2.4. Đánh giá chung về sự phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Huế
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân trong phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Huế
2.4.2.1. Hạn chế
Trong giai đoạn 2013-2015 dịch vụ du lịch LNTT đã có sự phát triển và đã có đóng góp và sự phát triển của thành phố, tuy nhiên còn quá chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó do phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức cần có các giải pháp kịp thời khắc phục.
- Vấn đề thứ nhất là sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề cần đặc biệt quan tâm
Trong những năm vừa qua do sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, cơ sở vật chất yếu kém, trình độ công nghệ lạc hậu, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của các cơ sở sản xuất còn kém gây nên tình trạng ô nhiễm mỗi trường. Sự ảnh hưởng của các làng nghề đến môi trường ở những mức độ khác nhau tùy theo từng loại ngành nghề, như: Làng nghề đúc đồng tại phường Đúc là làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng về
Đại học kinh tế Huế
khói bụi, không khí, và là một trong 9 cơ sở nhận quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Vấn đề thứ hai là chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và các làng nghề truyền thống.
Trong quá trình phát triển dịch vụ du lịch LNTT tại thành phố Huế, dường như chưa có một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nào có mối liên kết với các làng nghề trên địa bàn thành phố để tổ chức các tour du lịch làng nghề, nhằm khai thác loại hình dịch vụ mới này. Có chăng khách du lịch đến với làng nghề cũng bởi sự nổi tiếng của nó, các du khách phải tự tìm đến thông qua sự hiểu biết của mình, không có sự hướng dẫn, hay giới thiệu từ các dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Thừa Thiên - Huế có một tiềm năng lớn để phát triển du lịch làng nghề nhưng hiện nay cả du khách và doanh nghiệp đều không mấy mặn mà trong việc thiết kế tour chuyên biệt đến với các làng nghề.
- Vấn đề thứ ba, lượng du khách đến với làng nghề còn thấp.
Theo số liệu thống kê, lượng du khách đến với làng nghề trong nhưng năm qua tăng lên, tuy nhiên lượng khách vẫn còn thấp. Theo khảo sát 60 khách du lịch, có 47 khách du lịch chiếm 78,33% đến đây theo hình thức tự phát, có 13 khách du lịch chiếm 21,67% đến đây bằng hình thức tour du lịch của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch nào. Chính hạn chế này, làm lượng khách đến với làng nghề ít, do không có sự hướng dẫn của các doanh nghiệp du lịch cho du khách.
- Vấn đề thứ tư, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển dịch vụ còn yếu kém Hiện nay, cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ lưu trú, ăn uống còn ít. Đa phần chỉ phục vụ việc tham quan làng nghề, mua sắm sản phẩm.Nhu cầu của du khách đến với làng nghề phong phú, muốn được trải nghiệm các công đoạn sản xuất, cuộc sống với những người thợ tại làng nghề cũng có phần tăng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của các làng nghề còn yếu kém, chưa khai thác hiệu quả được các dịch vụ này.
- Vấn đề thứ năm, nguồn nhân lực tại các làng nghề có trình độ chưa cao, đội ngũ kế cận không mặn mà với nghề.
Như đã phân tích ở phần thực trạng, trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý của
Đại học kinh tế Huế
lực lượng kế cận không mặn mà với nghề. Đây là hạn chế vô cùng quan trọng. Việc giữ gìn và bảo tồn tinh hoa của làng nghề gắn với việc đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề, có sự sáng tạo. Để phát triển dịch vụ du lịch LNTT tại thành phố Huế.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân bao gồm cả khách quan và chủ quan, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, nhận thức về vai trò, vị trí của dịch vụ du lịch LNTT trong phát triển kinh tế của địa phương chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Các ngành các cấp từ tỉnh đến thành phố chưa có các Nghị quyết chuyên đề và các đề án cụ thể để phát triển dịch vụ du lịch LNTT tại thành phố. Chưa có các biện pháp tích cực để phát triển dịch vụ du lịch LNTT một cách toàn diện hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền thành phố chưa thật sự quan tâm phát triển dịch vụ du lịch LNTT.
- Thứ hai, các cơ sở đào tạo nghề truyền thống chưa được đầu tư, phát triển.
Các lao động được học và nâng cao tay nghề ngay tại các cơ sở sản xuất, chưa có các cơ sở đào tạo chính thức. Đây là nguyên nhân làm trình độ lao động, khả năng sáng tạo chưa cao.
- Thứ ba, các loại hình dịch vụ du lịch LNTT trên địa bàn thành phố kém phong phú.
Hiện nay, lượng khách du lịch đến với làng nghề còn rất thấp, trong khi lượng du khách đến với Huế khá lớn. Có thể nói rằng, tiềm năng của làng nghề là rất lớn nhưng các dịch vụ du lịch LNTT trên địa bàn hầu như mang tính đơn điệu. Chưa có các dịch vụ lễ hội, các dịch vụ giải trí… Tạo ra sự nhàm chán khi đến với làng nghề. Cần có sự sáng tạo trong việc tạo ra sản phẩm du lịch LNTT tại thành phố Huế, tạo ra nét riêng biệt để thu hút du khách.
- Thứ tư, đầu tư cho phát triển dịch vụ du lịch LNTT chưa được quan tâm đúng mức.
