CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM
2. Chia theo khu vực
2.3 Đánh giá chung .1 Thành tựu
Sự phát triển của LNNM trên địa bàn đã đóng góp một phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, sự phát triển của LNNM trên địa bàn đã và đang góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương khi đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8.92% vào năm 2010 xuống còn 3% vào năm 2016. Hàng năm các hộ, CSSX nghề nước mắm đã giải quyết việc làm cho khoảng trên 300 LĐ thường xuyên. Bên cạnh đó, các LNNM còn thu hút một lực lượng lớn LĐ không thường xuyên, LĐ nhàn rỗi, bình quân cứ mỗi hộ giai đình có trên 4 LĐ tham gia, đưa tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của LĐ trong độ tuổi lên 90%. Do đó thu nhập của LĐ ở các LN được nâng lên rõ rệt. Nếu so sánh thu nhập của một lao động chuyên sản xuất lúa và chăn nuôi với với lao động làm việc trong LN thì thấy có sự chênh lệch đáng kể. Từ đó, LN đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Phát triển của LN nói chung và LNNM nó riêng trên địa bàn góp phần
Đại học kinh tế Huế
cực, chủ động, sáng tạo, biết hạch toán kinh tế, nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua chính sách phát triển của LN đã tạo điều kiện cho người dân mở rộng giao lưu, có điều kiện tiếp cận thị trường bên ngoài, học hỏi mở mang tư duy, nhận thức về sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhờ vậy mà nhiều hộ gia đình, cá nhân đã mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng SP.
SP LNNM đã phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong địa bàn huyện, trong tỉnh, và dư thừa để có thể xuất ra các tỉnh ngoài, đưa thương hiệu nước mắm Phú Vang tiến xa trên khắp đất nước Việt Nam; hơn nữa, một phần nhỏ SP của LNNM đã được đưa đến tận nước ngoài xa xôi. Đây tín hiệu đáng mừng và là một cơ hội hiếm có để SP của LNNM huyện vươn ra thị trường quốc tế.
Thương hiệu “nước mắm Phú Vang” không nơi đâu giống, vì vậy việc bảo tồn và phát nghề nước mắm ở huyện Phú Vang đã giúp người dân lưu giữ nét đẹp về tính tiết kiệm, tận dụng triệt để không làm lãng phí nguồn tài nguyên thủy hải sản của địa bàn; góp phần gìn giữ được một phần nét đặc sắc, riêng biệt trong mảng LN của huyện.
2.3.2 Hạn chế, khó khăn
Thị trường tiêu thụ còn quá hạn chế.
Trên lý thuyết, thị trường nông thôn là nơi tập trung dân số đông, cho phép chúng ta hình dung được quy mô thị trường và sức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của LN rất lớn. Nhưng trên thực tế, sức mua có hạn, khả năng thanh toán của nông thôn thu nhập thấp. Do vậy, sự phát riển của các LN phụ thuộc rất lớn vào thị trường bên ngoài nên các cơ sở, hộ kinh doanh trong làng phải tự mình tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình và đây là một điều khó khăn, dẫn đến sự hạn hẹp trong thị trường tiêu thụ.
Tỷ lệ áp dụng khoa học CN KT vào trong quá trình sản xuất không cao.
Quy mô sản xuất của các CSSX trong LNNM nhỏ, ít vốn nên việc cải tiến công nghệ và ứng dụng tiến bộ CN KT rất hạn chế. Bởi vậy, giải quyết mối quan
Đại học kinh tế Huế
hệ giữa công nghệ TCTT với công nghệ hiện đại để phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường thật sự là một bài toán khó.
Hầu hết sản phẩm làng nghề sản xuất bằng công nghệ truyền thống mẫu mã sản phẩm đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, nếu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, LN phải đối mặt với vấn đề tính chất và yếu tố truyền thống sẽ bị mai một dần, các nghệ nhân lão làng mất đi thì phong cách sáng tạo, bí quyết nghề nghiệp không được truyền lại dẫn đến bản sắc văn hóa trong sản phẩm đó cũng sẽ mất đi. Hiện nay, đã có một số cơ sở trên địa bàn làng tích cực đổi mới thiết bị, kĩ thuật, nhưng về cơ bản trình độ công nghệ ở LNNM vẫn thấp kém, lạc hậu và chưa có hệ thống và chỉ mới dừng lại ở một vài CSSX hay một số khâu nhất định.
Sự thiếu hụt về vốn trong sản xuất kinh doanh.
Một khó khăn không nhỏ trong quá trình SXKD của các LNNM là vốn.
Quy mô vốn ở LNNM khá nhỏ, phần lớn nguồn vốn phục vụ cho sản xuất ở LNNM là vốn tự có, còn vốn vay của ngân hàng và tư nhân lãi suất vẫn còn cao.
