Lễ hội – nơi thể hiện thẩm mỹ của cộng đồng

Một phần của tài liệu LỄ hội – một nét đẹp TRONG đời SỐNG văn hóa TINH THẦN VIỆT NAM (Trang 40 - 43)

Chương 2. GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN VIỆT NAM

2.1 CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI

2.1.2 Lễ hội – nơi thể hiện thẩm mỹ của cộng đồng

Lễ hội không chỉ là nơi đề cao và tôn thờ những phẩm chất tốt đẹp của con người, của các bậc thần linh mà còn bộc lộ khả năng thẩm mỹ của cộng đồng. Khả năng làm đẹp đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động của không gian lễ hội. Tất cả các hoạt động trong lễ hội cũng được trí thức hóa và đẹp hóa theo phương thức của thẩm mỹ. Tất cả đều phải được nghệ thuật hóa.

Từ khi chuẩn bị lễ và hội, cả làng đã phải quét dọn đường sá, nhà cửa, chùa chiền, chỗ nào cũng phải sạch sẽ, mới mẻ, đặc biệt là tránh sự hỏng hóc, dở dang. Sự sạch sẽ, mới mẻ đó đã tạo ra một không gian khác thường, đẹp hơn ngày thường. Vẻ đẹp đó đã khiến mọi người náo nức hẳn lên để mong chờ một điều gì tốt đẹp hơn đang đến. Bắt đầu từ không khí chung đó, mọi người đã bị không khí háo hức đó cuốn hút, ai cũng hồ hởi, phấn khởi hơn, phải làm một điều gì đó xứng đáng với sự mới mẻ trang trọng đó.

Như vậy, từ trong nhà đến ngoài ngõ, từ đồ vật đến bình thường nhất đến con người, tất cả đều phải mới, đều phải đẹp, phải gọn gàng khác với những ngày thường.

Những thời gian khác trong năm có thể lam lũ, thế nào cũng xong, nhưng giờ đây, người ta không cho phép mình giữ nguyên nếp sống đó mà mọi sinh hoạt đều phải thay đổi, đều phải đổi mới, phải khác đi. Sự khác thường đó cũng là một nét đẹp, một sự trang trí thẩm mỹ mà ngày thường không có.

Nghệ thuật trang trí đó bắt đầu từ việc lau chùi, quét sơn, làm mới lại tất cả các nghi trượng, hương án, tam sư, ngũ sự, hạc rùa cho tới các bức tượng cũng được tắm rửa, thay trang phục mới. Nguyên lý của không khí hội là cái gì, vật gì thì cũng đều phải rửa sạch, phải mới, vật gì cũng phải bổng bẫy, lung linh. Nguyên lý thay đổi đó cũng chính là một cái đẹp, vẻ đẹp có phương pháp, có chủ ý hẳn hoi.

Như vậy, những thay đổi đó cũng chính là một cái đẹp, một đẹp có phương pháp.

Sự lặp đi lặp lại của lễ hội nhìn qua tưởng không có gì thay đổi, nhàm chán. Nhưng trong thực tế, sự lặp đi lặp lại đó là một sự kế tiếp, sự phát triển liên tục cũng như cuộc sống của một đời người. bởi vì, cái đẹp không phải là một ý niệm mà cái đẹp là cuộc

sống, là những hoạt động cụ thể có trật tự và phương pháp riêng của nó. Cái đẹp có năng lực biểu hiện sức sống tồn tại và phát triển, là cái có khả năng gợi cho con người thấy bản chất chân chính của mình. Đồng thời, cái đẹp có thể báo hiệu về con người, gợi lên ở con người những rung động thẩm mỹ, những cảm xúc say mê, tích cực khiến cho con người khát vọng và yêu đời hơn, muốn cống hiến cho đời. Cái đẹp của lễ hội phản ánh khiếu thẩm mỹ của cộng đồng, là khát vọng của cộng đồng và là cái đẹp toàn diện, được coi như là ý tưởng của cuộc sống mẫu mực mà hàng ngày cần vươn tới.

Khiếu thẩm mỹ của lễ hội được thể hiện ngay cả nơi tổ chức lễ hội mà chúng ta thường gọi là không gian linh thiêng của lễ hội. nơi tổ chức lễ hội thường là những khu đất được coi là “đẹp” với nhiều ý nghĩa như trung tâm của bản làng, rộng rãi, cao ráo, sạch sẽ và đặc biệt là sự hài hòa giữa cảnh trí thiên nhiên với những quần thể di tích, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Ở đó, sông núi, nước non, mây trời đều như hòa quyện vào nhau, tôn nhau lên và bổ sung cho nhau để tạo nên một không gian vừa linh thiêng, trang nghiêm vừa hữu tình. Chẳng hạn như đồi Lim của hội Lim Quan Họ (Bắc Ninh). Nơi đây phong cảnh hữu tình: sông núi quây tụ ôm gọn những cánh đồng xanh tươi, thẳng tít tắp rồi đột lên những mỏm đồi thoai thoải làm nền cho ngôi chùa cổ kính mọc lên hay những xóm làng đông đúc. Xa xa là những dòng sông thơ mộng còn vang vọng tiếng sáo véo von của những người đi hội

Như vậy, tất cả những hoạt động trong lễ hội nhằm làm cho không gian linh thiêng sạch đẹp, lỗng lẫy chính là nhu cầu thẩm mỹ của lễ hội. Bởi vì, đẹp là sự ăn khớp giữa bộ phận với bộ phận, giữa bộ phận với toàn thể, giữa toàn thể với xung quanh. Sự hài hòa giữa cái rộn ràng của trò bách hí và cái cao cả, thần thánh trong các nghi thức, nghi lễ với vẻ đẹp lộng lẫy, sạch đẹp của không gian xung quanh mới tạo cho lễ hội vẻ đẹp linh thiêng. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc như đền, đình, chùa, nơi tổ chức lễ hội cũng được làm đẹp từ hình thức bên ngoài đến nội dung bên trong. Đó là cái đẹp toàn diện, được coi là lý tưởng của cuộc sống mà ngày thường cần hướng tới.

