2.2. Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở tại Tòa án nhân dân huyện Thường Tín
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và cư dân của huyện Thường Tín
Vị trí địa l và dân cư: Thường Tín là một huyện ngoại thành nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội. Phía Bắc Thường Tín giáp huyện Thanh Trì.
Phía Nam Thường Tín giáp huyện Phú Xuyên. Phía Đông Thường Tín giáp các xã Thắng Lợi, Mễ Sở, huyện Văn Giang và giáp các xã Tứ Dân,Tân Châu, Dạ Trạch, Bình Minh, Hàm Tử, huyện Khoái Châu tỉnh Hƣng Yên ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây giáp huyện Thanh Oai, ranh giới là sông Nhuệ. Huyện Thường Tín bao gồm 01 Thị trấn và 28 xã. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 127,59km2, dân số 230.000 người, đa số là người Kinh.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 14,1%; Công nghiệp-xây dựng: 53,4%;
Thương mại dịch vụ: 32,5%; Khu công nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các xã: Hà Hồi, Văn Bình và Liên Phương; Khu công nghiệp bắc Thường Tín (chƣa đầu tƣ); Cụm công nghiệp Quất Động nằm trên Địa bàn xã Quất Động; Khu công nghiệp Phụng Hiệp nằm ỏ vị trí xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến, xã Tô Hiệu, xã Nghiêm uyên; Cụm công nghiệp làng nghề: Vạn Điểm (mộc); Cụm công nghiệp làng nghề Tiền Phong (bông len); Cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan (Ninh Sở); Cụm công nghiệp làng nghề Duyên Thái làm nghề sơn mài; Cụm công nghiệp Duyên Thái nằm ở xã Duyên Thái, cụm công nghiệp Liên Phương ở xã Liên Phương; Cụm công nghiệp làng nghề mộc Văn Tự.
Giao thông: Thường Tín có 2 tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ). Tỉnh lộ 427 từ dốc Vân La (xã Hồng Vân) sang phía tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ) từ Thị trấn Phú Minh giao với quốc lộ 1A cũ; đoạn đường 429 từ ngã ba Tía chạy vào Đồng Quan. Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 3 nhà ga là ga Tía, ga Thường Tín, và ga Đỗ á. Sông Hồng là tuyến đường thủy với cảng Vạn Điểm, cảng Hồng Vân. Qua sông đi Khoái Châu,Tứ Dân, Phố Nối và Thành phố Hƣng Yên.
Làng nghề: Thường Tín là huyện có nhiều làng nổi tiếng lâu đời như:
Sơn mài ở Duyên Thái; Tiện gỗ ở Nhị Khê; Thêu ở xã Dũng Tiến; Thêu ở Quất Động; Mây tre đan ở Bằng Sở, Ninh Sở; Làm bánh dày ở Quán Gánh;
Điêu khắc gỗ đá ở Nhân Hiền-Hiền Giang; Sản xuất vàng mã ở Văn Bình;
Sản xuất sản phẩm ƣơng sừng tại các xã: Thụy Ứng - xã Hoà Bình. Một số nghề mới phát triển mấy chục năm trở lại đây nhƣ: Nghề Mộc cao cấp ở Vạn Điểm; Bông len ở Trát Cầu - Tiền Phong; Nghề trông cây cảnh ở Hồng Vân, Vân Tảo, Tự Nhiên, Thƣ Phú...
Với điều kiện kinh tế, xã hội và địa l nhƣ nêu trên, sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu đất ở, nhà ở trong nhân dân ngày càng nhiều, hoạt động
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện diễn ra thường xuyên, các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở ngày càng nhiều và phức tạp. Nhiều vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở diễn ra do không đƣợc giải quyết kịp thời đã làm cho mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do đó, nhu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, đảm bảo công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất và các đối tượng liên quan đang đặt ra cho chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương phải sớm có giải pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả.
Về ý thức pháp luật của nhân dân trên địa bàn huyện Thường Tín: Để đƣa các quy định của pháp luật vào trong cuộc sống, phát huy hiệu quả của pháp luật trong việc thiết lập trật tự xã hội ổn định thì thức pháp luật của người dân là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Ý thức pháp luật là việc cá nhân, tổ chức tuân thủ các quy định của pháp luật một cách đúng đắn, kịp thời. Ở đây, chủ thể nhận thức rõ nội hàm các quy định pháp luật, nhận thức đƣợc quyền và nghĩa vụ của chủ thể đƣợc làm gì, phải làm gì khi ở trong điều kiện hoàn cảnh pháp luật đã quy định. Từ đó, chủ thể điều chỉnh hành vi của mình tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đƣa các quy định của pháp luật vào trong cuộc sống một cách đúng đắn, phù hợp và mang lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Trong những năm qua, thức pháp luật của nhân dân nói chung và cƣ dân trên địa bàn huyện Thường Tín nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ nêu trên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, vẫn còn xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhằm mang lại lợi ích riêng cho cá nhân, tổ chức mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật đất đai. Sự hạn chế về ý thức pháp luật của các
chủ thể đang ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở hiện nay.
Tòa án nhân dân huyện Thường Tín với chức năng là cơ quan x t xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Thường Tín. Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội có trụ sở tại Tiểu khu Nguyễn Du, Thị trấn Thường Tín, Hà Nội. Tổng số Cán bộ, nhân viên gồm: 15 người, trong đó: Thẩm phán 05 người (gồm cả 01 Chánh án, 02 Phó Chánh án), Thư k 07 người, Kế toán 01 người, Nhân viên bảo vệ, tạp vụ: 02 người. Thời gian làm việc: Theo quy định tuần làm việc 40 giờ, nghỉ 02 ngày/ tuần, nghỉ vào thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần. Lịch tiếp công dân tại Trụ sở Tòa án, tuần 02 buổi, vào thứ Ba và thứ Năm hàng tuần. Các ngày còn lại trong tuần cán bộ làm công tác chuyên môn; Mỗi buổi tiếp công dân có 01 cán bộ lãnh đạo và 01 thƣ k trực tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của Tòa án.