2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
2.1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Huế
* Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển chung của tỉnh, nền kinh tế thành phố Huế đã có những bước tăng trưởng, nhưng chủ yếu là Du lịch – dịch vụ - thương mại; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, sau đó là sản xuất nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục tăng. Năm 2015, doanh thu du lịch ước đạt 1.743 tỷ đồng, tăng 16,9 % so với năm trước. Tỷ trọng Du lịch, dịch vụ - thương mại chiếm 72,09%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 26,96%; Nông nghiệp chiếm 0,95%[3].
*Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đại học kinh tế Huế
Cơ cấu kinh tế tế ngành đang có sự chuyển dịch đúng hướng, ngành nông nghiệp giảm, du lịch – dịch vụ - thương mại và công nghiệp – xây dựng phát triển tăng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
b) Tình hình phát triển kinh tế của các ngành
*Du lịch – Dịch vụ - Thương mại
Du lịch được phục hồi và tăng trưởng khá, các giải pháp kích cầu du lịch được triển khai thiết thực và hiệu quả, tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Thông qua các hoạt động trưng bày, triển lãm, văn hóa, nghệ thuật, Festival… đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới Huế. Tính đến cuối tháng 12/2015, tổng lượng khách đến Thành phố Huế đạt 3.126.495 lượt, tăng 15,7% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.023.015 lượt, khách nội địa đạt 2.103.480 lượt;
khách du lịch qua đường tàu biển là 75.775 lượt. Lượng khách lưu trú đạt 1.777.113 lượt (khách quốc tế đạt 778.248 lượt, khách nội địa đạt 998.865 lượt); doanh thu du lịch ước đạt trên 1.743 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ[3].
* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Mặc dù còn nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nhưng công nghiệp – TTCN thành phố vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị công nghiệp năm 2015 đạt 21.127,5 tỷ đồng[3]. Công nghiệp - TTCN có nhiều sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại và có sức cạnh tranh cao. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 29,96%. Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN trên địa bàn ước đạt 3.545 tỷ đồng, tăng 13,41% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN do thành phố quản lý ước đạt 1.888 tỷ đồng tăng 13% so với cùng kỳ. ( Trong đó, kinh tế hợp tác xã đạt 30,12 tỷ đồng, tăng 7,2%; kinh tế tư nhân và hỗn hợp ước đạt 875 tỷ đồng tăng 11,39%; kinh tế cá thể ước đạt 982,75 tỷ đồng tăng 14,64%[3].
* Nông nghiệp
Chú trọng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục triển khai quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây thanh trà, hoa, rau sạch. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2015 ước đạt 222 tỷ đồng, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 0,95%. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác ước đạt 53 triệu đồng/ha, giảm 2 triệu đồng/ha; riêng cây ăn quả đặc sản ước đạt 100 triệu
Đại học kinh tế Huế
đồng/ha giảm 20 triệu đồng/ha. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra giết mổ gia súc, gia cầm[3].
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ du lịch LNTT tại thành phố Huế.
Thuận lợi:
+ Thành phố Huế có vị trí địa lý thuận lợi, có đường quốc lộ thông thoáng có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, hàng không, đường thủy) tỏa đi khắp đất nước… thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với các tỉnh lân cận khác trong cả nước. Chính điều này làm tạo điều kiện để các LNTT có cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi với các tỉnh bạn, đồng thời tiếp thu khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu đến với khách du lịch.
+ Trong những năm gần đây kinh tế không ngừng phát triển điều này góp phần không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề cung cấp nguồn vốn cho một số dự án. Thành phố đã có những bước tiến khá mạnh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, nâng cao, lực lượng lao động dồi dào. Đây là những tiền đề quan trọng để thành phố vững bước vào giai đoạn phát triển mới.
+ Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt người Huế có truyền thống cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, mạnh dạn đầu tư, đồng thời Đảng bộ và nhân dân thành phố Huế có tinh thần đoàn kết, có kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện để phát triển kinh tế.
+ Cũng do đặc điểm điều kiện tự nhiên, cuộc sống của người dân mang tính cộng đồng, gắn bó chặt chẽ, người dân ở đây có tinh thần hợp tác và phát triển các nghề thủ công từ khá sớm, đã xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung khá hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống điện, giao thông và cơ sở vật chất khác phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, lợi thế về vị trí địa lý cùng với hệ thống giao thông phát triển khá hoàn chỉnh sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố.
+ Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều do đó trong tương lai có thể khai thác quỹ đất
Đại học kinh tế Huế
+ Huế có tiềm năng phát triển du lịch lớn tầm cỡ quốc gia (có nhiều khu du lịch, di tích, di sản văn hóa) có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho dân cư. Các điều kiện đó nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển dịch vụ du lịch LNTT, qua đó có thể kết hợp giữa tham quan du lịch và tham quan các làng nghề truyền thống, sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các du khách trong nước và ngoài nước.
- Khó khăn:
+ Kinh tế tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tính bền vững chưa cao; chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm còn thấp. Sản phẩm chưa đa dạng, trong đó sản phẩm chủ lực còn ít. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu sản phẩm còn chưa hợp lý, ảnh hưởng đến tính ổn định, bền vững của nền kinh tế. Tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao còn thấp. Tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức.
+ Phát triển dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố còn thiếu nhiều cơ sở dịch vụ có chất lượng cao làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách đến với các làng nghề truyền thống.
+ Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực chưa tốt. Công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tuy có nhiều cố gắng song chất lượng nhiều quy hoạch chưa cao, còn thiếu quy hoạch một số ngành, tiến bộ thực hiện quy hoạch chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các phường do đó khó khăn trong việc xây dựng chương trình, dự án, phát triển kinh tế vùng. Đồng thời thu nhập một số bộ phận dân cư còn thấp, lao động thiếu việc làm còn nhiều, làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội… do đó cản trở đến sự phát triển dịch vụ du lịch LNTT.
+ Do vị trí địa lý nên thành phố Huế chịu sự ảnh hưởng của rừng đầu nguồn sông Hương và ảnh hưởng đến mực nước biển, triều cường thường có mưa, lũ lụt thất thường điều này ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống.
+ Do đặc điểm Huế là thành phố du lịch, thành phố Festival của cả nước nên việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành công
Đại học kinh tế Huế
nghiệp, do phải đảm bảo cảnh quan du lịch, tránh phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường nên thành phố không thể phát triển các làng nghề truyền thống gây ô nhiễm môi trường.
+ Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động còn thấp ở các làng nghề. Hiện nay đa số lao động của các làng nghề truyền thống chưa qua đào tạo.