1.2.1. Nhu cầu của người tiêu dùng và khách du lịch trên thị trường.
Cũng như bất kì các ngành sản xuất, sản xuất của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Vì vậy sự phát triển của nó trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Cần khẳng định rằng những sản phẩm thủ công truyền thống dù chúng ta yêu mến đến đâu nhưng nếu không có thị trường, không có nhu cầu về sản phẩm đó thì ngành nghề truyền thống cũng như các làng nghề truyền thống không thể phát triển được[15].
Dân cư thành thị và du khách (đặc biệt là khách quốc tế) nói chung là họ có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Do đó, nhu cầu dịch vụ hết sức đa dạng, hoạt động dịch vụ cực kì phức tạp, nhu cầu về các sản phẩm mỹ nghệ rất lớn. Vì vậy, số lượng
Đại học kinh tế Huế
dân cư thành thị và du khách ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ những sản phẩm thủ công truyền thống.
1.2.2. Sự phát triển của làng nghề truyền thống
Sự phát triển của làng nghề truyền thống một phần thể hiện qua trình độ của nghệ nhân và đội ngũ thợ làng nghề
Lao động trong các làng nghề chủ yếu là lao động sáng tạo. Các sản phẩm của làng nghề là nơi gửi gắm tâm hồn, sự sáng tạo của nghệ nhân. Các sản phẩm thủ công vừa phải đảm bảo có giá trị sử dụng nhưng cũng phải có tính nghệ thuật cao, chứa đựng phong cách riêng. Thực tế, để tạo ra được những sản phẩm tinh xảo, thì ngoài khả năng bẩm sinh, người lao động cần phải trải qua một thời gian đào tạo lâu dài.
Cần phải khẳng định rằng vị trí của nghệ nhân đối với các làng nghề truyền thống là rất lớn. Chính tài năng của các nghệ nhân với đôi “bàn tay vàng” của họ đã tạo nên những sản phẩm quí giá, tinh xảo và độc đáo - những sản phẩm văn hóa sống mãi với thời gian, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và cho mỗi làng nghề.
1.2.3. Số lượng và chất lượng của sản phẩm
Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đến chùa, công sở nhà nước…các sản phẩm đều là sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật, đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hóa tinh thần, quan niệm về nhân gian và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
Khách du lịch biết đến làng nghề truyền thống thông quan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo. Vì vậy, việc làm ra nhiều sản phẩm làng nghề càng góp phần nâng cao giá trị cũng như sự sáng tạo của làng nghề. Nhu cầu về sản phẩm mỹ nghệ của khách du lịch rất cao, đòi hỏi cần phải thiết kế ra những sản phẩm đẹp mắt, tinh xảo, độc đáo để thu hút khách du lịch.
Đại học kinh tế Huế
1.2.4. Trình độ khoa học công nghệ.
Công nghệ là nhân tố quan trọng chi phối các hoạt động sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, không chỉ có kinh nghiệm cổ truyền mà phải có khoa học công nghệ hiện đại, phải biết kết hợp các yếu tố truyền thống với khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phải được người tiêu dùng trong xã hội hiện đại chấp nhận, tạo tính hấp dẫn cho sản phẩm nhất là các du khách.
Việc kết hợp công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống là yêu cầu khách quan trong việc phát triển làng nghề truyền thống ở nước ta. Về nguyên tắc những công đoạn sản xuất nặng nhọc gây ô nhiễm môi trường quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm… thì cần phải từng bước hiện đại hóa, còn những công đoạn khác mà máy móc không thể thay thế được hoặc thay thế được nhưng không tạo ra nét độc đáo riêng có của sản phẩm truyền thống đã nổi tiếng của địa phương thì nên và phải sử dụng công nghệ truyền thống.
1.2.5. Chính sách của Nhà nước đối với làng nghề truyền thống
Thực tế đã chứng minh hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển hay suy vong của các làng nghề truyền thống nói chung[15]. Thời kì trước đổi mới, trong chính sách đối với các thành phần kinh tế, chúng ta đã tập trung phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, không chấp nhận kinh tế tư nhân, cá thể nên các làng nghề truyền thống theo nghĩa là các đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các hợp tác xã hay các tổ, đội ngành nghề phụ trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp kinh doanh tổng hợp đã làm cho các làng nghề truyền thống không phát triển được thậm chí có nguy cơ diệt vong. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới tới nay, với chính sách thừa nhận hộ gia đình là chủ thể kinh tế độc lập, tự chủ trong nông thôn, các doanh nghiệp tư nhân được phép thành lập và phát triển thì các làng nghề truyền thống đã có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh. Nhờ chính sách hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và trên thế giới đã làm cho nhiều sản phẩm làng nghề có điều kiện phát triển nhất là hàng thủ công mỹ nghệ vì đã mở được thị trường tiêu thụ.
Đại học kinh tế Huế
1.2.6. Các nhân tố khác.
Một là, kết cấu hạ tầng
Hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc… có ảnh hưởng rất lớn đến các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Trong công cuộc CNH, HĐH sự phát triển của các làng nghề truyền thống chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện nước, tiến bộ công nghệ thiết bị, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền nhằm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các làng nghề. Ngoài ra, sự hoạt động của các làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường còn chịu tác động mạnh của yếu tố thông tin nói chung, bưu chính viễn thông nói riêng. Nó giúp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị trường, giá cả, mẫu mã, quy cách sản phẩm … để từ đó có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hai là,vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh.
Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kì quá trình sản xuất kinh doanh nào, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, do đó, sự phát triển của các làng nghề truyền thống cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn. Trong điều kiện ngày nay, nhất là khi nền kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất ngày càng gia tăng. Ngày nay nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủ công truyền thống là đòi hỏi cấp thiết, các hộ sản xuất kinh doanh phải có số lượng vốn khá lớn để đầu tư cải tiến công nghệ, có như vậy mới tăng được năng suất lao động hạ giá thành và tăng chất lượng sản phẩm.
Ba là,sự phân bố các tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ của nhiều làng nghề truyền thống đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi khác với chi phí cao, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủ công truyền thống. Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, việc tìm kiếm nguyên liệu mới với giá rẻ thay thế các loại nguyên liệu truyền thống nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là vấn đề cần quan tâm của các nhà khoa học và của bản thân các làng
Đại học kinh tế Huế
Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành nghề của các làng nghề truyền thống.
Bốn là, cơ cấu dân cư, sức mua của dân cư và du khách sẽ đặt ra những yêu cầu về quy mô phát triển và cơ cấu của các ngành nghề ở các làng nghề truyền thống.
Việc phân bố các làng nghề truyền thống gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư, và cụ thể hơn nữa là cần phân bố ở ngay trong lòng các điểm dân cư (thành phố, thị xã, các làng bản…). Đây là điểm khác với công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp được phân bố xa các khu dân cư, thậm chí ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, đối với làng nghề truyền thống thì ngược lại.
Năm là, công nghệ thông tin: tuy không tạo nên sản phẩm du lịch, nhưng là yếu tố góp phần quan trọng trong quảng bá xúc tiến, đưa sản phẩm du lịch gần với mọi người. Tạo điều kiện cho người du lịch trong việc tìm kiếm theo nhu cầu du lịch của mình. Muốn sản phẩm du lịch của mình làm ra được nhiều người biết đến thì yếu tố thông tin, internet là rất quan trọng.