CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM
2. Chia theo khu vực
2.2 Đánh giá thực trạng của làng nghề nước mắm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.2 Đánh giá phát triển làng nghề nước mắm thông qua phiếu điều tra .1 Mô tả phiếu điều tra
Nhằm đánh giá khách quan thực trạng phát triển của làng nghề nước mắm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua, ngoài việc tìm hiểu tình hình sản xuất chung của toàn huyện, tôi đã tiến hành điều tra thu thập số liệu ở hai làng nghề nước mắm.
Yêu cầu đối với chọn điểm nghiên cứu là phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề tài, mang tính đại diện; vì vậy tôi đã tiến hành chọn ngẫu nhiên 50 trong tổng 109 hộ, CSSX ở hai làng nghề nước mắm để điều tra và thu thập dữ liệu nghiên cứu, cụ thể là 25 hộ, CSSX ở làng nghề nước mắm xã Phú Thuận và 25 hộ, CSSX ở làng nghề nước mắm xã Phú Hải.
Nội dung phiếu điều tra:
Thông tin chung của các hộ, CSSX làm nghề nước mắm: tên chủ cơ sở, tên cơ sở, trình độ chuyên môn.
Thông tin về tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của các cơ sở (hộ): vốn, nguyên liệu, phương thức bán sản phẩm, thị trường tiêu thụ.
Thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh: sản lượng, doanh thu, thu nhập của lao động.
Câu hỏi về khó khăn hay thuận lợi trong điều kiện hiện nay.
Đại học kinh tế Huế
2.2.2.2 Kết quả điều tra
Các yếu tố đầu vào
Lao động
Qua khảo sát thực tế tình hình LĐ của LNNM ở huyện Phú Vang cho thấy, số lượng LĐ tham gia sản xuất có sự dao động so với số liệu thống kê của huyện, vào những thời gian cao điểm như tháng 10, 11, 12 âm lịch các CSSX cần phải thuê thêm LĐ bên ngoài để đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất.
Trong 50 hộ, cơ sở được điều tra, có 80% nói rằng đã tham gia các buổi tập huấn, khóa đào tạo kỹ thuật sản xuất nước mắm và vệ sinh an toàn thực phẩm do huyện và tỉnh tổ chức.
Bảng 2.10 Tỷ lệ chất lượng và nguồn LĐ ở các hộ, cơ sở được điều tra Đơn vị: % Trình độ tay nghề
Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo
Số LĐ 80 20
Tổng 100
(Nguồn: số liệu điều tra) Điều tra 50 hộ, CSSX có tổng 202 LĐ;nguồn LĐ chủ yếu là tận dụng người trong gia đình (chiếm 79%), vì đa số là người thân trong gia đình nên họ đều được truyền nghề và làm những công việc chính, còn LĐ thuê ngoài chỉ làm công việc phụ giúp.
Bảng 2.11 Tỷ lệ nguồn lao động trong các hộ, cơ sở được điều tra Đơn vị: % Nguồn lao động
Người trong gia đình 79
Thuê ngoài 21
Tổng 100
(Nguồn: số liệu điều tra)
Đại học kinh tế Huế
Trong tổng 50 hộ, CSSX có 36% nói rằng làm nước mắm chỉ là nghề phụ, chỉ góp phần nâng thêm thu nhập cho cuộc sống của họ và 64% hộ, CSSX nói rằng đây là nghề chính mang lại thu nhập cho họ, bởi các CSSX này dường như sản xuất quanh năm với sản lượng lớn chứ không làm theo mùa vụ.
Thu nhập của LĐ ở các hộ, CSSX vừa và lớn trong LNNM khoảng từ 3.5 – 4 triệu đồng/tháng, còn trong hộ sản xuất nhỏ thu nhập dao động từ 1,2 – 2.7 triệu đồng/tháng . Đây là con số được coi là tương đối ổn để tăng thêm thu nhập nhằm trang trải cho cuộc sống ở vùng nông thôn.
Nguồn vốn
Qua quá trình điều tra các hộ, CSSX nước mắm tại LNNM ở huyện Phú Vang, 56% số hộ nói rằng vốn sản xuất là tự có, 44% còn lại là đi vay (22% vay từ ngân hàng), điều này cho thấy lượng hộ, CSSX chịu đi vay vốn để sản xuất ở ngân hàng quá nhỏ.
Bảng 2.12 Nguồn vốn sản xuất của các hộ, cơ sở sản được điều tra Đơn vị: hộ Nguồn vốn sản xuất
Sẵn có Vay người thân Vay ngân hàng
28 11 11
(Nguồn: số liệu điều tra) Xuất phát từ tâm lý muốn chủ động trong việc điều chỉnh trong quy mô sản và đã dẫn đến việc ngại vay vốn, thế nên các chủ CSSX sẽ tự chủ động tích lũy vốn hay vay mượn từ người thân để tái sản xuất. Đại đa số các hộ, CSSX ở LNNM chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ phục vụ thị trường trong các chợ nhỏ, xã, huyện,...Vì vậy nhu cầu phát triển không lớn nên sẽ không cần thiết phải đi vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, quy trình vay vốn không hề đơn giản và chính sách cho vay vốn cũng chẳng nhiều do vậy cơ cấu vốn sản xuất phần nhiều nghiên về vốn tự có.
