Vai trò của phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố huế (Trang 24 - 27)

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống

1.1.4. Vai trò của phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nói riêng luôn huy động được các nguồn lực sẵn có ở nông thôn như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, phế phẩm nông nghiệp được huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh và khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn trong nhân dân, cơ sở vật chất kỹ thuật và những kỹ năng, kỹ xảo của người lao động. Trên cơ sở đó đẩy mạnh được hoạt động sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa có chất lượng tốt, phục vụ đắc lực cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu tại chỗ thông qua hoạt động du lịch[15].

Ngày nay, sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm đã làm cho các làng nghề năng động hơn.Việc sản xuất trong các làng nghề truyền thống đang hướng vào những sản phẩm kỹ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng khắp, chứng tỏ rằng, sản xuất và lưu thông hàng hóa của làng nghề truyền thống phát triển mang tính hàng hóa tập trung khá rõ nét.

Đại học kinh tế Huế

1.1.4.2. Dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống giải quyết việc làm cho người lao động ở các làng nghề truyền thống.

Việc phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn không chỉ thu hút lao động ở gia đình, làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê mà còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bởi lẽ phát triển dịch vụ du lịch LNTT ở nông thôn sẽ tận dụng tốt được thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, giảm được thời gian nông nhàn, góp phần phân bố hợp lý lực lượng lao động nông thôn[15].

Như vậy, việc phát dịch vụ du lịch LNTT có vai trò rất quan trọng nhằm khai thác các nguồn lực ở làng nghề truyền thống một mặt tạo điều kiện cho những người không có khả năng sản xuất nông nghiệp hoặc trong thời gian nông nhàn chuyển sang làm ngành nghề có ưu thế hơn, tận dụng được tối đa thời gian rãnh rỗi, mặt khác chính điều này đã kéo theo sự phát triển nhiều nghề dịch vụ có liên quan góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, thu hút được nhiều lao động.

1.1.4.3. Phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống thu hút được vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do.

Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành khác, đa phần các làng nghề truyền thống không đòi hỏi vốn đầu tư lớn bởi rất nhiều nghề chỉ cần một số công cụ thủ công, thô sơ do người thợ thủ công tự sản xuất được hoặc đặt mua với số vốn nhỏ.

Hơn nữa đặc điểm sản xuất trong các làng nghề là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình. Đây được xem như là lợi thế để các làng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm của các làng nghề sử dụng phương pháp sản xuất thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động.

1.1.4.4. Phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư của làng nghề

Cũng như các ngành kinh tế khác, dịch vụ du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho một số ngành kinh tế phát triển theo, như việc hình thành các làng nghề tại các khu,

Đại học kinh tế Huế

điểm mà du khách thường xuyên tới: Làng nón lá Phú Cam, làng nghề đúc đồng tại phường Đúc, làng nghề hương trầm Thủy Xuân... Ngoài ra còn các khu ẩm thực, các trung tâm thương mại, phố Đêm... cũng được phát triển. Có thể nói du lịch là ngành

“xuất khẩu tại chỗ” nhờ chính nguồn thu nhập ngoại tệ trực tiếp do nó mang lại cho thành phố và sản phẩm xuất khẩu đó mang tính đặc thù không thể xuất theo cái cách thông thường mà trực tiếp được chuyển tới người tiêu dùng dưới dạng vật thể (thông qua mua sắm, ăn uống, vui chơi...) hoặc phi vật thể (thưởng thức một chương trình múa rối nước, ca nhạc dân tộc...). Và nhờ đó ngành dịch vụ du lịch góp phần tăng sản phẩm xã hội, nâng cao thu nhập cho cư dân trong vùng[15].

1.1.4.5. Dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống phát triển góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hoá, xã hội, cải thiện bộ mặt đô thị thành phố Huế

Thông qua du lịch, con người mở mang kiến thức, được giao lưu với các nền văn minh từ nhiều quốc gia, tăng thêm sự hiểu biết và mở ra những mối quan hệ đoàn kết mang tính quốc tế.

Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát giúp con người có điều kiện chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan, tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc để từ đó thêm yêu hơn đất nước mình. Cũng nhờ sự giao lưu mà mỗi người tự nhận thức được giá trị vật thể và phi vật thể trong nền văn hoá dân tộc mình để từ đó có suy nghĩ đóng góp vào việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đất nước, đồng thời cũng gìn giữ, tôn tạo bản sắc văn hoá dân tộc mình.

1.1.4.6. Dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

Trong quá trình phát triển dịch vụ du lịch các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang các ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.

Mặt khác, các làng nghề truyền thống phát triển sẽ tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút được nhiều lao động.

Đại học kinh tế Huế

Như vậy sự phát triển dịch vụ du lịch LNTT đã có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo yêu cầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa.

1.1.4.7. Phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc

Các sản phẩm của làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc. Người nước ngoài biết đến Việt Nam cũng chính là thông qua các mặt hàng thủ công truyền thống. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nặng chất văn hóa dân tộc. Những sản phẩm đó làm cho sản phẩm trong làng nghề vừa mang nét đặc sắc riêng biệt vừa mang những nét tương đồng với các dân tộc khác trên thế giới, nó là dấu ấn di sản văn hóa quí báu mà cha ông ta để lại cho thế hệ sau. Vì vậy trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu không có ý thức bảo tồn nghề thủ công và các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thì những nét văn hóa độc đáo đó sẽ bị mai một. Do đó, việc duy trì ngành nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống là rất cần thiết vì các sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị trường tồn đặc biệt, nó mang trong mình bản sắc văn hóa dân tộc mà các dân tộc khác không có được, nó là những bức thông điệp bền vững của một dân tộc được lưu truyền lại cho thế hệ sau.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố huế (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)