Những bất cập về đánh giá chứng cứ, xác định thiếu người tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại tòa án nhân dân huyện thường tín, hà nội (Trang 50 - 54)

2.4. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở của Tòa án nhân dân huyện Thường Tín

2.4.1. Những bất cập về đánh giá chứng cứ, xác định thiếu người tham gia tố tụng

Việc đánh giá chứng cứ khi xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở có nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho thẩm phán có cơ sở chắc chắn khi phân tích bản chất sự việc và áp dụng pháp luật giải quyết vụ án theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế khi giải quyết vụ án

việc đánh giá chứng cứ của các thẩm phán còn nhiều hạn chế, dẫn đến không giải quyết triệt để vụ án,một số vụ án còn giải quyết sai dẫn đến án bị sửa, bị hủy án để xét xử lại theo quy định.

Những hạn chế, bất cập chủ yếu nhƣ: Đánh giá chứng cứ chƣa toàn diện, còn mang tính chủ quan, cảm tính; xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ chưa đầy đủ dẫn đến chưa giải quyết triệt để yêu cầu của đương sự; không kiểm định lại các tài liệu chứng cứ do cùng một cơ quan cung cấp khi nó có sự sai lệch về con số, diện tích, số thửa; Thẩm phán không yêu cầu UBND cung cấp bản sao hồ sơ quá trình x t cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đối chiếu với yêu cầu phản bác, phản tố của đương sự; triệu tập thiếu người tham gia tố tụng, chủ yếu là thiếu người có nghĩa vụ, quyền, lợi ích liên quan; việc thu thập chứng cứ từ các cơ quan, tổ chức thường rất khó, đương sự không thể tự thu thập đƣợc nhƣng tòa cấp sơ thẩm ít giúp đỡ... dẫn đến, hầu hết các bản án sơ thẩm về chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm. Hậu quả là khi có kháng cáo, kháng nghị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm không thể khắc phục đƣợc bằng việc cho giám định lại, đo đạc lại nên đã hủy án. Ngoài ra, một số thẩm phán, thƣ k tòa chƣa đƣợc đào tạo về kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Một số thẩm phán chưa thường xuyên nghiên cứu, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, do đó, ảnh hưởng tới chất lƣợng xét xử giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở.

Vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở”

giữa nguyên đơn là anh Phạm Văn Hùng và bị đơn là chị Phạm Thị Hậu.

Tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết:

Ông Phạm Văn Hùng và bà Phạm Thị Hậu là hai chị em ruột. Năm 2001, ông Hùng mua của bà Hậu một phần đất có diện tích 120m2 bằng giấy viết tay, hai bên thống nhất thoả thuận giá 9.000.000đ, ông Hùng đã thanh toán đầy đủ tiền cho bà Hậu. Bà Hậu đã giao đất cho ông Hùng. Khi giao đất, bà Hậu chỉ dẫm chân chỉ mốc giới cho ông Hùng xây từ đâu đến đâu chứ

không đo đạc cụ thể. Sau khi mua đất ông Hùng đã xây dựng nhà cấp 4, tường bao đất, đổ đất tôn nền. Năm 2005 ông Hùng đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nhƣng bà Hậu đã gây khó khăn cho ông trong việc sang tên đổi chủ với lí do bị mất sổ đỏ. Do vậy đến nay ông Hùng vẫn chƣa chuyển quyền sử đất sang tên của ông đƣợc.

Tháng 7/2011 gia đình ông Hùng phá nhà cũ để xây dựng nhà mới thì mẹ con bà Hậu cản trở không cho xây dựng. Bà Hậu yêu cầu ông Hùng phải lùi đất về phía Bắc (giáp với mương nước) khoảng hơn 1m đất để bà hậu lấy lại 4m đất phía Nam giáp với đất nhà bà Hậu. Ông Hùng cho rằng diện tích đất của mình thiếu so với hợp đồng mua bán nên đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu gia đình bà Hậu giao đủ diện tích đất theo thỏa thuận.