Dịch vụ du lịch LNTT tại thành phố Huế là một loại hình dịch vụ mới cần được quan tâm và đầu tư phát triển. Tuy nhiên các cơ quan, các cấp lại chưa có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát. Chưa có những quy hoạch đầu tư nào cho loại hình này trên địa bàn thành phố. Nguồn vốn đầu tư và trang thiết bị tại các làng nghề còn hạn chế
Đại học kinh tế Huế
Hầu hết các tour du lịch gắn với các làng nghề truyền thống trong tỉnh vẫn chưa mang tính tập trung và có kế hoạch lâu dài; thiếu kỹ năng và phương pháp gắn kết với du lịch của một số làng nghề và sản phẩm của một số nghệ nhân. Mối liên hệ giữa làng nghề với các công ty du lịch, lữ hành chưa phát huy tốt .
- Thứ năm, chương trình quảng bá hình ảnh, con người và du lịch tại các làng nghề chưa được đầu tư chú trọng.
Người dân chưa quan tâm nhiều về tiếp thị, cách tiếp cận khách du lịch; thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng; một số nghề và làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một.
Theo khảo sát 60 khách du lịch, có 22 khách du lịch chiếm 36,67% đến đây qua kênh bạn bè, người thân. Có 13 khách du lịch chiếm 21,67% đến đây qua kênh doanh nghiệp du lịch. Có 25 khách du lịch chiếm 41,66% đến đây qua kênh internet. Số lượng LNTT có website rất ít, công tác giới thiệu quảng bá hình ảnh về con người, văn hóa, và sản phẩm của làng nghề đến với du khách chưa được chú trọng. Đây là một hạn chế nghiêm trọng của các làng nghề trên thành phố Huế, các làng nghề chỉ chủ yếu tập trung sản xuất, không chú trọng đến hình ảnh của mình. Trong khi đó muốn phát triển dịch vụ du lịch LNTT, việc quảng bá hình ảnh là công việc hết sức quan trọng.
Muốn mọi người biết đến mình thì công việc trước mắt là quảng bá. Đây là khâu cuối cùng nhưng lại có vai trò quan trọng quyết định để hình ảnh làng nghề đến được với đông đảo du khách trong và ngoài nước.
- Thứ sáu, các sản phẩm phục vụ du lịch tại các làng nghề còn ít và đơn điệu, chưa mang tính chất cạnh tranh và cũng chưa có nhiều mặt hàng lưu niệm mang nét đặc trưng văn hóa Huế.
Mặt bằng sản xuất dành cho các làng nghề còn hạn chế nên việc hình thành các điểm tham quan cho du khách rất khó khăn. Vì vậy, khách du lịch đến tham quan nhiều nhưng chưa có cơ hội tiếp xúc với người dân tại các làng nghề.
Những vấn đề trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng và đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề dịch vụ du lịch LNTT tại thành phố Huế trong thời gian tới.
Đại học kinh tế Huế
2.4.2.3. Những vấn đề cấp bách đặt ra nhằm tăng trưởng phát triển dịch vụ du lịch LNTT ở thành phố Huế
Một là, đầu tư cho phát triển dịch vụ du lịch LNTT chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy Nhà nước và Đảng cần phải quan tâm sâu sắc. Cần thành lập Ban xúc tiến thương mại và Du lịch của làng nghề để nghiên cứu, chính sách làm việc. Đầu tư vốn để thúc đẩy hoạt động du lịch, để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng ở LNTT tại thành phố Huế.
Hai là, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ du lịch và các làng nghề truyền thống, vì vậy cần phát triển các loại hình liên kết kinh tế giữa các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong làng nghề với các doanh nghiệp.
Ba là,sản phẩm làng nghề chưa mang tính cạnh tranh cao trên thị trường và chưa được nhiều người biết đến, đặc biệt là du khách nước ngoài. Cần có nhiều hoạt động quảng bá, quảng cáo về sản phầm làng nghề cho nhiều người biết và đồng thời cải tiến công nghệ cho sản phẩm để sản phẩm có mặt trên thị trường có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác.
Bốn là, nguồn nhân lực tại các làng nghề tay nghề còn thấp, đòi hỏi cần phải được đào tại cơ bản tại các trường, lớp dạy nghề
Năm là, chưa có sự liên kết giữa các làng nghề truyền thống ở các vùng lân cận với nhau. Cần liên kết với nhau để học hỏi kinh nghiệm đồng thời rút ra những điểm sai trong việc phát triển dịch vụ du lịch LNTT ở vùng mình và cùng nhau phát triển.
Sáu là, vấn đề ô nhiễm môi trường tại thành phố Huế còn nghiêm trọng, đặc biệt là ở nơi sản suất của các làng nghề truyền thống, Nhà nước cần hỗ trợ các làng nghề trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
Đại học kinh tế Huế
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
•Đã tìm hiểu đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cụ thể là thành phố Huế. Nghiên cứu và phân tích điều kiện tự nhiên và khó khăn vè điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Huế ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Huế.
•Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Huế thông qua các bảng và biểu đồ có được từ việc khảo sát thực tế và tài liệu từ các phòng ban có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. Cụ thể:chất lượng cơ sở hạ tầng tại LNTT, tình hình sử dụng các loại hình dịch vu du lịch LNTT, mức giá các loại hình dịch vụ du lịch LNTT, mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch LNTT, lượt khách du lịch đến LNTT, doanh thu dịch vụ du lịch LNTT, lao động và trình độ lao động ở LNTT tại thành phố Huế, việc làm tại làng nghề, mức độ ô nhiễm tại làng nghề. Thông qua đó, đánh giá được sự phát triển dịch vụ du lịch LNTT tại thành phố Huế.
Đại học kinh tế Huế
Chương3