MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰCVÀ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA LỄ HỘI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu LỄ hội – một nét đẹp TRONG đời SỐNG văn hóa TINH THẦN VIỆT NAM (Trang 67 - 75)

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA LỄ HỘI HIỆN NAY

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰCVÀ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA LỄ HỘI HIỆN NAY

3.2.1 Tăng cường quản lý lễ hội truyền thống từ gốc độ quản lý di sản Lễ hội truyền thống ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng cũng như đang trở thành một động lực phát triển kinh tế- xã hội của nhiều địa phương. Chính vì vậy, quản lý lễ hội truyền thống là quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội, trong đó nhiệm vụ trọng tâm nhằm ban hành, thực thi, kiểm tra và giám sát việc ban hành các văn bản, hoàn thiện hệ thống chính sách và luật pháp có liên quan và các hệ thống công cụ nhằm đạt được các mục tiêu phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như hệ thống pháp luật, đáp ứng các mục đích phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa. Để đạt được những mục đích và yêu cầu này thì Đảng và Nhà nước ta cần tăng cường quản lý lễ hội truyền thống từ gốc độ quản lý di sản bằng các biện pháp cụ thể sau:

a) Quản lý lễ hội truyền thống bằng các thể chế luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước

Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải tiến hành đúng quy định pháp luật. Chủ đề của lễ hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và súc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng phí. Kịch bản tổ chức lễ hội phải phù hợp, định hình các nghi thức lễ và hoạt động hội gắn với chủ đề riêng của lễ hội truyền thống. Các chương trình phục vụ lễ hội phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Tổ chức lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, khuyến khích các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng lành mạnh.

Hiện nay đã có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quản lý lễ hội như Luật Di sản văn hóa. Quy chế tổ chức lễ hội, Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa – thông tin. Trong Nghị định số 92/2002/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, điều 10 về việc duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, quy định:

1. Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:

a. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội.

b. Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội.

c. Phục dựng chỉ có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống như tế, lễ, đón, rước và các nghi thức truyền thống khác.

d. Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi về nguồn gốc, nội dung của các giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội ở trong nước và ngoài nước.

2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong tổ chức và hoạt động lễ hội:

a. Lợi dụng lễ hội để tuyên truyền, kích động chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ đoàn kết dân tộc; gây mất trật tự an ninh.

b. Tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục.

c. Các hình thức thương mại hóa hoạt động lễ hội, xuyên tạc, áp đặt các nghi thức, kết cấu mới vào lễ hội truyền thống, tổ chức các dịch vụ sinh hoạt ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trái pháp luật trong các khu vực bảo vệ của di tích.

d. Đánh bạc dưới mọi hình thức.

e. Đốt đồ mã.

f. Những hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Việc tổ chức lễ hội truyền thống được thực hiện theo Quy chế về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin ban hành[13]. Trong khi đó, Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin cũng đã quy định chi tiết một số mức phạt có liên quan đến các hoạt động trong lễ hội như:

Điều 34. vi phạm các quy định về nếp sống

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

a. Tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, bóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan.

b. Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ khác.

c. Lợi dụng tín ngưỡng để quyên góp tiền của, vật chất khác.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng lễ hội để tổ chức hoạt động gây mất trật tự, an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Điều 40. Vi phạm các quy định về sản xuất, đốt hàng mã.

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đối với hành vi đốt hàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hàng mã, tuyên truyền mê tín dị đoan để tiêu thụ hàng mã.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng mã cho nước ngoài mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc sản xuất gia công cho nước ngoài nhưng tiêu thụ ở trong nước.

Như vậy, chỉ có tăng cường quản lý lễ hội truyền thống bằng các thể chế luật pháp – chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta mới có thể có những chế tài phù hợp, không gây tranh cãi để xử lý các vi phạm và tôn vinh những hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội.

b) Quản lý lễ hội truyền thống bằng việc giám sát, kiểm tra

Dù chúng ta đã ban hành nhiều quy định quản lý và xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội vẫn nảy sinh ra nhiều vẫn đề: mê tín dị đoan, các lễ hội bị biến dạng, các tệ nạn xã hội, các vấn đề hủ tục... Vì thế, chúng ta phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức lễ hội và các quy định báo cáo tổ chức lễ hội truyền thống. Công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp ngành văn hóa theo sát được những diễn biến đang diễn ra trong thực tiễn.

