Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT QUI TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ
3.2. Đề xuất một qui trình phát triển chương trình nhà trường ở trường
Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục bao gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣ: Phân tích tình hình, đánh giá nhu cầu;
xác định mục đích và mục tiêu; thiết kế; thực thi và đánh giá. Đối với cấp THPT thì quá trình này đƣợc thực hiện theo một chu trình 3 năm, theo từng khóa học. Từ đó qui trình phát triển chương trình nhà trường gắn liền với chu trình giáo dục theo các khóa học sinh.
Phát triển chương trình nhà trường ở trường THPT chuyên có tính chất là phát triển chương trình của từng môn học trên cơ sở khung chương trình các môn tương ứng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bổ sung và cơ cấu lại nội dung một cách khoa học, hợp lý để xây dựng chương trình chuyên đáp ứng mục tiêu giáo dục của trường. Do vậy nói đến phát triển chương trình nhà trường ở trường THPT chuyên có nghĩa là phát triển chương trình môn học.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể xác lập một qui trình phát triển chương trình nhà trường ở trường THPT Chuyên Hùng Vương gồm 03 giai đoạn sau đây:
3.2.1. Giai đoạn thiết kế chương trình
Đây chính là giai đoạn xây dựng chương trình bộ môn trên cơ sở Khung chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các kinh nghiệm thực hiện chương trình trước đó của nhà trường trong quá trình giáo dục. Giai đoạn này tiến hành các công việc sau:
- Xây dựng mục tiêu giáo dục môn học trên cơ sở mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu của trường chuyên.
- Đánh giá các ưu, nhược điểm của chương trình hiện tại so với mục tiêu môn học và định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, thông qua việc nghiên cứu hồ sơ dạy học (Kết quả học tập bộ môn của học sinh. Những nhận xét của giáo viên trong quá trình thực thi chương trình. Ý kiến đóng góp của các thành viên tổ chuyên môn về mức độ, phạm vi nội dung.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 51 Ý kiến của học sinh về mức độ nội dung, phương pháp dạy học và chất lượng giáo dục).
- Trên cơ sở nhận xét, đánh giá và tổng hợp các ý kiến về chương trình hiện tại; tiến hành rà soát, bổ sung, bớt đi và sắp xếp lại nội dung dạy học của môn học trong chương trình hiện hành; chuyển một số nội dung dạy học thành các chuyên đề nhằm thực hiện chương trình linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm tính logic toàn diện của vấn đề. Xây dựng các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng mô đun của chương trình. Gợi ý phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá đối với từng mô đun của chương trình nếu có thể.
- Tổ chức hội thảo liên môn để xây dựng các chủ đề liên môn, bao gồm các nội dung dạy học chưa được xây dựng trong chương trình các môn học hiện hành, nhƣng có nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình hiện hành, đó là là chủ đề liên môn thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên hoặc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn. Xét nội dung của chủ đề liên môn, điều kiện về giáo viên... mỗi chủ đề liên môn đƣợc đƣa bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của một môn học nào đó do nhà trường quyết định.
- Hoàn thiện chương trình giáo dục các bộ môn của nhà trường.
3.2.2. Giai đoạn triển khai, thực hiện chương trình
Đây là giai đoạn mà giáo viên và các lực lượng giáo dục của nhà trường triển khai chương trình thông qua các hoạt động giáo dục của nhà trường. Việc triển khai chương trình phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, sở trường của từng giáo viên. Vì thế quá trình thực hiện chương trình hoàn toàn không cứng nhắc mà trái lại nó rất linh hoạt và sáng tạo, nhất là việc sử dụng phương pháp dạy học. Tuy nhiên quá trình triển khai chương trình cần phải tuân thủ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục chung của nhà trường và của các môn học đảm bảo thời lƣợng dạy học từng môn học, tính logic giữa các
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 52 môn học, phù hợp với các hoạt động giáo dục chung và điều kiện thực tế của nhà trường.
- Các giáo viên tiến hành dựng kế hoạch giảng dạy, xây dựng giáo án, chuẩn bị tài liệu và các phương tiện dạy học.
- Thực hiện bài giảng theo kế hoạch
- Lập hồ sơ môn học, bao gồm: Kế hoạch giảng dạy. Các tài liệu học tập có liên quan kể cả các tài liệu của thầy. Sổ ghi ý kiến của đồng nghiệp sau dự giờ; ý kiến tự nhận xét, rút kinh nghiệm của giáo viên trong quá trình thực thi chương trình; ý kiến phản hồi của học sinh sau khi học xong môn học; ý kiến phản hồi của cựu học sinh sau khi ra trường (nếu có). Kết quả học tập của học sinh sau khi học xong môn học. Các đề bài kiểm tra viết; một số bài thi, bài kiểm tra điển hình của học sinh trong quá trình thực hiện chương trình.
3.2.3. Giai đoạn đánh giá chương trình
Việc đánh giá chương trình giáo dục cũng là một quá trình liên tục trong quá trình thực hiện chương trình, nó được đánh giá ngay sau từng nội dung đã giảng dạy, sau mỗi học kỳ, sau 3 năm học đối với từng môn học và cuối cùng là đánh giá tổng thể về chương trình giáo dục của nhà trường. Như vậy việc đánh giá chương trình giáo dục của nhà trường có thể được chia theo hai mức độ:
Đánh giá chương trình giáo dục của từng môn học và đánh giá toàn bộ chương trình giáo dục của nhà trường.
- Đánh giá chương trình giáo dục của từng môn học theo mục tiêu môn học đã xác định, bao gồm:
+ Đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh theo mục tiêu môn học của chương giáo dục phổ thông. Việc đánh giá này được tiến hành qua từng mô đun của chương trình, qua mỗi học kỳ, qua từng năm học và cả khóa học. Việc đánh giá đƣợc căn cứ từ kết quả học tập và rèn luyện của học sinh qua từng giai đoạn, từ nhận xét trực tiếp của giáo viên giảng dạy, từ việc đánh giá ngoài.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 53 + Đánh giá về việc phát triển năng khiếu, năng lực sáng tạo, năng lực tự học và nghiên cứu khoa học của học sinh theo mục tiêu của trường chuyên.
Việc đánh giá đƣợc thực hiện qua từng năm học và cả khóa học dựa trên kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi, kỳ thi khoa học kỹ thuật các cuộc thi tài năng khác của học sinh.
+ Đánh giá việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới đánh giá học sinh trên cơ sở kết quả dạy của thầy và kết quả học của trò, những tác động của yếu tố cơ sở vật chất đối với quá trình thực hiện chương trình và cuối cùng là đánh giá về hiệu quả giáo dục của môn học. Việc đánh giá đƣợc tiến hành qua mỗi học kỳ, mỗi năm học và cả khóa học.
- Đánh giá toàn bộ chương trình giáo dục theo mục tiêu đã xác định của nhà trường, bao gồm:
+ Đánh giá những phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu của chương giáo dục phổ thông. Việc đánh giá này được thực hiện từ kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, từ việc thu thập thông tin của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và từ xã hội sau một chu trình 3 năm học
+ Đánh giá những những yếu tố khách quan tác động đến việc thực hiện chương trình. Đánh giá này được thực hiện từ việc thu thập thông tin của giáo viên và học sinh sau một chu trình 3 năm học.