Nguồn nguyên liệu
Đại học kinh tế Huế
Bảng 2.13 Nguồn nguyên liệu của các cơ sở, hộ được điều tra
Đơn vị: hộ Nguồn nguyên liệu
Có sẵn Nhập từ bên ngoài
38 12
(Nguồn: số liệu điều tra) Mặc dù phong phú và dồi dào về nguyên liệu như thế nhưng sản lượng thủy hải sản lại chẳng thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất của các LNNM, vì vậy các CSSX thu mua nguyên liệu từ các vùng lân cận khác như: Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị và Đà Nẵng. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng khi sức sản xuất của các CSSX có vẻ như đang phát triển lớn mạnh.
Bảng 2.13 cho thấy, 86% CSSX sử dụng nguồn có sẵn, gia đình đánh bắt được để sản xuất nước mắm, còn 24% các CSSX khác phải thu mua, nhập nguyên liệu từ các vùng lân cận và ngoại tỉnh để phục vụ sản xuất.
Theo điều tra, nhiều hộ và CSSX đều thừa nhận rằng họ gặp khó khăn khi phải chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển vào 4/2016, gây thiệt hại đến nguồn nguyên liệu sản xuất bởi đại đa phần các hộ, CSSX đều là có sẵn hoặc phải nhập nguồn nguyên liệu ở các vùng lân cận mà do sự cố môi trườngvùng nguyên liệu đều chịu ảnh hưởng, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng.
Công nghệ, kỹ thuật
Công nghệ sản xuất thủ công, trong đó 73% số hộ chế biến chuyên nghiệp còn lại là hộ chế biến nhỏ lẻ tập trung chủ yếu tại làng An Dương (Phú Thuận), làng Trài (Phú Hải); sản xuất theo theo mùa vụ, phục vụ mục đích cá nhân và cung cấp trong địa bàn.
Hầu hết các LNNM đều được sản xuất theo công nghệ thủ công truyền thống, ít sử dụng đến máy móc công nghệ kỹ thuật cao, chỉ dừng lại ở mức thấp như máy xay, máy xát,.... Tỷ lệ áp dụng công nghệ máy móc vào quá trình chế biến chiếm con số không lớn (30%) và tập trung ở những CSSX lớn, còn trong
Đại học kinh tế Huế
sản xuất thủ công. Hiện nay, dưới sự hỗ trợ của các cấp chính quyền đã có một số cơ sở, hộ đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất nhưng số hộ còn dừng lại ở con số rất nhỏ.
Các yếu tố đầu ra
Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất bình quân trong một năm của các hộ, CSSX trong LNNM tương đối cao; lợi nhuận các hộ, CSSX thu được là khoảng 45% từ doanh thu.
Tổng sản lượng của 50 hộ, CSSX được điều tra là 701670 lít với doanh thu là 11,6 tỷ đồng.
Tại các CSSX lớn được điều tra sản lượng mỗi năm rất lớn, có CSSX có thể làm ra gần 90000 lít/năm với doanh thu gần 2 tỷ đồng. Con số này thể hiện rõ LNNM ở huyện Phú Vang có thể sản xuất ra một lượng nước mắm lớn và doanh thu mang lại không hề nhỏ. Tuy nhiên, tại các hộ và CSSX nhỏ sản lượng dao dộng 170 – 2000 lít/ năm và doanh thu là 34 – 150 triệu đồng.
Thị trường tiêu thụ và phương thức bán sản phẩm
SP của LNNM hầu hết được sản xuất ra để phục vụ trong địa phương, huyện, tỉnh, và số ít ở ngoại tỉnh. Trong những năm qua, các CSSX đã những cố gắng lớn để tìm kiếm và ổn định thị trường cho mình, song việc này vẫn rất khó, mặc dù đã có những nỗ lực lớn để tìm kiếm và khai thác thị trường phục vụ cho SXKD nhưng thị trường tiêu thụ SP vẫn là vấn đề khó khăn lớn nhất đối với các CSSX. Theo điều ra thực tế có đến 46% ý kiến đưa ra họ gặp khó khăn trong khâu thị trường tiêu thụ SP, khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ vững thị trường.
Bảng 2.14 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ, cơ sở được điều tra Đơn vị: hộ Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong huyện, tỉnh Ngoại tỉnh Xuất khẩu
36 14 0
(Nguồn: số liệu điều tra)
Đại học kinh tế Huế
Thống kê số liệu điều tra về thị trường tiêu thụ trong bảng 2.11 ta thấy được, đa phần SP của LNNM được tiêu thụ rộng rãi trong địa bàn huyện và tỉnh (chiếm 72%), phần còn lại được tiêu thụ ở ngoại tỉnh và không hề có xuất khẩu.
Song , khi trực tiếp trao đổi cùng một vài CSSX lớn, chủ cơ sở cho biết SP của LNNM cũng có mặt ở thị trường quốc tế (Lào, Thái Lan, Úc, Mỹ, Canada,..) theo hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng từ kiều bào, dù vậy số lượng khá nhỏ, mục đích của người mua cũng chỉ để phục vụ cho riêng cá nhân.
Mặc dù phương thức bán sản phẩm khá đa dạng, tuy nhiên vì sự khó khăn trong khâu tiêu thụ đã khiến LNNM bị động trong việc tiêu thụ SP, đại đa phần SP (70%) được bán trực tiếp (bán lẻ, bán buôn) cho người tiêu dùng ở các chợ, cửa hàng, đại lý; còn lại 30% sản xuất theo đơn đặt hàng.