1.2. DOANH NGHIỆP VÙA VÀ NHỎ - ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm DNVVN
1.2.1.2. Các tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên thế giới, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, vào trình độ phát triển mà các nước khác nhau có những quan niệm khác nhau về doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprise – SMES) có thể khái quát thành ba loại quan niệm sau:
• Quan niệm thứ nhất cho rằng, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại doanh nghiệp vừa và nhỏ phải gắn với các đặc điểm phát triển từng ngành và phải tính
đến số vốn cũng như số lao động sản xuất kinh doanh. Các nước theo quan niệm này gồm có Nhật Bản, Malayxia, Thái Lan, Ấn độ…
• Quan niệm thứ hai cho rằng, tiêu chuẩn, khi định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài việc quán triệt các đặc điểm kỹ thuật của ngành cần tính đến ba yếu tố khác là: số vốn sản xuất kinh doanh, số người lao động thuê mướn thường xuyên (theo hợp đồng), không thường xuyên (theo thời vụ) và doanh thu. Các nước theo quan niệm này gồm Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc và ở nước ta là ngân hàng công thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
• Quan niệm thứ ba cho rằng, khi phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và số lao động. Đó là quan niệm của các nước thuộc khối EC, Hồng Kông, Italia …
Biểu 1.1: Các tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới.
Nguồn: Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - doanh nghiệp vừa và nhỏ - 2002
Tên nước Lĩnh vực kinh doanh
Vốn sản xuất kinh
doanh (USD)
Số lao động (người)
Doanh thu hàng năm
(USD) 1. Nhật bản Sản xuất công nghiệp:
+ DNV&N:
+ Trong đó DN nhỏ:
Thương mại và dịch vụ:
+ DN vừa và nhỏ:
+ Trong đó DN nhỏ:
<1 Triệu
<300.000
<300.000
<100.000
1-299 1-19
9-99 1-4
2. Malaysia Sản xuất công nghiệp:
+ DNV&N:
+ Trong đó DN nhỏ:
Thương mại và dịch vụ:
+ DN vừa và nhỏ:
+ Trong đó DN nhỏ:
<145.000 1-49
3. Thái Lan Sản xuất công nghiệp:
+ DNV&N:
+ Trong đó DN nhỏ:
99.500 50-200 1-49 4. Hoa kỳ Sản xuất công nghiệp:
+ DNV&N:
20.000 1-250 50.000- 150.000 5.Hàn Quốc + Trong đó DN nhỏ:
Thương mại và dịch vụ:
+ DN vừa và nhỏ:
+ Trong đó DN nhỏ:
Sản xuất công nghiệp:
+ DNV&N:
+ Trong đó DN nhỏ:
Thương mại và dịch vụ
+ Trong đó DN nhỏ:
20.000
<600.000
1-1000
1-100 1-299 1-19
1-19
50.000- 150.000
<500.000
6. Các nước EC.
Sản xuất công nghiệp:
+ DNV&N:
+ Trong đó DN nhỏ:
Thương mại và dịch
1-499 1-99
vụ:
+ Trong đó DN nhỏ:
7.Hồng Kông Sản xuất công nghiệp:
+ DNV&N:
+ Trong đó DN nhỏ:
Thương mại và dịch vụ:
+ Trong đó DN nhỏ:
1-1000 1-199
Ở Việt Nam, quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trước khi có nghị định của chính phủ số 90/2001/NĐ – CP ngày 23-11-2001 về trợ giúp phát triển các DNVVN đã có nhiều định nghĩa khác nhau về DNVVN. Có thể tham khảo vài định nghĩa sau đây:
+ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam dựa trên một số thống kê và tham khảo ý kiến các tổ chức có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như SMETEC (thuộc tổng cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng), NEPCEN (Thuộc hội đồng Trung ương các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) và TECHNONET ASIA LEX SINGAPORE … đưa ra định nghĩa “doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm cả các Công ty quốc doanh và ngoài quốc doanh có số vốn đăng ký 1 tỷ USD và số công nhân không quá 300 người”.
+ Ngân hàng công thương Việt Nam cũng đưa ra những người tiêu chí phòng loại DNVVN để thực hiện cho vay tín dụng như: các DN có số vốn từ 5 tỷ USD với số lao động từ 500-1000 người. (Lê Văn Tâm, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, trang 42-48)
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu thức sau: loại doanh nghiệp quy mô vừa là những doanh nghiệp
có vốn pháp định trên 10 tỷ VND, dưới tiêu chuẩn trên là doanh nghiệp thuộc quy mô nhỏ.
Biểu 1.2: Phân định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Nguồn: Sự hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, Nguyễn Hữu Hải và Nguyễn Hữu Ninh – Nghiên cứu kinh tế số 23, trang 45.
Quy mô doanh nghiệp Vốn (VND) Lao động (người) 1. Đối với doanh nghiệp sản xuất và
xây dựng.
- Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ . Trong đó doanh nghiệp nhỏ
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh - Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ
Trong đó doanh nghiệp nhỏ
<10 tỷ
< 1 tỷ
< 5 tỷ
<500 triệu
<500
<100
<250
<50
Trước tình hình không thống nhất về tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đồng thời khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày 23-11-2001 chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định số 90/2001/ NĐ – CP, điều 3 của NĐ 90 định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “Doanh nghiệp vừa nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, là đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ hoặc hoặc số lao động trung bình năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn lao động hoặc 1 trong 2 chỉ tiêu nói trên”.