1.2. DOANH NGHIỆP VÙA VÀ NHỎ - ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
2.1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý DNVVN
2.1.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý DNVVN
Nhân lực quản lý trong các DNVVN bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, thành viên HĐQT, chủ doanh nghiệp và lao động có chức danh quản lý hoạt động SXKD gián tiếp (trưởng, phó phòng ban, tổng bộ phận hành chính) và trực tiếp (quản đốc, phó quản đốc, trưởng, phó bộ phận trực thuộc...)
Tổng số nhân lực quản lý trong các DNVVN tại thành phố Hồ Chí Minh có 129.936 người, chiếm tỷ lệ 19,67% trên tổng số lao động đang làm việc (bình quân từ 8% đến 22% lao động tại doanh nghiệp tuỳ theo quy mô và loại hình DN).
- Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và nhỏ: nhân lực quản lý chiếm tỷ lệ 16,80% bao gồm lãnh đạo DN (0.91%) và lao động quản lý (15,81%).
- DN có vốn ĐTNN có quy mô vừa và nhỏ: nhân lực quản lý chiếm tỷ lệ 15,60% bao gồm lãnh đạo DN (0,84%) và lao động quản lý chiếm tỷ lệ 14,76% trên tổng số lao động làm việc.
- DN ngoài nhà nước có quy mô vừa và nhỏ: nhân lực quản lý chiếm tỷ lệ 21,05% bao gồm lãnh đạo DN (8,98%) và lao động quản lý chiếm tỷ lệ 12,07% tổng số lao động đang làm việc. Đặc điểm của DN ngoài nhà nước là
chủ DN, giám đốc hoặc nhân lực quản lý kiêm nhiệm cùng lúc nhiều chức danh quản lý.
Biểu 2.11: Trình độ lao động trong các cơ sở kinh tế TP.HCM.
Nguồn: điều tra cơ sở SXKD – 2002 – cục thống kê TP
Tổng số:
I.Doanh nghiệp I.1. Khu vực có vốn trong nước.
1.Doanh nghiệp nhà nước:
- DN nhà nước TW 2. DN tập thể
3. DN tư nhân 4.Công ty TNHH 5. Công ty cổ phần - Công ty cổ phần có vốn nhà nước 6. Công ty hợp doanh
I.2. Khu vực có vốn ĐTNN
1. DN 100% vốn
Tổng số
Phân theo trình độ chuyên môn Tiến
sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
TH chuyên
nghiệp
CNKT Trình độ khác
241.020 12.440 11.675
566 274 272 3686 6.672 483
142 2 765
508
261 118 100
18 11 - 6 61 15
3 - 18
10
655 267 207
20 12 2 10 143 32
11 - 60
41
19.074 6.254 5.695
482 243 8 757 4.034 357
115 2 559
351
2.018 438 418
4 1 68 128 269 9
2 - 20
16
6.245 718 706
6 1 53 274 361 12
2 - 12
12
3.901 4.326 309
4 2 19 131 148 7
- - 10
8
208.866 6.384 4.240
32
122 2.380 1.655
9 - 86
70
Nngoài
2. DNNN liên doanh với Nngoài 3. DN ngoài nhà nước liên doanh với nước ngoài.
I.3. Cơ sở phụ thuộc II. Cơ sở SXKD cá thể
183 74
5826 222.754
3 3
35 108
18 1
122 266
155 53
2.733 10.087
1 3
175 1405
-
430 5.097
2
273 3.309
4 12
2.058 202.482
Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh vào thời điểm 7/2002 tại TP.HCM là 12.440 DN, trong đó DN lớn là 1.095 DN; DNVVN là 11.345 DN. Trình độ chuyên môn được đào tạo của nhân lực quản lý DNVVN cho ở bảng sau.
Biểu 2.12: Trình độ nhân lực quản lý DNVVN.
Nguồn: Viện kinh tế Tphố.
