1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại một số địa phương trong nước
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại một số địa phương trong nước
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Hà Nội
Đến nay với việc tiếp nhận toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Tây - vùng đất được mệnh danh là “đất trăm nghề” - Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ của sự tài hoa, khéo léo trong ngành thủ công mỹ nghệ cả nước. Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 59% tổng số làng, có 47/52
Đại học kinh tế Huế
nghề của toàn quốc, trong đó có 277 làng nghề đã được thành phố công nhận làng nghề truyền thống.
Hiện nay, trên địa bàn xã Bát Tràng (Gia Lâm) có hơn 1.000 lò gốm lớn, nhỏ.
Sản phẩm gốm của Bát Tràng không chỉ thu hút khách du lịch trong nước, mà cả khách du lịch nước ngoài mỗi khi đến Hà Nội. Từ khách nội thành tới khách du lịch ở các tỉnh khác, và tất nhiên, không thể vắng những du khách nước ngoài[16].
Mấy năm trở lại đây, Bát Tràng còn mở thêm dịch vụ để du khách tham quan trực tiếp một số xưởng sản xuất, tham gia trực tiếp vào một số công đoạn sản xuất... và đã thu hút được nhiều du khách. Thú chơi vẽ gốm ở Bát Tràng đã và đang là một thú chơi độc đáo, hấp dẫn trí tò mò của bất kỳ du khách nào có dịp ghé qua.
Trên địa bàn Hà Nội, nhiều làng nghề hình thành từ lâu đời, nổi tiếng trong và ngoài nước, đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến và trở thành những địa điểm của ngành du lịch, như: Lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái, mộc Chàng Sơn, rèn Đa Sỹ, đúc đồng Ngũ Xã... Các làng nghề trên địa bàn Hà Nội có mật độ lớn, nằm dọc các trục đường giao thông và gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, nên rất thuận lợi cho các công ty du lịch lữ hành đầu tư, xây dựng những tour, tuyến du lịch[16].
Nhằm khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ của các làng nghề truyền thống, Hà Nội đã xây dựng chương trình phát triển du lịch làng nghề. Hà Nội cũng định hướng hình thành mới 6 khu du lịch tổng hợp: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu, khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, hồ Quan Sơn, hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai- Ba Vì và khu du lịch lịch sử- văn hóa làng cổ Đường Lâm.
Tuy nhiên, để phát triển du lịch làng nghề đòi hỏi phải có sự kết nối sâu rộng hơn giữa các làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ ngỏ. Đây còn là phương thức nhân lên sức mạnh thương hiệu, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển làng nghề trong hội nhập. Vấn đề cần được quan tâm khi phát triển loại hình du lịch này là cần có định hướng và sự hỗ trợ tích cực từ các cấp, ngành hữu quan. Đặc biệt là phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, có giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ từ các khâu chuyên chở, phục vụ, đón tiếp, hướng dẫn và
Đại học kinh tế Huế
điều hành, đồng thời có biện pháp hữu hiệu để loại bỏ các tệ nạn trong khu vực di tích, lễ hội, nhằm tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho du khách.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Quảng Nam
Nói tới con đường di sản miền Trung không thể không nói tới Quảng Nam - mảnh đất nổi tiếng không chỉ với những di sản văn hóa đã được thế giới vinh danh mà còn bởi nhiều làng nghề truyền thống đã có lịch sử lâu đời[12]. Ngày nay, nhiều làng nghề ở Quảng Nam đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Quảng Nam có 61 làng nghề, đa dạng về quy mô và loại nghề truyền thống.
Những làng nghề này sau khi khôi phục hoạt động khá tốt, còn trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước[12].
Nằm cách đô thị cổ Hội An chừng 3km về phía Bắc là làng rau Trà Quế. (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An). Có thể nói, rau Trà Quế đã trở thành hương vị văn hóa ẩm thực không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Cũng những công việc hàng ngày như cuốc đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau… nhưng ngoài thu hoạch sản phẩm, nhà vườn ở đây còn có nguồn thu đáng kể từ du lịch. Từ năm 2003, khi tour du lịch "Một ngày là cư dân phố cổ" ra đời, nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đã đến thăm Trà Quế và trực tiếp tham gia viêc trồng rau với các nhà vườn. Du khách tỏ ra rất thích thú khi được trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, dùng cơm với gia đình người dân để thưởng thức các món ăn từ rau xanh Trà Quế.
Một làng nghề nổi tiếng khác nữa là làng gốm Thanh Hà với lịch sử trên 500 năm, nằm bên bờ sông Thu Bồn, thuộc xã Cẩm Hà, cách phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng Tây. Vào khoảng thế kỷ XVI, XVII, Thanh Hà đã nức tiếng với các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, buôn bán khắp các tỉnh miền Trung. Cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn được coi là đối tác duy nhất có thể cung cấp các nguyên vật liệu đúng tiêu chuẩn, hợp quy cách và chất lượng cao phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An. Người dân nơi đây đã mở ra các dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào nặng đất sét, nắn hình thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp không bị cháy, bị chai… Du khách đến đây, ngoài
Đại học kinh tế Huế
chứng kiến những thao tác điêu luyện từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề này.
Ngoài ra, một địa điểm du lịch văn hóa nữa không thể không nhắc tới là làng nghề đúc đồng Phước Kiều, nằm kề bên quốc lộ 1A, thuộc xã Điện Phương huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đây là một làng nghề truyền thống đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước với các sản phẩm bằng đồng phục vụ trong các dịp tế lễ, hội hè như chuông, chiêng, kiểng, mõ, phèng la; các vật dụng thông thường trong đời sống như lư hương, chân đèn, nồi niêu, xoong chảo, chén bát và cả các loại binh khí cổ như gươm, dao, giáo, mác…Một số làng nghề khác như làng nghề dệt Mã Châu, làng dệt chiếu cói Bàn Thạch cũng khá nổi tiếng. Để duy trì được các làng nghề này, ngoài việc gắng giữ nét độc đáo truyền thống của làng nghề mình, người dân và chính quyền địa phương còn phải luôn tạo ra những sản phẩm mới mẻ, dịch vụ đa dạng để có thể thu hút được khách du lịch.