Chấn chỉnh các hành vi tiêu cực, phi văn hóa, hoạt động mê tín dị đoan, tình trạng lộn xộn tại các khu dịch vụ trên địa bàn tổ chức lễ hội. Thường xuyên nhắc nhở, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để các sai phạm và hành vi tiêu cực. Chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau lễ hội, các khâu, vấn đề phát sinh, có phương án xử lý kịp thời.

c) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về tổ chức, quản lý và bảo tồn lễ hội truyền thống

Thống kê, rà soát, nhận diện và phân loại lễ hội truyền thống hiện có ở Việt Nam, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục

hồi và phát triển. Bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội truyền thống ở địa phương, đồng thời, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu; phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống, những lễ hội truyền thống phải dựa trên các tiêu chí khoa học để đảm bảo không làm sai lệch lễ hội. Xây dựng thêm các tiêu chí văn hóa trên nền truyền thống, phù hợp đặc điểm văn hóa dân tộc, xu hướng phát triển và nhịp sống văn hoá của thời đại, làm cho lễ hội thêm sức sống mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

d) Củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội ở mỗi địa phương theo đúng quy trình, thủ tục

Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng năng lực tổ chức, quản lý hoạt động lễ hội truyền thống cho đội ngũ cán bộ để việc tổ chức các lễ hội ngày càng được chuẩn hoá. Mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những mô hình tiêu biểu của các địa phương, các nước trong khu vực và quốc tế về tổ chức lễ hội. Ban tổ chức lễ hội phải thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của Nhà nước, tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên ngay trong và sau khi kết thúc lễ hội, báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý cấp trên.

3.2.2 Tăng cường quản lý lễ hội truyền thống bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho người dân thông qua dư luận xã hội

Như chúng ta đã biết, các biện pháp quản lý hành chính có tác dụng hạn chế trong việc tác động đến hành vi người dân tham gia vào các lễ hội, thậm chí đôi khi dẫn đến những phản tác dụng như càng cấm đoán thì càng càng có nhiều người theo dẫn đến việc Nhà nước vừa không kiểm soát được, vừa chịu tiếng là vi phạm những nguyên tắc tự do tôn giáo và quyền tự do của cá nhân. Vì vậy, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho người dân thông quan dư luận xã hội rất quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ lễ hội truyền thống ở nước ta.

Người dân địa phương và du khách chính là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của lễ hội. Việc quản lý lễ hội không chỉ riêng của Đảng và Nhà nước mà còn là công việc chung của người dân địa phương và cả du khách. Chính vì lẽ đó, chỉ khi nhận thức của ho thay đổi sẽ khiến cho công việc quản lý lễ hội trở nên dễ dàng hơn và hiệu qảu hơn. Chúng ta phải tuyên truyền và giáo dục cho họ nhận biết rằng nếu người dân có ý thức hơn trong việc nhận biết trong việc đốt vàng mã, coi xem bói toán là những điều nhảm nhí và mất thời gian, mất tiền bạc thì việc ngăn cấm những tệ

nạn này sẽ không còn gặp những khóa khăn. Phải giáo dục cho mọi người đều biết rằng, một trong những biện pháp nhằm bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan là nâng cao mặt bằng dân trí xã hội. Chính vì, trang bị thông tin cho người dân, nâng cao hiểu biết cho họ là một trong những giải pháp để bài trừ những tệ nạn này.

Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý lễ hội của người dân, đặc biệt trong các lễ hội quy mô vùng, quốc gia. Ngoài việc tham gia vào nhiều khâu tổ chức lễ hội quan trọng, chính người dân địa phương gop phần làm tăng tính chân thực cho di sản. Vai trò của người dân được nâng cao thì sự tự uqanr của cộng đồng sẽ là một biện pháp quản lý hết sức huữ hiệu. Người ta sẽ tự nhắc nhở, quản lý lẫn nhau một cách chặt chẽ. Chính vì vậy, cần phải đưa các đại diện người dân địa phương vào trong các ban quản lý lễ hội, lắng nghe những nguyện vọng của họ để công tác quản lý lễ hội được thuận tiện hơn.

Như vậy, để làm giảm bớt những tệ nạn mê tín dị đoan, chúng ta cần tuyên truyền những hậu quả do việc mù quáng tin vào những điều mê tín dị đoan, nêu các gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia tổ chức và quản lý lễ hội, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên cơ sở góp một phần làm cho người dân ý thức về hành vi tham gia lễ hội của họ, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong việc chăm sóc di tích, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc mình.

Bên cạnh đó, cần đổi mới công tác tuyên truyền, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đặc biệt là phương thức giới thiệu, quảng bá trên hệ thống truyền thanh tại các lễ hội cho người dân và du khách biết và hiểu về các di sản của dân tộc mình;

cần nâng cao nhận thức của mọi người dân về giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội truyền thống trong đời sống văn hoá tinh thần, từ đó có ý thức đề cao việc thực hiện pháp luật và tự giác thực hiện nếp sống văn minh của người dân trong lễ hội.