Trên cái nền vừa đẹp vừa thiêng đó, lễ hội được diễn ra khuấy động cả không gian vốn dĩ im ắng của đồng quê rộn lên bởi biết bao âm thanh quen thuộc và hấp dẫn của những âm thanh chiêng, trống, đàn, sáo, nói cười, reo hò và cả những bước chân rộn rã chen chúc, nhộn nhịp của người đi vào hội. Hòa với chúng là các màu sắc của lễ phục là những hình khối, kiểu dáng, đường nét rực rỡ của kiệu, tàn lọng, ngựa và sự

sôi động, náo nhiệt của đội múa rồng, múa lân, vũ công, nhạc. Tất cả hợp thành một tổng thể vận động dường như không bao giờ dứt của lễ- nhạc – rước và các trò bách hí.

Bên cạnh đó, tất cả những người tham gia lễ hội đều không phân biệt nghèo, sang hay giàu, hèn mà tất cả họ đều bước vào hội với ,một tâm trạng hưởng thiện, cầu thiện như nhau, họ đều tin tưởng, hy vọng ở các vị thần. Trong lễ hội, cảnh trí, lễ nghi, màu sắc và tiếng nhạc quyện vào nhau như một bản giao hưởng bất tận khiến tâm trạng của mọi người đều phấn chấn, hào hứng, tin tưởng và hi vọng vào những điều tốt đẹp đang đến, đang chờ họ. Đó cũng là cái đẹp, cái khiếu thẩm mỹ của nhân dân lao động mỗi khi đến với hội.

2.1.3 Lễ hội khuyến khích tài năng lao động sản xuất và vui chơi, văn nghệ với ý nghĩa cầu mùa

Lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam hầu hết là lễ hội của cư dân nông nghiệp. Các lễ hội đó dù diễn ra dưới hình thức nào với chủ đề nào thì mục đích chính vẫn là cầu mùa. Để đạt được mục đích cầu mùa, từng lễ hội đã có những nghi thức, nghi lễ khác nhau. Đó là mục đích, là ước vọng của muôn đời của cư dân nông nghiệp trong mọi thời kỳ, mọi không gian xã hội. Vì thế, việc tổ chức các lễ hội vào những năm “phong đăng hòa cốc” cũng nhằm biểu dương, khuyến khích tài năng sản xuất đã làm cho mùa màng bội thu và sẽ tiếp tục đạt được những kết quả cao như thế, hơn thế vào mùa vụ sau. Tập quán săn bắn, hái lượm, đánh cá của thời nguyên thủy cũng thường được các lễ hội diễn lại. Tài năng đó không chỉ được nhân dân bết đến mà còn được các vị Thần linh chứng giám. Vì vậy, sau khi cúng người ta tin rằng các tài năng đó đã được các vị Thần linh tăng thêm sức mạnh sau khi dâng cúng các sản phẩm do họ làm ra.

Ngoài ra, hàng loạt các lễ hội diễn ra nhằm khuyến khích làng nghề truyền thống phát triển như lễ hội làng Vân Sa (Ba Vì – Hà Tây cũ) là hội làng nghề trồng dâu tằm, dệt lụa. Các hội thi nấu cơm, chế biến, bày biện các món ăn truyền thống, dâng cúng các sản phẩm nông nghiệp lên các vị Thần linh cũng được tổ chức ở nhiều lễ hội.

Ở các lễ hội còn là dịp tốt nhất để khuyến khích, biểu dương các tài năng văn hóa, nghệ thuật trổ tài thông qua các trò vui “bách hí” của cộng đồng. Những người tham gia diễn xướng là những nghệ nhân hay là những người yêu văn nghệ, không chuyên nghiệp nhưng họ đều thể hiện hết mình với một tâm hồn phấn chấn, vui vẻ, hăng say như trong hội hát Quan họ, hát Chèo, hát Ca Cổ.

Tóm lại, lễ hội dù lớn hay nhỏ, dài hay ngắn đều là cái sân khấu tự nhiên để thi thố tài năng văn nghệ của các dân tộc. Hầu hết các tài năng này đều là những người không chuyên nghiệp, họ diễn xướng chủ yếu bằng kinh nghiệm và lòng nhiệt tình với làng xóm, bản mường. Qua đó, họ không chỉ bộc lộ được những tài năng của mình mà họ còn học được ở bạn diễn những cái hay, cái mới, cái đẹp khác bổ sung và nâng cao khả năng vốn có của họ. Chính vì thế mà lễ hội luôn cuốn hút, hấp dẫn mọi người.

Một phần của tài liệu LỄ hội – một nét đẹp TRONG đời SỐNG văn hóa TINH THẦN VIỆT NAM (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)