1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống tại một số địa phương trong nước
1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho thành phố Huế trong phát triển dịch vụ
Phát triển dịch vụ du lịch LNTT có vai rò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT – XH nói chung và du lịch nói riêng. Từ kinh nghiệm của một số nước và các tỉnh thành ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học cho phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống như sau:
Một là, chính quyền các cấp nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ du lịch LNTT các trong giai đoạn hiện nay, từ đó ban hành các chủ trương, chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng làng nghề.
Căn cứ vào tình hình phát triển của các làng nghề ở từng địa phương để có quy hoạch hợp lý nhằm vừa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế du lịch của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề.
Các địa phương cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mở các lớp đào tạo nghề cho nông dân: Lồng ghép các chương trình, dự án, các loại quỹ hỗ trợ, quỹ khuyến công của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động.
Đại học kinh tế Huế
Các địa phương biết tranh thủ lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án để phát triển làng nghề truyền thống; Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến, kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại ở các làng nghề truyền thống.
Hai là, quan tâm tới công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cũng như khôi phục và phát triển các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống trong khu vực làng nghề nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề, tạo sức hút với du khách.
Hướng dân, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các làng nghề đổi mới hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, thành lập các HTX, các hội, hiệp hội trong các làng nghề; Tạo điều kiện cho sự liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch, giữa những cơ sở sản xuất với nhau; Có sự liên kết, hợp tác giữa các làng nghề, cụm làng nghề với các doanh nghiệp lớn để hợp tác gia công và bao tiêu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề trên thị trường.
Ba là, môi trường cảnh quan của làng nghề có tác động mạnh đến tâm lý của du khách, nhiều khi nó làm cho họ cảm thấy không thoải mái khi tham quan hoặc không muốn tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Vì vậy, không gian sản xuất cũng cần được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ nhằm tạo thiện cảm với khách du lịch. Những công đoạn sản xuất tại làng nghề phải được bố trí riêng và có phương án xử lý để không ảnh hưởng đến môi trường chung.
Bốn là, xúc tiến quảng bá, giới thiệu các làng nghề và sản phẩm làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, qua các triển lãm, festival. Huế là một trong những địa phương đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các festival làng nghề truyền thống hàng năm.
Xây dựng các điểm trưng bày sản phẩm truyền thống, từ đó phát triển thành trung tâm dịch vụ thương mại phục vụ cho nhu cầu mua - bán trong hoạt động du lịch làng nghề.
Kết hợp phát triển làng nghề cùng với phát triển du lịch để tạo ra sự phát triển bền vững. Tạo ra các tour du lịch làng nghề có tính hấp dẫn, phù hợp nhu cầu thị hiếu
Đại học kinh tế Huế
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung phân tích những vấn đề cơ bản sau:
•Khái niệm dịch vụ du lịch; khái niệm dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống
•Trình bày được đặc điểm và vai trò của dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống
•Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống
•Tóm tắt được các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống
Trong phần cơ sở thực tiễn, Đề tài cũng đã đề cập đến kinh nghiệm của một số địa phương trong nước như: Quảng Nam, Hà Nội về kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Huế:
•Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống
•Có kế hoạch hợp lý nhằm vừa khai thác tốt tiềm năng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề
•Quan tâm đến công tác đào tạo tay nghề cho người lao động
•Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến
•Quảng bá, giới thiệu các làng nghề và sản phẩm làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng
Đại học kinh tế Huế
Chương 2