Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Long Biên

Một phần của tài liệu Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn thi hành tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Long Biên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Long Biên đƣợc thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Quận nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội với vị trí nhƣ sau: phía Bắc giáp huyện Đông Anh, phía Đông giáp huyện Gia Lâm, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp Quận Hoàn Kiếm.

Quận nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, đồng thời tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc.

Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng nhƣ quá trình phát triển đô thị hoá, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.

2.1.1.2. Địa hình, tài nguyên, khoáng sản

Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và đê sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo đê hai sông, không có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác cát. Địa hình Quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng của dòng chảy của sông Hồng.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trƣng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mƣa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh.

Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, khoảng 23- 24OC.

Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.600 - 1.800 mm. Nhìn chung, điều kiện khí hậu và thuỷ văn không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Long Biên.

HÌNH 1. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ QUẬN LONG BIÊN

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số

Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, toàn Quận có 287.782 người (tính đến ngày 31/12/2016). Mật độ dân số bình quân 3.420 người/km2, thấp hơn so với bình quân chung của toàn thành phố Hà Nội và thấp nhất trong số các quận nội thành của Hà Nội. Chính vì vậy, sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn Quận không thực sự là vấn đề bức xúc nhƣ một số quận khác.

Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các phường trong Quận. Đông dân nhất là phường Ngọc Lâm với 19.063 người/km2, phường có mật độ dân số thấp nhất là phường Giang Biên (1.850 người/km2) và phường Cự Khối (1.595 người/ km2) với phần lớn diện tích thuộc đất ngoài bãi. Một số phường khác như Sài Đồng, Đức Giang - nơi có nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp - sẽ thu hút nhiều dân nhập cƣ, lao động từ các tỉnh về làm việc, đẩy mật độ dân số lên cao. Sự phân bố dân cƣ không hợp lý, mật độ dân số ở một số phường khá cao gây ra sự quá tải về cơ sở hạ tầng và các điều kiện xã hội.

2.1.2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

Quận có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng đƣợc những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Bên cạnh việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng, quận sẽ tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí, tuyến phố văn minh đô thị và mở rộng các dự án rau an toàn. Quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5. Đây là ba tuyến đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn. Hệ thống giao thông có hơn 423 km đường giao thông trong đó đường nhựa và đường bê tông có tổng chiều dài 343 km. Hệ thống điện có 107 trạm biến áp với 106 km đường dây cao thế, 424 km đường dây hạ thế, 100% hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống cấp thoát nước với trên 100 km đường ống cấp nước với trên 80%

số hộ dùng nước sạch, bình quân 126 lít/ngày đêm.

2.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

Năm 2016 kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa là 12.807 tỷ đồng, đạt 145,37% kế hoạch, bằng 127,99% so với cùng kỳ. Năm 2016, đã thành lập mới 1.020 doanh nghiệp, số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 535, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 6.166 doanh nghiệp. Cấp GCN đăng ký kinh doanh mới cho 2.100 hộ kinh doanh, tổng số hộ kinh doanh là 7.720 hộ.

Thu cân đối ngân sách 4.199/3.281 tỷ đồng, đạt 127,98% dự toán và bằng 113,89% so với cùng kỳ. Chi cân đối ƣớc đạt 1.843/1.900 tỷ đồng đạt 97% dự toán.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh từ cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái. Năm 2016 đã hoàn thành, đƣa vào hoạt động 5 chợ , hoàn thiện thủ tục để khởi công 2 chợ , giải phóng mặt bằng 01 chợ (Gia Thuỵ).

Đề án “Phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật gắn với dịch vụ, du lịch trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2016-2020” đƣợc HĐND quận thông qua tại kỳ họp thứ II, là điều kiện tốt để hoàn thiện quy hoạch, phục vụ phát triển làng nghề, giữ vững danh hiệu làng nghề Hà Nội, là điểm du lịch của Thành phố.

a) Về nông nghiệp

Ngành nông nghiệp được phát triển theo hướng sinh thái, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn sản xuất với hoạt động dịch vụ: Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác tăng từ 44 triệu đồng/ha năm 2004 lên 230 triệu đồng/ha năm 2016. Chuyển đổi thêm 25,7 ha (đạt 128,5% kế hoạch), có 8 ha chuyển từ đất hoang hoá sang trồng cây ăn quả như ổi, táo, cam canh, bưởi Diễn. Diện tích rau, quả an toàn tăng từ 102 ha năm 2004 lên 530 ha, hình thành được 3 vùng quả tại phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi, giá trị sản xuất đạt 400 - 450 triệu đồng/ha.

b) Về công nghiệp - xây dựng

Sản xuất công nghiệp – xây dựng giữ tốc độ tăng trưởng 17%/ năm: Các ngành công nghệ cao phát triển, các khu công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm đang đƣợc triển khai cùng quá trình di dời các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm trên địa bàn.

