Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây bản địa tại các mô hình
4.3.2. Tình hình thực bì, cây bụi, thảm tươi
Kết quả điều tra cây bụi thảm, thảm tươi được tổng hợp ở bảng 4.16 dưới đây:
Bảng 4.16. Tình hình sinh trưởng cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi ở các mô hình
Mô
hình Nội dung Loài cây chủ yếu Htb (m)
Doo (cm)
Chất lượng
Mật độ (cây/ha)
Độ che phủ (%)
2a
Cây tái sinh Kơ nia, Thanh
thất, Dâu đất 2,9 5,0 Tốt 180 Cây bụi
Thẩu tấu, Thành ngạnh, Mé cò ke,
Hóoc quang, chòi mòi, Sầm xì
2,77 Tốt 640
49 Thảm tươi Cỏ lào, lau
2b
Cây tái sinh
Thanh thất, Bời lời nhớt, Trâm,
Vừng
3,5 5,7 Tốt 340
Cây bụi
Thành ngạnh, Mé cò ke, Thẩu
tấu, Ké
5,7 Tốt 720
53 Thảm tươi Lau, chít, cỏ lào Tốt
4
Cây tái sinh
Bạch đàn, Trâm, Keo lá tràm,
Muồng đen
3,65 8,3 Tốt 133 Cây bụi
Sim, Mua, Chà nà, Thẩu tấu,
Chành rành
1,83 Tốt 566
17 Thảm tươi Ràng rang, Cỏ
lào, Cỏ tranh Tốt
5
Cây tái sinh
Keo lá tràm, Bời lời nhớt, Bạch đàn, Trâm, Kơ
nia
3,2 5,1 Tốt 180
Cây bụi
Thành ngạnh, Thẩu tấu, Sầm
xì, Ké, Sim
2,2 Tốt 420
32 Thảm tươi Cỏ lào, cỏ
Nhận xét
* Đối với 2 mô hình tại Đá Giăng, xã Xuân Lâm.
- Tại mô hình 2a: Mô hình 2a lớp thảm thực bì rất phát triển, đặc biệt là cây bụi, chiếm 640 cây/ha cao thứ 2 sau mô hình 2b. Loài cây tái sinh là những cây thuộc phân bố của vùng Nam Trung Bộ như Thanh thất, Kơ nia và Dâu đất. Đặc biệt là sự có mặt của cây Thanh thất tái sinh tự nhiên, điều này khảng định việc chọn loài Thanh thất đưa vào trồng là hợp lý và lý giải tại sao cây Thanh thất lại sinh trưởng và phát triển tốt trong các mô hình ở tỉnh Phú Yên. Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi tương đối cao đạt 49% với các loài chủ yếu là Cỏ lào, Lau, các loài cây bụi chủ yếu trong mô hình là Thẩu tấu, Thành ngạnh, Mé cò ke, Hóoc quang, Chòi mòi, Sầm xì,…
- Tại mô hình 2b: Mô hình này nằm sát với mô hình 3, mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh của dự án KfW6 xây dựng nên thảm thực bì phát triển nhất trong cả 4 mô hình nghiên cứu. Mật độ cây tái sinh trong mô hình 2b là lớn nhất đạt 340 cây/ha gồm các loài chủ yếu là Thanh thất, Bời lời nhớt, Trâm và Vừng. Cây Trâm cũng là cây gỗ tốt và có phân bố rải rác ở các trạng thái Ic và Ib ở các tỉnh Nam Trung Bộ, tuy nhiên, những loài này còn lại thường cong queo, sâu bệnh hoặc phân cành rất sớm. Tại mô hình 2b thì mật độ cây bụi là 720 cây/ha và độ che phủ của cây bụi thảm tươi là 53% cao nhất trong các mô hình. Các loài cây bụi chủ yếu là Thành ngạnh, Mé cò ke, Thẩu tấu, Ké có chiều cao trung bình rất lớn là 5,7 m. Điều này là do một phần của trạng thái Ic dự án đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đã được phát băng để trồng thành mô hình 2b. Thảm tươi gồm các loài Lau, Chít và Cỏ lào.