Trình độ Số lượng % trên tổng số DN
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
Trong bộ công nghiệp Công nhân kỹ thuật Trình độ khác
84 182 5193
408 645 304 4538
0,74 1,60 45,77
3,60 5,60 2,68 40,00
Người phụ trách cơ sở có trình độ từ Đại học trở lên trong doanh nghiệp mới chỉ đạt ở mức 48,1%; có đến 40% chưa qua đào tạo hoặc bằng cấp gì. Đây là thực trạng không tốt về trình độ của người lãnh đạo doanh nghiệp;
do không được đào tạo; trình độ nhận thức về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phát triển và đổi mới nền kinh tế xã hội bị hạn chế và làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Ở khu vực ngoài nhà nước, do chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, một người có đủ tư cách pháp lý và có đủ khả năng về kinh tế đều có thể là chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy mà số giám đốc doanh nghiệp không qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn: Ở doanh nghiệp tư nhân là 64,6%, doanh nghiệp tập thể là 44,8%. Riêng ở 2 loại hình Công ty cổ phần và Cty TNHH, tỷ lệ này có thấp hơn (10,6% và 24,8%).
Phần lớn DNVVN nằm trong khu vực kinh tế tư nhân (hoạt động theo luật DN và nghị định 02/CP). Đây là những thành phần kinh tế có số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh, số lao động và chiếm lượng doanh thu chung nhiều nhất trên địa bàn thành phố. Các thành phần kinh tế này tạm thời được lấy làm căn cứ đánh giá khi nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến nguồn nhân lực quản lý các DNVVN ở thành phố Hồ Chí Minh vì qua việc đánh giá lại tài sản các doanh nghiệp nhà nước, hầu hết vốn kinh doanh đều trên 10 tỷ đồng và rất ít doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động.
Quản lý sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp là nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đời sống cho công nhân. Đánh giá cái tốt, cái mạnh của các nhà quản lý doanh nghiệp là đánh giá phần giá trị cuối cùng họ đem lại cho doanh nghiệp và xã hội. Những nhà quản lý doanh nghiệp luôn luôn thích ứng nhanh chóng trước sự biến đổi của môi trường kinh doanh, đứng trên lập trường của công ty, biết vận dụng tổ chức, phán đoán chính xác thông tin từ thị trường, có tính sáng tạo, có trình độ chuyên môn và là người quản lý tốt, chắc chắn sẽ đạt được mục đích.
Một bộ phận giám đốc và thành viên quản lý doanh nghiệp có xuất phát điểm đến với doanh nghiệp là người có thực lực về tài chính hay ham muốn lợi nhuận nhưng thiếu am hiểu về công việc, đó là một trong những lý do dẫn đến sự thua lỗ, giải thể doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2004 tại TP.HCM có 40,3% số doanh nghiệp SXKD lỗ so với tổng số doanh nghiệp.
- Trong đó: Khu vực doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước là 8,1%;
khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước mà tuyệt đại đa số là DNVVN là 41,4% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 45,9%.
- Từ phân tích trên, có thể nhận định tổng quát như sau: vai trò kinh doanh và vai trò quản lý có ý nghĩa gắn kết chặt chẽ với nhau, quản lý doanh nghiệp tốt sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho SXKD tiến triển tốt đẹp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vắng những nhà quản lý có trình độ cao, chưa hội tụ đủ năng lực chỉ đạo sản xuất kinh doanh theo chiến lược mong muốn, do vậy không đủ sức chèo lái để doanh nghiệp hoạt động và phát triển khi gặp khó khăn lớn trong sản xuất kinh doanh như: biến động thị trường, giá cả, tỷ giá, lãi suất, nợ, xuất nhập khẩu và các mối quan hệ khác.