Tạo sự chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể về trách nhiệm quản lý lễ hội truyền thống đối với người dân địa phương và du khách, đặc biệt là trong tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định và quy chế thực hiện nếp sống văn minh của Chính phủ, quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng như các văn bản có liên quan. Kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho lễ hội truyền thống ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.

Cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội truyền thống nhằm tăng cường sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân dân theo sự hướng dẫn, quản lý chung của cơ quan chức năng; khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội còn tiềm ẩn trong nhân dân góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội; huy động nguồn lực của toàn dân và du khách thập phương, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Mở các lớp đào tạo, nâng cao nghiệp vụ về quản lý văn hóa ở các cơ sở, địa phương, trong đó có nội dung quản lý lễ hội để trang bị những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, quy chế, văn bản pháp quy của ngành văn hóa, đặc biệt cần nhấn mạnh đến việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống như một hiện tượng văn hóa có nhiều mục đích, huy động nguồn lực trong dân, phối hợp với các cấp, các ngành vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế – xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vì những lý do trên, biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho người dân thông qua dư luận xã hội là một trong những giải pháp rất quan trọng đối với việc bảo tồn và phát triển lễ hội ở nước ta.

Thực hiện những giải pháp trên thì các hoạt động tổ chức lễ hội ở nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, và tiếp tục phát huy được những mặt tích cực, loại bỏ được các yếu tố còn kém trong lễ hội, góp phần thực hiện nếp sống văn minh của người dân, vừa củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, vừa giáo dục lịch sử và là cơ hội để phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh của đất nước mình với bạn bè năm châu. Đặc biệt là góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của ta trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

PHẦN KẾT LUẬN CHUNG

Mọi giá trị truyền thống đều trở thành nền tảng để xây dựng tương lai. Vì thế, chúng ta đều phải biết cách để bảo vệ các di sản văn hóa mà ông cha ta để lại. Và lễ hội sinh ra từ lúc nào, có lẽ không ai có thể xác định được rõ ràng. Nhưng, có một điều chắc chắn là đối với các dân tộc Việt Nam, lễ hội đã trở thành một nhu cầu của đời sống tinh thần từ lâu đời. Hay nói cách khác là lễ hội đã gắn bó với các dân tộc Việt Nam từ lâu đời, nhất là đối với các thời kỳ lịch sử trước đây. Là cư dân nông nghiệp thủ công, việc lệ thuộc vào sự may rủi của thiên nhiên là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, nên lễ hội đã trở thành nhu cầu tâm linh, không thể thiếu được của các cư dân cộng đồng người Việt.

Ngoài ra, lễ hội ở nước ta còn là quá trình đúc kết truyền thống, lịch sử, văn hóa, xã hội và những nếp sống tài hoa, tình nghĩa xóm làng và tính cộng đồng sâu sắc của ông cha ta. Nghiên cứu lễ hội truyền thống sẽ giúp ta hiểu hơn về những lĩnh vực đó, góp phần bảo lưu những nét tốt đẹp của bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Hiểu biết về lễ hội cũng có nghĩa là hiểu thêm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Cho nên, lễ hội là di sản quý báu của dân tộc, nó cần được giữ gìn, truyền lại cho các thế hệ sau. Đó là sức mạnh tinh thần và là tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Do tính chất xã hội hóa và các đặc trưng thẩm mỹ mà lễ hội có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục cái đẹp, cái cao thượng, anh hùng, tinh thần dân tộc, ý thức cội nguồn, tính cộng đồng và tinh thần nhớ ơn tổ tiên và các thế hệ tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước. Mọi quá khứ là nền tảng của tương lai. Vì vậy, hiện nay chúng ta đang thừa hưởng và phát huy di sản quý báu của cha ông, trong đó có những giá trị thẩm mỹ và nhân văn của lễ hội.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều lễ hội bị thương mại hóa. Đây là một hiện tượng khá phổ biến để các thương hiệu quảng cáo sản phẩm của mình. Do đó, chúng ta cần có biện pháp thật sự hữu hiệu để lễ hội không phải trở thành kênh quảng cáo cho các thương hiệu.

Nhìn chung trong một năm có quá nhiều lễ hội làm cho họ tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc, nó làm cho sản xuất bị ngưng trệ, đình đốn do có nhiều lễ tiết và quy mô phức tạp, thời gian kéo dài những thay đổi trong lễ hội như hiện nay nhằm mục đích hòa nhập vào cuộc sống hiện đại ngày nay

Một phần của tài liệu LỄ hội – một nét đẹp TRONG đời SỐNG văn hóa TINH THẦN VIỆT NAM (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)