Bị đơn bà Phạm Thị Hậu xác nhận có bán cho ông Hồng 120m2 đất, lối cổng đi chung rộng 1,2m nhƣ biên bản của xã đã lập. Nay vì lý do Uỷ ban nhân dân xã làm đường dân sinh lấn vào đất nhà bà và UBND xã đã trả cho bà Hậu một phần đất về phía sau giáp mương nước nên bà đề nghị ông Hùng lùi lại đất về phía sau để cả hai gia đình đều thuận lợi.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 15/2014/DS–ST ngày 25/5/2014 của Tòa án nhân dân huyện Thường Tín đã công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hùng và bà Hậu; Buộc bà Hậu và các con phải giao cho ông Hùng phần diện tích đất đã bán là 120 m2; Vị trí phía sau nhà cấp 4 của nhà bà Hậu; Có các chiều tiếp giáp như sau: Phía đông giáp đường bê tông có chiều rộng 6m; Phía tây giáp nhà ông Hà có chiều rộng 6m; Phía nam giáp nhà bà Hậu có chiều dài 20m; Phía bắc giáp mương tiêu có chiều dài 20m;

Lối đi chung của nhà ông Hùng và nhà bà Hậu có diện tích 27,6m2. Ông Hùng có trách nhiệm làm thủ tục chuyển nhƣợng và nộp thuế theo quy định với Nhà nước. Bà Hậu và các con phải tạo mọi điều kiện cho ông Hùng trong việc làm thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất.

Tại cấp phúc thẩm, bà Hậu cho rằng bà có đánh tiếng đất bán cho ông Hùng chứ hai bên chưa làm thủ tục mua bán chính thức. Các giấy tờ mua bán do ông Hùng xuất trình không phải chữ ký chữ viết của mẹ con bà Hậu. Đề

nghị tòa án cho tiến hành giám định chữ ký và chữ viết tại các giấy tờ mua bán. Chị Nguyễn Thị Hân, con dâu bà Hậu có lời khai về nguồn gốc đất tranh chấp là đất cấp giãn dân trong đó có tiêu chuẩn của chị. Việc mẹ chị có bán đất cho ông Hùng hay không chị không biết. Trong suốt quá trình giải quyết vụ kiện tại cấp sơ thẩm bà Hậu, anh Phương, anh Phúc không trình bày về việc hộ gia đình bà Hậu còn có cả chị Hân. Kiểm tra sổ hộ khẩu gia đình bà Hậu, chị Hân đã nhập khẩu và có tên trong hộ khẩu gia đình bà Hân từ năm 2007 nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không triệu tập chị tham gia tố tụng.

Theo địa phương cung cấp đất tranh chấp tại thửa số 2, tờ bản đồ số 12, diện tích 180m2 tại khu Văn Trai, Văn Phú, Thường Tín, Hà Nội là đất cấp giãn dân cấp cho hộ gia đình bà Hậu từ năm 1979. Đến năm 1998 thì tiến hành kê khai xin cấp GCN quyền sử dụng đất. Ngày 21/7/1999 UBND huyện Thường Tín cấp GCN quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên. Hộ gia đình bà Hậu gồm bà Hậu và các con.

Tòa án cấp phúc thẩm xác định việc chị Hân nộp bản sao hộ khẩu cho thấy chị là thành viên của hộ gia đình bà Hậu nhưng không được Tòa án sơ thẩm triệu tập trong quá trình giải quyết, đây là tình tiết mới. Căn cứ khoản 3 Điều 275; khoản 1 Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án cấp phúc thẩm đã xử hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 11/2014/DS – ST ngày 11/6/2014, giao hồ sơ về tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội để giải quyết theo thủ tục chung.

Nhận xét việc đánh giá chứng cứ trong vụ án:

Đất tranh chấp có nguồn gốc là đất giãn dân cấp cho hộ gia đình bà Hiền, hộ gia đình bà Hiền có 04 người: là bà Hiền, anh Nguyễn Văn Phương, anh Nguyễn Văn Phúc và chị Nguyễn Thị Hân (vợ anh Phương).

Cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ kiện điều tra chưa đầy đủ, không đưa chị Hân (con dâu bà hậu, đã nhập hộ khẩu và có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình bà Hậu) là thành viên trong hộ gia đình bà Hậu tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan là xác định thiếu người tham gia tố tụng.

Cấp sơ thẩm cũng chưa làm rõ phần diện tích đất của nhà bà Hậu sau khi lấy đường có biến động gì không?

Với những thiếu sót trên, bản án đã bị Tòa án cấp phúc thẩm xử hủy, giao cho Tòa án huyện điều tra bổ sung và xét xử lại theo quy định của pháp luật là hoàn toàn phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại tòa án nhân dân huyện thường tín, hà nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)