2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CHO CÁC DNVVN
3.2.2 Chương trình đào tạo, bồi dưỡng giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ và chủ cơ sở kinh doanh
3.2.3.5. Dự kiến hiệu quả của chương trình
- Chương trình này được thiết kế theo từng học phần độc lập, học viên có thể đăng ký theo từng học phần hoặc toàn khoá và các cơ sở đào tạo có thể linh động tổ chức chương trình các khoá đào tạo đáp ứng được yêu cầu đó.
- Trong điều kiện các chủ DN, các chủ cơ sở SXKD còn nhiều băn khoăn về chi phí phải bỏ ra cho khoá học và hiệu quả mong muốn thu đạt được từ khoá học, chương trình này giải toả được những băn khoăn đó với thời gian học hợp lý, kiến thức cụ thể, chi phí vừa phải.
- Việc hỗ trợ 1 phần kinh phí cho khoá học nếu được triển khai theo thông tư 09/2005/TT – BTC ngày 28.1.2005 của Bộ Tài Chánh về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN giai đoạn 2004-2008 theo quyết định 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN sẽ tạo điều kiện cho chủ DN, cán bộ quản lý DNVVN tiếp cận khoá học. Đây chính là cơ sở cho việc nâng cao khả năng quản lý, điều hành cho chủ DN, cán bộ quản lý DNVVN khu vực ngoài quốc doanh.
3.3. Các chính sách hỗ trợ và khuyến nghị:
Với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, thành phần kinh tế tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về lĩnh vực kinh doanh, đa dạng về loại hình doanh nghiệp. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân và Nghị định 90/CP ra đời, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chủ trương tạo thuận lợi về tâm lý và môi trường kinh doanh để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Đổi mới nhận thức của các cấp các ngành và của xã hội về vai trò vị trí của DNTN; hỗ trợ DN về mặt bằng, vốn, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; tiếp tục cải cách hành chánh để tạo thuận lợi về môi trường kinh doanh và đăng ký kinh doanh; đổi mới phương thức quản lý với việc ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho DN dân doanh phát triển.
Theo số liệu thống kê của viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng 6/2005, loại hình DNTN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần tăng lên rất đáng kể từ năm 2000 thu hút hơn 500 ngàn lao động với:
- 31.145 Công ty TNHH với số vốn 36.000 tỷ đồng; chiếm 65,3% về số lượng và 59,8% về số vốn.
- 13.845 DNTN với số vốn 5.000 tỷ, chiếm 29% về số lượng và 8,3%
về số vốn.
- 2.666 Công ty cổ phần với số vốn 19.000 tỷ, chiếm 5,6% về số lượng và 31% về số vốn.
- 300.000 hộ kinh doanh cá thể với số vốn đầu tư chiếm 15%.
Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn, mang lại sức sống mới cho nền kinh tế. Chủ DNTN phấn khởi, yên tâm mở rộng sản xuất, nguồn lực trong dân được phát huy, lực lượng sản xuất phát triển, 70% lao động thành phố được thu hút vào khu vực doanh nghiệp dân doanh từ đó các DN dân doanh đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và chiếm 37,6% trong cơ cấu GDP của Thành phố, chiếm 43% tổng vốn đầu tư.
* Yếu kém và tồn tại của kinh tế dân doanh:
- Quy mô về số lượng tăng nhưng quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, chỉ 10% có vốn trên 10 tỷ đồng, hơn 80% số DN có vốn dưới 5 tỷ đồng. Về lao động, có đến 80% DN có dưới 50 lao động. Quy mô của DN nhỏ làm hạn chế khả năng đầu tư mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường (sản xuất ở DNTN có 37% là thủ công, 43% nửa cơ giới, nửa thủ công, 68% thiết bị trình độ trung bình, lạc hậu).
- Tính liên kết hỗ trợ giữa các DN không có, kinh doanh chủ yếu xung quanh quan hệ thân tộc, chủ yếu mang nặng tính chất gia đình (thông qua số liệu nguồn vốn: 46,2% là vốn cá nhân riêng lẻ, 42,6% là vốn của chủ DN và gia đình; chỉ có 5% là vốn của công ty khác tham gia).
- Tính bền vững không cao, DN dân doanh chủ yếu đầu tư vào các ngành thương mại – dịch vụ thu lời nhanh chứ chưa chú trọng đầu tư vào những ngành sản xuất, công nghệ, dịch vụ hiện đại vốn là những ngành bảo
đảm sự phát triển lâu dài của thành phố, của bản thân doanh nghiệp (thương mại chiếm 41,8%, công nghiệp chiếm 13,3% số lượng đơn vị DN).
- Các chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa thực sự đến với doanh nghiệp dân doanh. Các chủ DN dân doanh còn than phiền họ vẫn chưa được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, với các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Chưa được bình đẳng với các thành phần kinh tế khác về chính sách đầu tư, giá thuê đất, thuế thu nhập công ty. Lượng vốn tự có chỉ đáp ứng 20 – 30%
yêu cầu, do thiếu vốn nên không thể đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và cạnh tranh trên thị trường.
- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm thương mại Quốc tế, xuất khẩu chủ yếu là gia công uỷ thác cho các công ty lớn và DN có vốn đầu tư nước ngoài.
- Khó khăn rất lớn cho khu vực DN dân doanh là nguồn lao động kỹ thuật và nhân lực quản lý. Đào tạo nguồn nhân lực cho các DN dân doanh chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Lao động quản lý giỏi bị sức hút từ các DNL và DN có vốn đầu tư nước ngoài do chính sách lương bổng, thu nhập và các chính sách xã hội bền vững hơn DN thuộc khu vực dân doanh, chủ yếu là DNVVN.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực quản lý, các chủ DN và cơ sở kinh doanh, nhiều năm qua 1 số trung tâm hỗ trợ DNVVN đã được thành lập ở Trung ương như Trung tâm hỗ trợ DNVVN của phòng thương mại và công nghiệp VN & các chi nhánh, các liên minh hợp tác xã của Bộ khoa học Công nghệ và môi trường... Gần đây nhất là Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNVVN thuộc Cục Quản lý DNVVN (Bộ kế hoạch – đầu tư). Ngoài ra một số tổ chức của liên hiệp quốc, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế cũng có những dự án, chương trình hỗ trợ DNVVN trong đó có hỗ trợ đào tạo nhân lực quản lý (như dự án ZDH, UNIDO, GTZ, ILO...). Mặc dù vậy, hoạt động hỗ trợ còn nhiều hạn chế: sự hoạt động của các trung tâm hỗ trợ hay dự án hỗ