Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề nước mắm ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Biểu đồ 1. Bản đồ huyện Phú Vang

Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển, đầm phá, nằm về phía Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn là Thuận An, Phú Đa và 18 xã. Trong đó: vùng nội đồng gồm 6 xã: Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thượng, Phú Hồ, Phú Lương và

Đại học kinh tế Huế

Vinh Thanh và Vinh An; vùng đầm phá gồm 7 xã: Phú Thanh, Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân, Phú Đa, Vinh Phú và Vinh Hà; riêng thị trấn Thuận An vừa có dáng dấp vùng biển và vùng đầm phá.

Phú Vang phía Bắc giáp biển Đông; phía Tây giáp thị xã Hương Trà;

phía Nam giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy; phía Đông giáp huyện Phú Lộc. Có vị trí địa lý kinh tế tế khá thuận lợi, nằm liền kề thành phố Huế, là trung tâm tỉnh lỵ - một đô thị lớn của Miền Trung và cả nước; nằm trên các trục giao thông quan trọng của vùng và của tỉnh như quốc lộ 49A, 49B, tỉnh lộ 2, 3, 10A, 10B, 10C, 10D và các trục ngang nối các tuyến tỉnh lộ với quốc lộ, tạo thành một hệ thống giao thông thủy; bộ hợp lý. Phú Vang được bao bọc bởi biển đông, sông Hương, sông Như Ý, sông Lợi Nông cùng một phần diện tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng;

đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thâm canh theo chiều sâu và khai thác du lịch.

Phú Vang có biển, đầm phá với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh; có làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng.

Những năm gần đây, Phú Vang đã và đang được tỉnh, trung ương quan tâm đầu tư phát triển đô thị, hoàn thiện hạ tầng cơ sở giao thông, điện, nước, thủy lợi; hình thành một số cụm CN TTCN, cụm du lịch, dịch vụ v.v.. nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT XH huyện trong giai đoạn tới.

Tóm lại, với yếu tố địa lý kinh tế nêu trên, Phú Vang được đánh giá là một trong những huyện có điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh, với các địa phương khác trong vùng và cả nước.

2.1.1.2 Khí hậu, đất đai và biển, bờ biển

Khí hậu

 Phú Vang là một huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, nên bên cạnh việc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thì huyện còn có

Đại học kinh tế Huế

những đặc điểm riêng của vùng khí hậu ven biển. Một năm, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt:

 Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất NN, nuôi trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân;

 Mùa nắng, gió Tây – Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Đất đai

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Vang năm 2015

Chỉ tiêu Tổng số (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 27824,5 100,0

I. Đất nông nghiệp 13484,7 48,5

1. Đất sản xuất nông nghiệp 10373,2 37,3

2. Đất trồng cây lâu năm 1983,2 7,1

3. Đất lâm nghiệp có rừng 1338,4 4,8

4. Đất nuôi trồng thủy sản 1726,5 6,2

5. Đất nông nghiệp khác 46,7 0,2

II. Đất phi nông nghiệp 13577,5 48,8

1. Đất ở 1614,1 5,8

2. Đất chuyên dùng 2588,5 9,3

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 245,8 0,9

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2365,4 8,5

5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6763,2 24,3

6. Đất phi nông nghiệp khác 2,7 0,0

III. Đất chưa sử dụng 762,3 2,7

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Vang năm 2015)

Đại học kinh tế Huế

Phú Vang có tổng diện tích đất tự nhiên là 27824,5 ha, trong đó diện tích đất NN chiếm 48,5%, đất phi NN chiếm 48,8%, còn lại 2,7% là diện tích đất chưa sử dụng. Hiện nay, tình hình sử dụng đất đai ở huyện có sự biến đổi theo xu hướng giảm dần diện tích đất NN, tăng dần diện tích đất phi NN; lý do của tình hình này là do quá trình đô thị hóa cộng với việc mở rộng các công trình và hệ thống trụ sở hành chính làm việc và hệ thống đường giao thông, đi lại.