Với thực bì chỉ thị ở trên ta có thể thấy đất ở 2 mô hình trên tương đối tốt, đất còn tình chất đất rừng đặc biệt là mô hình 2b. Đặc biệt bên dưới các mô hình lại được chắn bởi mô hình 3 khoanh nuôi tái sinh của dự án nên 2 mô hình 2a và 2b có hoàn cảnh rừng tốt, hầu như không có xói mòn, điều này lý
giải tại sao cây trồng tại 2 mô hình này sinh trưởng và phát triển tốt, cả 3 loài cây có mức độ sinh trưởng đồng đều.
* Đối với 2 mô hình tại Cù Mông, xã Xuân Lộc.
- Tại mô hình 4: Đây là mô hình có điều kiện lập địa xấu nhất, qua bảng trên ta thấy thực bì chỉ thị ở đây bao gồm nhiều những cây chỉ thì cho đất chua và xấu như là: Sim, Mua, Chà nà, Chành rành,… Thảm thực bì cũng gồm những cây chỉ thị trên đất nghèo dinh dưỡng là Cỏ tranh, Ràng ràng. Chính điều kiện đất đai khô cằn, sói mòn nên các loài cây chịu hạn phát triển mạnh nên mật độ cây bụi rất cao 566 cây/ha. Loài cây đáng chú ý nhất ở đây là Muồng đen tái sinh chồi, điều này chứng minh rằng nơi đây là vùng phân bố tự nhiên của loài này. Ngoài ra những loài cây trồng của trạng thái rừng cũ còn lại là Keo và Bạch đàn (tái sinh chồi). Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi ở mô hình này rất thấp, thấp nhất trong 4 mô hình đề tài nghiên cứu chỉ đạt 17%.
Qua thảm thực bì chỉ thì ở trên có thể thấy cây trồng tại mô hình 4 sinh trưởng không được tốt là phù hợp với điều kiện lập địa ở đây. Mặt khác, do mô hình 4 thử nghiệm đến 9 loài cây hỗn giao, mỗi loài có đặc điểm sinh vật học khác nhau, cần những điều kiện lập địa khác nhau. Chính vì vậy việc xây dựng mô hình này ngay từ ban đầu đã có nhiều rủi ro về khả năng thành rừng nên Dự án chỉ xây dựng 1ha cho mô hình này và dừng lại ở bước thử nghiệm phục vụ nghiên cứu. Để có đánh giá chính xác về khả năng cạnh tranh của các loài trong mô hình như mục tiêu dự án đề ra ban đầu thì phải tiếp tục chăm sóc tốt và chỉ đánh giá được khi rừng khép tán.
- Mô hình 5: Qua bảng trên ta thấy tuy mô hình 5 năm sát mô hình 4 nhưng có lớp thảm thực bì phát triển tốt hơn nhiều, với độ che phủ của cây bụi, thảm tươi 32%. Riêng chỉ có mật độ cây bụi là thấp hơn mô hình 4 nhưng vẫn giữ ở mức cao là 420 cây/ha. Thực bì chỉ thị chủ yếu là những loài cây ưa
ẩm như Cỏ lào, Cỏ sữa, Ké,… Tuy nhiên, vẫn còn một số loài chịu hạn như Sim, Mua, Ràng ràng,…
Đây là mô hình cần được nhân rộng trong công tác trồng cây bản địa trên cả nước. Việc trồng rừng hỗn loài theo cây khó thành rừng hơn đặc biệt là với nhiều loài cây vì mỗi có đặc tính sinh vật học và khả năng thích ứng với từng điều kiện khác nhau nên việc trồng rừng bản địa hỗn loài theo khối được xem như một giải pháp phù hợp.
Đối với những vị trí có lập địa tốt (vi lập địa) có thể chỉ từ 0,3 - 0,5 ha, ta có thể tiến hành trồng cây bản địa phù hợp như Dầu rái, Sao đen, Lim xanh,… Với những khu có lập địa xấu ta trồng các loài cây như Muồng đen hay Thanh thất,… Phương thức hỗn giao này sẽ phát huy được khả năng sinh trưởng của từng loài trong từng điều kiện lập địa, vi lập địa khác nhau.
Phương thức này cũng thuận tiện cho việc chăm sóc, áp dụng các biện pháp lâm sinh.