Trình độ quản lý doanh nghiệp của những người đứng đầu DNVVN đang ở mức báo động, đặc biệt là DNVVN chỉ có 48,1% các chủ DN ngoài quốc doanh có trình độ đại học trở lên tập trung chủ yếu vào các công ty TNHH và công ty cổ phần, một tỷ lệ rất ít khoảng 4-5% được tập huấn và đào tạo dưới 6 tháng và khoảng 40% không có bằng cấp chuyên môn, chỉ quản lý doanh nghiệp của mình bằng kinh nghiệm. Tỷ lệ cán bộ quản lý DNVVN được qua các lớp đào tạo và bồi dưỡng về quản lý kinh doanh và quản trị doanh nghiệp rất thấp, không đáng kể so với tổng số. Qua đó cho thấy sức ép của đòi hỏi về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn, rất khẩn trương và cũng thật chính đáng.
Ngoài ra hiện tượng thiếu thợ giỏi, thừa người quản lý kém do cách tuyển chọn thợ giỏi làm quản lý mà không chú trọng đào tạo căn bản. Trình độ đào tạo đội ngũ quản lý khi đáp ứng được yêu cầu công việc, do đó khi nhận vào làm việc, chủ doanh nghiệp phải tự đào tạo lại gây lãng phí nhiều mặt, điều này có nguyên nhân của nó:
- Hầu hết các sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp các khoá đào tạo chưa có kinh nghiệm thực tế, để đào tạo lại nhân viên quản lý, chủ doanh nghiệp phải đầu tư không ít công sức về tiền của, thời gian.
- Chủ doanh nghiệp không có khả năng thuê được đội ngũ có chuyên môn tốt do hạn chế về mặt tài chính. Do vậy nhiều chủ doanh nghiệp đồng thời là nhà quản lý tài chính, bán hàng cũng như tổ chức sản xuất, vì quá bận rộn nên không quan tâm đến kế hoạch phát triển tại chỗ nguồn nhân lực quản lý.
- Một bộ phận đội ngũ quản lý chuyển chỗ làm khi đã được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc. Khó khăn cho chủ DNVVN là kho 1giữ chân đội ngũ quản lý có trình độ (học vấn, kinh nghiệm và lành nghề) vì những người này luôn mong muốn làm việc ở những công ty lớn, có thu nhập cao, ổn định đồng thời có nhiều cơ hội tiến xa hơn.
* Các khó khăn mà đội ngũ cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp gặp phải trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Dưới cái nhìn của công chúng, đội ngũ cán bộ quản lý DNVVN được đánh giá như sau:
- Độc đoán: lợi ích của bản thân, của doanh nghiệp được đặt lên trên lợi ích của người lao động.
- Ít hiểu biết về hệ thống pháp lý.
- Ít được đào tạo về chuyên môn, ít kinh nghiệm.
- Không có tầm nhìn xa.
- Quản lý lỏng lẻo.
- Quản lý mang tính cơ hội, quy mô nhỏ, đầu tư không mang tính bền vững, lâu dài.
* Công ăn việc làm trong DNVVN: theo đánh giá của MPDF
- Không đảm bảo công ăn việc làm ổn định lâu dài do tương lai của các doanh nghiệp này không lấy gì làm chắc chắn.
- Không có cơ hội được phát triển nghề nghiệp hoặc cơ hội được đào tạo.
- Không có đủ kiến thức và bí quyết để có thể cung cấp cho người lao động loại hình đào tạo phù hợp với mong muốn của họ.
* Uy tín:
- Ngân hàng nhìn DNVVN với định kiến:
+ Các DNVVN xin vay không trung thực và thường sử dụng khoản vay sai mục đích. Chính sách của ngân hàng là nên thận trọng với DNVVN.
Mặc dù nhiều ngân hàng tuyên bố đối xử công bằng, các qui định về cho vay như thế chấp, yêu cầu vốn đối ứng…trên thực tế lại trở thành yếu tố trở ngại, loại bỏ nhiều DNVVN có nhu cầu vay vốn.
- Bạn hàng nhìn DNVVN với định kiến.
+ Không có đủ khả năng về tài chính như mong muốn (thanh toán đúng hạn và hỗ trợ tài chính khi cần)
+ Không đủ độ tin cậy.