Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của hợp đồng đại diện cho thương nhân (Trang 60 - 64)

Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN

3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân

Trước năm 2005, vì nhiều lý do khác nhau nên chế định hợp đồng nói chung, các quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân nói riêng còn tản mạn và thiếu tính hệ thống. Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật Thương mại 2005 ra đời thay thế cho Luật Thương mại 1997 đã đặt dấu mốc quan trọng trong việc thống nhất, liên thông hai hệ thống pháp luật dân sự và thương mại, đồng thời là một bước

tiến lớn trong tư duy điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Sau một thời gian được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật, trong đó có quan hệ hợp đồng đại diện cho thương nhân, nhiều quy định pháp luật của Luật Thương mại 2005 đã bộc lộ một số điểm hạn chế, không phù hợp với sự phát triển của thực tiễn và cần được sửa đổi, bổ sung để hỗ trợ tốt hơn cho các quan hệ kinh doanh, thương mại phát triển.

Để việc sửa đổi các quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta và phát huy hiệu quả hỗ trợ hoạt động kinh doanh thương mại, theo quan điểm của tác giả, việc sửa đổi, bổ sung các quy định này cần đi theo các định hướng như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân phải phù hợp với nền kinh tế thị trường nói chung và phù hợp với chính sách phát triển thương mại nói riêng của nước ta.

Pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân là một bộ phận trong hệ thống pháp luật thương mại của Việt Nam. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân cần phù hợp với yêu cầu chung của nền kinh tế thị trường mà nước ta đang dần thiết lập cũng như tương thích với chính sách phát triển thương mại của đất nước. Việc xác định đúng yêu cầu của chính sách phát triển nền kinh tế thị trường và chính sách phát triển thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân.

Cũng như đối với pháp luật về kinh doanh, thương mại nói chung, nền kinh tế thị trường yêu cầu việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng đại diện cho thương nhân phải đảm bảo đáp ứng được các đòi hỏi sau:

- Pháp luật phải phản ánh đúng các quy luật của nền kinh tế thị trường, bảo vệ và hỗ trợ các quan hệ kinh doanh, thương mại phát triển thông qua việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những chủ thể kinh doanh.

- Pháp luật phải ổn định, thống nhất, khả thi và giảm được các chi phí giao dịch cho các chủ thể kinh doanh.

Nền kinh tế thị trường Việt Nam được chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung đó, các hoạt động thương mại trong đó bao gồm cả hoạt động đại diện cho thương nhân không đủ điều kiện để tự do phát triển. Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã có một hệ thống các quy định pháp luật khá mở điều chỉnh hoạt động thương mại, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều vướng mắc nên chưa thực sự đảm bảo được quyền tự do trong giao kết, thực hiện hợp đồng đại diện cho thương nhân cũng như các hợp đồng khác trong hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại cần có sự thay đổi lớn để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho các thương nhân.

Pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân một mặt phải đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, mặt khác phải tuân thủ triệt để chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là các chính sách về thương mại.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân cần đặt trong tổng thể chung của việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật thương mại và pháp luật về hợp đồng, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển quan hệ đại diện thương mại.

Các quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân là một bộ phận nằm trong chế định hợp đồng. Do đó, việc hoàn thiện các quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân cần đặt trong tổng thể chung của việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về thương mại và pháp luật về hợp đồng. Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2005 đang nằm trong dự án sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Trách nhiệm xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự được giao cho Vụ pháp luật Dân sự kinh tế- Bộ Tư pháp, sau đó trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến [27]. Bởi vậy, các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân đưa ra

cần cân nhắc tới xu hướng sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp đồng trong Bộ luật dân sự.

Yêu cầu về tính minh bạch đòi hỏi việc ban hành văn bản pháp luật điều chỉn hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được công khai rộng rãi, đồng thời phải tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia góp ý, xây dựng văn bản pháp luật.

Tính thống nhất, đồng bộ khi hoàn thiện pháp luật nói chung yêu cầu các văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp, không mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Điều này chỉ có được khi có sự liên kết phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành khi soạn thảo, sửa đổi các quy định pháp luật. Đối với hợp đồng đại diện cho thương nhân, đòi hỏi các quy định pháp luật cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động đại diện cho thương nhân trong những lĩnh vực đặc thù. Sự chồng chéo, mâu thuẫn của các quy định pháp luật khiến cho quá trình nhận thức, áp dụng pháp luật của các thương nhân gặp nhiều khó khăn.

Tính khả thi của pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân thể hiện khả năng áp dụng dễ dàng trong thực tế các quy định của pháp luật. Để đáp ứng được yêu cầu này, pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân cần đảm bảo quyền tự do giao kết thực hiện hợp đồng cho các thương nhân trong khuôn khổ quy định pháp luật. Đồng thời, pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân cũng cân có những quy định phù hợp dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra để tạo cơ sở cho các bên giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng chưa được dự liệu trước khi giao kết hợp đồng.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại diện cho thương nhân phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế như: hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)…

Để thực thi các cam kết quốc tế về thương mại trong quá trình hội nhập, nước ta đã từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật cho phù hợp. Quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân cũng nằm trong phạm vi những quy định pháp luật cần hoàn thiện trong quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong điều kiện pháp luật về đại diện của các nước trên thế giới có bề dày phát triển hơn pháp luật về đại diện của Việt Nam nhiều lần.

Một phần của tài liệu Những khía cạnh pháp lý của hợp đồng đại diện cho thương nhân (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)