Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 63 - 67)

Chương 2 THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất

3.2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung rất lớn, trong đó nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan tới việc giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án. Để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất thì yêu cầu của việc quản lý nhà nước về đất đai phải đảm bảo một số nội dung sau:

- Cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hành chính đối với các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ở các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Cơ quan hành chính cấp trên cần phải thường xuyên thanh tra kiểm tra việc lập các thủ tục chuyển nhượng đất của cơ quan hành chính cấp dưới, phát hiện những vi phạm, khắc phục sai sót để đảm bảo việc lập thủ tục hành chính chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện nghiêm minh đúng quy định của pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích nhân dân. Tăng cường công tác nay giúp việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện đúng pháp luật, giúp Tòa án giải quyết tốt hơn trong công tác xét xử những vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất.

Cần phải khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch đất một cách chi tiết và tổng thể. Nhà nước cần phải đặc biệt làm tốt các công tác trên để đảm bảo quyền sử dụng đất khi chuyển quyền có đầy đủ các thông tin chính xác về diện tích, số thửa, số bản đồ, hạng đất, mục đích sử dụng đất. Từ đó, giúp Tòa án khi giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất xác định rõ việc các bên tranh chấp có đúng với thỏa thuận hay không, có đúng pháp luật không, giúp Tòa án dễ dàng hơn trong công tác đo đạc và định giá đất.

Tăng cường việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

Cần phải rà soát toàn bộ đất sử dụng trong nhân dân, những thửa đất nào chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Nhà nước thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khẳng định giá trị pháp lý của quyền sử dụng đất hợp pháp của người được cấp do cơ quan nhà nước xác lập. Trên cơ sở này người dân thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp cho nhau. Thực tế, hiện nay có rất nhiều vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhưng đất các bên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để đánh giá tính hợp pháp của

phần đất nay đòi hỏi Tòa án phải tiến hành xác minh tính hợp pháp của đất chuyển nhượng, việc xác minh thường là khó khăn vì Tòa án không phải là cơ quan quản lý hành chính về đất đai nên phải tiến hành nhiều thủ tục mới xác minh được, gây khó khăn cho công tác xét xử.

Cần phải có biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp người dân tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhau không làm thủ tục hành chính, không công chứng, chứng thực hợp đồng, không đăng ký kê khai, hoặc trốn tránh thủ tục hành chính như thực chất là chuyển quyền sử dụng đất nhưng lại làm thủ tục tăng cho quyền sử dụng đất hoặc thừa kế quyền sử dụng đất. Mục đích của việc không qua thủ tục hành chính hoặc trốn tránh thủ tục là việc cố tình chuyển quyền sử dụng đất bất hợp pháp hoặc trốn thuế. Tình trạng này diễn ra phổ biến hiện nay trong cả nước, việc không làm thủ tục hành chính hoặc trốn tránh gây sự bất ổn định trong quá trình diễn biến chuyển quyền sử dụng đất, đã làm gia tăng tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất chủ yếu ở dạng này. Do đó, Nhà nước cần phải có biện pháp xử lý hành chính như thanh tra kiểm tra để phát hiện những sai phạm này và ban hành biện pháp xử phạt hành chính để hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đất theo dạng này xảy ra.

3.2.2.2. Công tác cải cách tư pháp

Hiện nay, Nhà nước xác định nhiệm vụ cấp bách, cơ bản của công cuộc cải cách tư pháp và xác định Tòa án là cơ quan có vai trò trung tâm của hoạt động tư pháp, trung tâm của việc cải cách tư pháp. Cải cách tư pháp nhằm mục đích nâng cao hoạt động của các ngành tư pháp, đối với Tòa án là chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chức năng xét xử các vụ án. Yêu cầu của cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung, nhưng riêng với việc nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án tranh chấp về hợp đồng về quyền sử dụng đất thì yêu cầu của việc cải cách tư pháp cần phải thực hiện các nội dung cơ bản sau:

- Cải cách tư pháp phải tập trung kiện toàn, đổi mới tổ chức hoạt động của Tòa án với mục đích Tòa án thực hiện quyền tư pháp, xét xử độc lập. Yêu cầu này là yêu cầu chung của công cuộc cải cách tư pháp của tòa án, nhưng nó là điểm lớn trong nội dung cải cách tư pháp, nó trực tiếp ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án nói chung và đối với việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất nói riêng. Cần làm tốt công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ Tòa án về kiến thức và kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất. Cần phải lựa chọn các Thẩm phán có trình độ giỏi, chuyên sâu về kiến thức kỹ năng để giao những vụ án tranh chấp về hợp đồng về quyền sử dụng đất khó giải quyết, đảm bảo tính hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.

- Cải cách tư pháp phải gắn liền vơi đổi mới thủ tục hành chính tư pháp nhằm đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi khởi kiện, tham gia giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án. Chú trọng việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án. Cải tiến phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng phân công phân cấp hợp lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm công tác đối với từng bộ phận, cá nhân trong cơ quan, đơn vị;

thực hiện nghiêm túc "Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức Tòa án".

- Cải cách tư pháp cũng phải đảm bảo nâng cao công tác hòa giải, tranh tụng tại phiên tòa đảm bảo cho các bên được tự do ý chí, tự nguyện thỏa thuận, tự bảo vệ mình khi tham gia vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất. Cần phải nâng cao tính độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không bị chi phối bởi ý kiến chỉ đạo của Tòa án cấp trên cũng như ý kiến của lãnh đạo ở địa phương và trung ương. Hiện nay, khi xét xử các vụ án nói chung và xét xử vụ án về tranh chấp hợp đồng hợp đồng về quyền sử dụng đất nói riêng vẫn còn có trường hợp cho ý kiến chỉ đạo hoặc tác động trực tiếp đến các vụ án làm cho Thẩm phán được phân công xét xử không vô

tư, khách quan khi giải quyết vụ án. Cần phải tăng cường công tác khen thưởng thi đua đối với đội ngũ Thẩm phán, Thư ký có thành tích cao trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất, đảm bảo động viên tinh thần, khích lệ họ tiếp tục phát huy những thành tích đạt được.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)