Lĩnh vực xây dựng phát triển mạnh, xuất hiện hàng loạt khu đô thị mới nhƣ Việt Hƣng, Sài Đồng, Vinhomes Riverside, Him Lam... cùng hơn 10.000 công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, đƣa diện tích nhà ở trên địa bàn quận tăng lên 4 triệu m2.

c) Về thương mại - dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quận Long Biên. Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng và đời sống nhân dân nâng cao, thương mại dịch vụ trên địa bàn quận đang phát triển với tốc độ nhanh. Tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Quận

đang chủ trương tập trung tạo điều kiện để các ngành sản xuất kinh doanh kim khí, sản phẩm gỗ, bào bì... phát triển mạnh [12].

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận 2.1.3.1. Thuận lợi

Long Biên là một mắt xích quan trọng trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm ở trung tâm của một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Tiếp giáp với Long Biên là các “điểm nóng” về phát triển kinh tế như Hưng Yên, Bắc Ninh. Vị trí địa lý này tạo nên một sức hút mạnh để quận Long Biên phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, cùng với nhịp độ phát triển chung của Thủ đô.

Vị trí địa lý thuận lợi, có tính đặc trƣng rất riêng biệt so với các quận nội thành khác sẽ tạo điều kiện cho Long Biên phát triển các ngành kinh tế- xã hội của Quận theo một hướng đi riêng, một mô hình mới với những bước đột phá mạnh mẽ.

Địa hình quận Long Biên cũng nhƣ địa hình thành phố Hà Nội nói chung là tương đối đơn giản và kém đa dạng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng, thương mại - dịch vụ cao cấp và các khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, với hệ thống đê bao, các bãi bồi và hệ thống sông, Long Biên có khả năng phát triển các loại hình du lịch, các cơ sở lưu trú theo hướng gần gũi với tự nhiên.

Quỹ đất của Long Biên là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có, điều kiện địa chất tốt, khả năng phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại và đô thị là hoàn toàn hiện thực.

Với quỹ đất hiện có, đặc biệt là với diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất chƣa sử dụng khá lớn, trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020, việc chuyển đổi mục đích SDĐ cho quy hoạch tổng thể trên địa bàn Quận cũng tương đối thuận lợi (so với các quận nội thành). Đây là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển dịch vụ, các ngành công nghệ cao và văn hoá - xã hội. Bên cạnh đó, Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đô.

2.1.3.2. Khó khăn

Với vị trí địa lý quan trọng kể trên cũng đặt ra cho Long Biên nhiều thách thức

[12] Nguồn: Chi Cục thống kê, Phòng Lao động, thương binh và xã hội, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Trung tâm dân số quận Long Biên 2016.

và khó khăn trong quản lý đô thị, kiềm chế và kiểm soát các tệ nạn xã hội, phát triển các dịch vụ công cộng.

Diện tích đất nông nghiệp và đất chƣa sử dụng tuy lớn nhƣng manh mún, bị ràng buộc về mục đích sử dụng (cho an ninh quốc phòng, đường ống dẫn dầu, hệ thống truyền tải điện, an toàn đê điều…v.v). Việc chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất này cần nhiều thời gian và cần có sự hỗ trợ tích cực của Trung ƣơng và Thành phố Hà Nội.

Dân cư phân bố không đồng đều giữa các phường trong Quận. Sự phân bố dân cư không hợp lý, mật độ dân số ở một số phường khá cao gây ra sự quá tải về cơ sở hạ tầng và các điều kiện xã hội.

Quá trình phát triển kinh tế đi liền với tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp thu hẹp nhanh chóng, lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn không có việc làm hoặc thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng dân số cơ học cũng tạo sức ép nhiều mặt về xã hội.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Long Biên đã tạo nên những thuận lợi và thách thức không nhỏ trong việc quản lý đất đai nói chung và cấp GCN nói riêng. Với hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng thuận thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, thu hút ngày càng nhiều các dự án chung cƣ giá rẻ, môi trường trong lành, dân cư ngày một đông dẫn đến việc SDĐ đai ngày càng cạn kiệt và gia tăng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước gây nên thách thức không nhỏ đối với việc phát triển kinh tế bền vững của quận. Chúng ta cần tận dụng những thuận lợi, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để làm tốt hơn công tác quản lý đất đai, đặc biệt là cấp GCN, một trong những vấn đề bức thiết của xã hội hiện nay [13].

Một phần của tài liệu Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn thi hành tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)