Chú trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 72 - 82)

Chương 2 THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang

3.3.5. Chú trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang

Muốn nâng cao chất lượng giải quyết án thì hàng năm, hàng quý, hàng tháng cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động giải quyết án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của TAND tỉnh Bắc Giang.

TAND tỉnh Bắc Giang phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc giải quyết án của TAND các huyện trong tỉnh để rút ra những mặt đã đạt được và những thiếu sót, những tồn tại về nhận thức pháp luật trong giải quyết án. Với những vụ án có tính mẫu mực cho toàn tỉnh học tập và những bản án, quyết định đã ban hành chưa chính xác, chưa thỏa đáng, còn có những sai lầm trong xem xét, đánh giá chứng cứ, trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật và ban hành các bản án, quyết định để rút kinh nghiệm cho toàn tỉnh.

Tổng kết kinh nghiệm giải quyết án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất bao gồm cả việc xem xét, đánh giá kỹ năng xây dựng hồ sơ, chất lƣợng hồ sơ, cách sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thẩm phán và hội thẩm nhân dân; kỹ năng tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để giải quyết những yêu cầu của vụ án và cả kỹ năng thực hiện các thao tác bắt

buộc của quy trình tố tụng khi xét xử như xét hỏi, điều khiển phiên toà, tranh luận, nghị án, ban hành bản án và quyết định của Tòa án.

Qua công tác tổng kết, từ đó có cơ sở đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, giải thích, hướng dẫn điều chỉnh về lĩnh vực đất đai nhằm nâng cao tính khả thi pháp luật khi ban hành. Thông qua công tác tổng kết kinh nghiệm ở tỉnh Bắc Giang, giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Tòa án có những bài học bổ ích rút ra từ thực tiễn để nâng cao kỹ năng trong quá trình giải quyết án, những nhận định và lập luận sắc sảo, chính xác sẽ cho những bản án, quyết định đúng có sức thuyết phục; những phương pháp xử lý tình huống thông minh, đúng pháp luật khi tiến hành điều tra, tiến hành xét xử tại phiên tòa… sẽ giúp cho người Thẩm phán có những bài học đúc kết từ thực tiễn.

Kết luận chương 3

1. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất và ý nghĩa của việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất của ngành Tòa án nhân dân và tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, thấy được tầm quan trọng của việc cần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất.

2. Để nâng cao hiệu quả chất lượng giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất, cần xem xét, đánh giá các tồn tại, vướng mắc của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng trong thời gian qua và nguyên nhân của nó, để qua đó kiến nghị các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân như hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoàn thiện hoạt động thực thi pháp luật.

3. Việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang có một số đặc thù riêng nên đòi hỏi phải có các giải pháp riêng biệt như nâng cao chất lượng cán bộ Tòa án, tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án, hoàn thiện chế độ chính sách đối với Thẩm phán và cán bộ Tòa án; Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra giám đốc đối Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Giang, chú trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, qua đó để thực sự mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại tỉnh Bắc Giang.

KẾT LUẬN

Hiện nay, tình hình tranh chấp đất đai đang diễn ra ngày càng phức tạp, trong đó có tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất. Vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án vì thế mà rất được quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án với nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về “Giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang” cũng là một công trình có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thông qua kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Đất đai là một tài sản đặc biệt và ngày càng khan hiếm. Nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng do nhu cầu sử dụng đất với nhiều mục đích khác nhau trong xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho các giao dịch dân sự, kinh tế, trong đó có giao dịch về đất đai ngày càng phát triển. Vì vậy đã xảy ra rất nhiều Tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất, nó biểu hiện cụ thể những mâu thuẫn bất đồng về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau. Hiện nay, tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất đã diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy mức độ, tính chất và phạm vi khác nhau nhưng nhìn chung tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất đã gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, tác động không tốt đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy định của Luật Đất đai cũng như những đường lối chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt để. Tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.

2. Trong các loại tranh chấp mà tòa án các cấp thường giải quyết thì tranh chấp về hợp đồng về quyền sử dụng đất là một trong những loại việc có nhiều yếu tố phức tạp nhất. Giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng trong xã hội và xu hướng tìm đến tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như là một xu huớng tất yếu trong xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền. Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều điểm mới, điểm khác về thẩm quyền giải quyết tranh chấp với thiên hướng chú trọng đến phương thức giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án nhân dân, bộc lộ rất rõ xu hướng tiến tới giao hầu hết các tranh chấp đất đai cho tòa án nhân dân giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật đất đai hiện hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống, nhiều vấn đề mới nảy sinh chưa được giải quyết, trong thực tế do hệ thống pháp luật của chúng ta tính thống nhất chưa cao; còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai nên không tránh khỏi các lúng túng khi áp dụng pháp luật đất đai vào giải quyết các tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân.

