kiện khí hậu, thời tiết và lập địa tại khu vực nghiên cứu không thuận lợi nên được dự án đầu tư nhiều.

Mô hình được chăm sóc trong vòng 6 năm, từ 2006 đến 2011, các đợt chăm sóc đều có kiểm tra, phúc kiểm của Ban quản lý dự án các cấp từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, dự án còn mời các chuyên gia có kinh nghiệm vào để khảo sát, đánh giá mô hình tìm ra những mặt còn tồn tại của mô hình để tiếp tục khắc phục trong những lần chăm sóc tiếp theo.

Mô hình được Nhà tài trợ đầu tư biển báo, hàng rào thép gai bảo vệ nên không có hiện tượng trâu bò phá hoại.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)