Biển, bờ biển

Phú Vang có đường bờ biển dài 40 km, có nhiều bãi tắm, cảnh quan sinh thái đẹp. Bãi biển Thuận An là nơi tắm biển, nghỉ dưỡng lý tưởng cho các du khách trong và ngoài nước. Toàn huyện có 13/20 xã, thị trấn ven biển và đầm phá với trên 23.634 hộ sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng biển Phú Vang nằm trong ngư trường biển Đông, có nhiều loài hải sản với hơn 500 loài cá, trong đó 30 – 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác; có tiềm năng to lớn về đánh bắt, khai thác hải sản.

Ven biển Phú Vang còn có các vũng, vịnh cóđiều kiện thuận lợi để xây dựng cảng biển, cảng cá như cảng Thuận An và các khu neo đậu tàu thuyền v.v..

2.1.2 Đặc điểm KT – XH 2.1.2.1 Về kinh tế

Chỉ tiêu giá trị tăng trưởng kinh tế năm 2016 của huyện Phú Vang là 7,8/10,66 (%), không đạt KH đề ra, nguyên do là bị ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển nên đã làm cho giá trị sản xuất ngành dịch vụ chững lại, tăng trưởng chậm; ngành nông lâm ngư nghiệp gặp phải mức tăng trưởng âm, giảm mạnh.

Nền kinh tế của huyện phát triển theo chiều hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất (GO), bình quân giai đoạn 2014 – 2016 là 11,61%.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.2 Giá trị tăng tưởng kinh tế của huyện Phú Vang 2014 – 2016 Đơn vị: %

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

GTTT 8,23 18,8 7,8

Dịch vụ 9,12 28,6 13,0

CN – XD 7,7 23,1 13,6

NLNN 5,7 3,0 -6,7

(Nguồn: Phòng Công Thương huyện Phú Vang)

Năm 2016, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người (GDP) đạt khoảng 2100 USD, bằng khoảng 80% so mức bình quân chung toàn tỉnh.

Trong giai đoạn qua, các ngành kinh tế của huyện có sự biến động không nhỏ, cụ thể: Do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển kể từ 6/04/2016 ngành dịch vụ năm 2016 của huyện Phú Vang đạt 98,7% so với kế hoạch đã đề ra, tăng 7,3% so với năm 2013; Ngành Công nghiệp – Xây dựng năm 2016 của huyện Phú Vang đạt 101,2% so với kế hoạch đã đề ra, tăng 3,6% so với năm 2015 và tăng 6% so với năm 2013; Cũng từ ảnh hưởng sự cố môi trường biển, ngành nông lâm ngư nghiệp năm 2016 của huyện Phú Vang đạt 90,5% so với kế hoạch, giảm 10,9% so với năm 2015 và giảm 15,5% so với năm 2013.

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Phú Vang 2014 – 2016 Đơn vị: Tỷ đồng, %

Lĩnh vực

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

GTSX CC GTSX CC GTSX CC

Tổng GTSX 5217,2 100 6514,5 100 8287,3 100

Dịch vụ 1872,4 35,9 2343,4 35,9 3579,8 43,2 CN – XD 1400,8 26,8 1907,4 29,3 2727,4 32,9

NLNN 1943,9 37,3 2263,6 34,8 1980,1 23,9

Đại học kinh tế Huế

Cơ cấu ngành của huyện Phú Vang chủ có sự thay đổi không nhỏ và phát triển theo hướng tích cực, đúng với xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Và thực tế đã cho thấy sự thay đổi đáng khen ngợi ấy, cụ thể trong năm 2016: Dịch Vụ chiếm 43,2%, tăng 7,3% so với năm 2014; Công Nghiệp – Xây Dựng chiếm 32,9%, tăng 6,1% so với năm 2014;

Nông Lâm Ngư Nghiệp chiếm 23,9%, giảm 13,4% so với năm 2014.

Biểu đồ 2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phú Vang 2014 – 2016 2.1.2.2 Về xã hội

Dân số

Bảng 2.4 Cơ cấu dân số huyện Phú Vang, giai đoạn 2014 – 2015

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu 2014 2015

Tổng dân số toàn huyện 181495 182141

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề nước mắm ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)