3. Ngăn ngừa, hạn chế các tranh chấp, khiếu kiện đất đai cũng như giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các tranh chấp là một yêu cầu bức xúc của nhân dân cũng như các cơ quan nhà nước. Cùng với các cơ quan chức năng khác, ngành tòa án nhân dân đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội.

Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất hiện nay là loại việc khó khăn, phức tạp nhất trong các loại án về dân sự hiện nay tại Tòa án.

4. Thông qua việc phân tích, đánh giá các quy định pháp luật đất đai hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai; việc nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh

chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án thông qua thực trạng thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất hiệu quả nhất đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.

5. Việc chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc về măt pháp lý có thể giúp cho việc định hướng hoàn thiện pháp luật không chỉ ở lĩnh vực giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất mà còn ở các lĩnh vực pháp luật liên quan, đặc biệt là trong bối cảnh Viêt Nam đã gia nhập WTO - Tổ chức Thương mại thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp 1980 2. Hiến pháp 1992 3. Hiến pháp 2013 4. Bộ luật dân sự 2005 5. Bộ luật dân sự 2015

6. Bộ luật tố tụng dân sự 1995 7. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 8. Bộ luật tố tụng dân sự 2011 9. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 10. Luật đất đai 1987

11. Luật đất đai 1993 12. Luật đất đai 2003 13. Luật đất đai 2013 14. Luật công chứng 2006 15. Luật công chứng 2014

16. Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014

17. Nghị quyết 07/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do Chính phủ ban hành.

Sách tham khảo, chuyên khảo; giáo trình, tập bài giảng; đề án, đề tài khoa học; luận văn, luận án

18. Trường Đại học Luật Hà Nội( 2011) Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

21. Hà Thị Mai Hiên(2011), Tài sản và quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

22. Đỗ Thị Ngọc Tuyết (2005), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cáh hệ thống Tòa án Việt Nam theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Trần Quang Huy (Chủ biên) (2005), Pháp luật đất đai- Bình luận và giải quyết tình huống, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Thông (Chủ biên) (2010), Hỏi - đáp giao dịch dân sự và giải quyết tranh chấp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Thông (Chủ biên) (2010), Hỏi - đáp giao dịch dân sự và giải quyết tranh chấp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

26. Nguyễn Quang Tuyến (2003), Quyền sử dụng đất trong các giao dịch dân sự và thương mại, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

27. Trần Văn Hà (2007), Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường Tòa án ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

28. Nguyễn Bá Thắng(2012), Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội.

29. Đỗ Thị Vân Phương(2012), Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án( Qua thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng), Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội.

30. Đỗ Duy Khoa(2014), Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Bài tạp chí khoa học; kỷ yếu hội thảo; các báo cáo thống kê; án lệ…

31. Nguyễn Thùy Trang( 2016), “Hợp đồng về quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự năm 2015”, Luật học(07),tr 53-59.

32. Trần Quang Huy (2007), “Các đặc trưng pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (10), tr 71.

33. Trần Thị Huệ, Trần Thị Giang (2013), “Bàn về hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất”, Dân chủ và Pháp luật, (07) tr.2-8.

34. Sỹ Hồng Nam,(2015), “Một số điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và hợp đồng góp vốn

bằng quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013”, Tòa án nhân dân,(02), tr. 9 -13.

35. Tòa án nhân dân tối cao(2016), Án lệ số 04/2016/AL về vụ án

“Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Website

36. http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap- luat.aspx?ItemID=109, ngày truy cập 01/07/2017.

37. http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-5749, ngày truy cập 01/07/2017.

37. http://vienkiemsatquangbinh.gov.vn/index.php/vi/news/Kiem-sat- vien-viet/MOT-SO-VUONG-MAC-TRONG-GIAI-QUYET-TRANH-CHAP- HOP-DONG-CHUYEN-NHUONG-QUYEN-SU-DUNG-DAT-VIET-TAY- 166/, ngày truy cập 10/07/2017.

38.http://trogiupphaply.com.vn/detail.aspx?lang=1&id_tin=327&id_m

=17#.WWeKrxXyhdg, ngày truy cập 10/07/2017.

Báo cáo, bản án

39. Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang(2014), Báo cáo tổng kết thi đua năm 2014.

40. Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang(2015), Báo cáo tổng kết thi đua năm 2015.

41. Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang(2016), Báo cáo tổng kết thi đua năm 2016.

42. Bản án số 27/2016/DSPT ngày 20/4/2016 V/v: “Tranh chấp HĐCNQSDĐ, yêu cầu tuyên bố HĐCNQSDĐ vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng” của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang.

43. Bản án số 12/2017/DSPT ngày 21/03/2017 V/v: “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSD đất”của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng về quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)