CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM
2. Chia theo khu vực
2.2 Đánh giá thực trạng của làng nghề nước mắm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Tình hình làng nghề nước mắm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế .1 Quy mô và cơ cấu sản xuất
2.2.1.3 Các yếu tố đầu ra
Nhìn chung, sản lượng nước mắm sản xuất tăng dần theo từng năm, đến năm 2016 tổng sản lượng nước mắm của LNNM huyện Phú Vang đạt gần 7 triệu lít, bình quân mỗi hộ sản xuất khoảng trên 35000 lít/năm. Điều này cho thấy đã bắt đầu có sự chú trọng đên sự phát triển của ngành nghề này, hơn nữa, con số sản lượng sẽ không chỉ dừng lại ở một chữ số mà có thể tăng lên không ngừng nghỉ. Tuy vậy, năm 2016 xuất hiện sự cố môi trường biển, điều này đã gây thiệt không nhỏ cho sản lượng sản xuất ra vì khan hiếm nguồn nguyên liệu.
Bảng 2.8 Sản lượng của LNNM năm 2014 – 2016
Đơn vị: triệu lít
STT LNNM Sản lượng nước mắm bình quân
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Phú Thuận 3.7 4 3.7
2 Phú Hải 3.3 3.6 3.2
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện KT – XH)
Đại học kinh tế Huế
Biểu đồ 5. Sản lượng nước mắm của LNNM 2014 – 2016
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ SP của LNNM đều là do các chủ hộ, CSSX tự tìm; có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, một phần đưa đến các đại lý và cửa hàng bán lẻ, phần còn lại thông qua tư thương đưa SP đến các nơi trên khắp đất nước. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung ở trên địa bàn xã, huyện và trong tinh, số nhỏ được tiêu thụ ở ngoài tỉnh. SP được bày bán rộng rãi ở các chợ và siêu thị ở thành phố Huế như: chợ An Cựu, chợ Đông Ba, chợ Bến Ngự, chợ Phú Bài và các chợ huyện, số nhỏ các CSSX có thương hiệu được các lái buôn lớn thu mua để tiêu thụ ở ngoại tỉnh.
Thị trường tiêu thụ SP không rộng khắp, nguyên nhân của điều này xuất phát từ sự thiếu chủ động, mạnh dạn trong khâu phát triển thương hiệu SP của các chủ CSSX khiến chúng không xây dựng được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, hàng hóa không nhãn mác chẳng thể nào cạnh tranh ngang hàng với hàng hóa ở tỉnh khác; cụ thể là tỉnh Thừa Thiên Huế thừa khả năng trong việc tự cung cấp nước mắm cho người dân toàn tỉnh sử dụng song chúng lại bị đánh bại bởi các nhãn hiệu nước mắm khác từ các tỉnh khác, mặc dù thực ra chất lượng có thể chưa sánh bằng nước mắm Huế. Hơn nữa, thương hiệu là yếu tố tiên quyết để đưa sản phẩm ra thị trường lớn như toàn đất nước hay rộng hơn là quốc tế, mà sản phẩm của LNNM của huyện Phú Vang lại không đáp ứng được vấn đề này.
01 23 45 67 8
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Triệu lít
Phú Hải Phú Thuận
Đại học kinh tế Huế
Có thể thấy rằng, SP nước mắm của huyện Phú Vang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, có năm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này, đó là:
Không biết quảng cáo, giới thiệu, khuyếch trương SP trên thị trường hiện có và mở rộng sang thị trường mới.
Giá thành cao, chưa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng đã làm giảm tính cạnh tranh so với các SP cùng loại khác trên thị trường.
Chất lượng và đóng gói bao bì chưa thu hút.
Mẫu mã không phong phú, bắt mắt, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng cung ứng cho thị trường ít, không đáp ứng đủ cho các khách hàng có nhu cầu lớn.
Sản phẩm
Đánh giá về những yếu tố liên quan đến SP, chất lượng sản phẩm giữa các CSSX có sự khác nhau. So sánh SP LNNM huyện Phú Vang với một vài SP ở những vùng khác, SP của LNNM huyện được đánh giá khá cao về chất lượng SP, song mẫu mã không thu hút và giá thành khá cao so với các SP cùng loại trên thị trường.
Môi trường sản xuất
Chế biến nước mắm là nghề truyền thống vì thế nó được làm thủ công, hầu hết nước thải cho lắng trực tiếp xuống đất bởi thế ít nhiều nó làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Mặt khác, chất thải rắn trong sản xuất được các cơ sở, hộ sản xuất tận dụng làm thức ăn cho gia súc nên ít ảnh hưởng đến môi trường phần nào. Hiện nay, ở mỗi LNNM đã thành lập tổ thu gom xử lý rác thải vì thế đa phần các chất thải khác đều được thu gom và xử lý.
Mặt tích cực của các cơ sở, hộ sản xuất về vấn đề môi trường ở các LNNM chính là:
Các sơ sở, hộ hiện nay đều xây dựng các bể chứa nước thải, tận dụng triệt để các bã mắm làm thức ăn cho gia súc.
Đại học kinh tế Huế
Củng cố và duy trì tổ thu gom, xử lý rác thải nhằm mục đích thu gom và xử lý lượng rác thải của làng nghề chế biến nước mắm.
Các cơ sở đã đăng ký nhãn hiệu, đã có bản cam kết bảo vệ môi trường và đóng kinh phí bảo vệ môi trường theo đúng quy định của nhà nước.
Song, vẫn còn các hạn chế tồn tại, như:
Các hộ, cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu trong khu dân cư nên ảnh hưởng đến người dân.
Hệ thống xử lý nước thải chỉ tạm thời, chưa đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.