Nhà nước, tỉnh, huyện đã có sự hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thông qua các chương trình dự án, quỹ khuyến công nhưng còn quá ít và nhỏ giọt.
Chưa tạo dựng được thương hiệu.
Tuy LNNM có nhiều thế mạnh những vẫn gặp phải một số khó khăn về khâu thị trường tiêu thụ SP do chưa tạo dựng được thương hiệu của riêng mình. Từ đó dẫn đến lượng hàng hóa tiêu thụ chậm, lợi nhận thu được không cao. Hơn nữa, việc giới thiệu SP tham gia các hội chợ còn khá khó, chi phí cao và bà con cũng chưa đủ mặn mà trong việc quảng bá xây dựng thương hiệu cho SP của mình.
Kết cấu hạ tầng chưa được tăng cường đáng kể
Mặc dù, hệ thống kết cấu hạ tầng ở xã như: giao thông, điện, nước…tuy đã được huyện đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, trong sản xuất kinh doanh LN và tốc độ đô thị hóa còn rất chậm.
Đại học kinh tế Huế
Cơ sở vật chất khác phục vụ sản xuất kinh doanh của LNNM còn thiếu như:
Chưa có nhà sản xuất, kho, xưởng chứa nguyên liệu và sản phẩm mà chỉ chủ yếu cất giữ trong các hộ gia đình. Phần lớn các cơ sở làng nghề phải lấy nhà ở làm nơi sản xuất kinh doanh nên mặt bằng và cơ sở vật chất hết sức hạn chế gây khó khăn cho việc mở rộng phát triển sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền, cơ quan các cấp chưa thực sự đúng mức.
Trong nhiều năm trước đây sự biến động, thăng trầm của các làng nghề truyền thống có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân là các ngành nghề truyền thống chưa được các cấp chính quyền đánh giá và quan tâm đúng mức.
Căn cứ theo nghị định số 33/2006/NĐ – CP của Chính Phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư số 116/2006/TT – BNN của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; thì đáng ra LN phải được đầu tư, hỗ trợ và quan tâm rất nhiều trong việc phát triển sản xuất LN. Tuy nhiên, thực tế thì các cấp trên vẫn chưa thực sự quan tâm và hỗ trợ nhiều cho các cơ sở và hộ gia đình sản xuất, họ phải tự lo xoay xở từ khâu tìm kiếm nguyên liệu, sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, diễn ra tình trạng cùng một loại sản phẩm nhưng LN nào, cơ sở nào có được hợp đồng hoặc tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì làng nghề đó phát triển, còn ngược lại làng nghề không có điều kiện tiếp cận thị trường thì sản xuất - kinh doanh giảm sút thậm chí bị mai một.
Chính vì mức độ quan tâm hỗ trợ chưa đúng mức, không tương xứng với tiềm năng đối với LNNM nói riêng và các LN khác nói chung nên nó chưa thể phát triển cao hơn.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn
Nhận thức về vai trò, vị trí của LN trong quá trình CNH, HĐH chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện, xã chưa có các Nghị quyết chuyên đề và các đề án cụ thể để phát triển làng nghề một cách toàn diện hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền xã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát đến hoạt động sản xuất của LNNM.
Đại học kinh tế Huế
Chưa có định hướng quy hoạch cho phát triển LNNM trên địa bàn.
Hiện nay, việc quản lý LN vẫn do hai cơ quan là phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn…dẫn đến sự chồng chéo, không thống nhất và ách tắc trong quá trình chỉ đạo, điều hành các công việc. Bên cạnh đó, còn thiếu các bộ phận chuyên trách tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về việc khôi phục, bảo tồn và phát triển LNNM. Ngoài ra, ở LN chưa thành lập được hiệp hội ngành nghề để bảo vệ quyền lợi cho LN…nên thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng và các cơ sở sản xuất trong làng.
Công tác khuyến công còn bất cập, mặc dù ở huyện có cán bộ khuyến công (tại phòng Công Thương) nhưng hoạt động còn lung túng, nguồn quỹ khuyến công ít nên sự hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các cơ sở các hộ sản xuất trong LN. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có các chính sách cụ thể để lôi cuốn các thành phần kinh tế khác tư vào LNNM.
Quy mô sản xuất ở LNNM nhỏ bé nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đội ngũ những người LĐ có tay nghề giỏi ngày càng ít, trong việc đào tạo, truyền nghề, phổ biến kiến thức cho LĐ mới vào nghề còn nhiều bất cập. LĐ phần lớn trong LN là LĐ từ ngư nghiệp nên thiếu năng động, sáng tạo trong sản xuất, mặt khác do tập quán sản xuất còn lạc hậu ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển của LN.
Đại học kinh tế Huế