1.2. DOANH NGHIỆP VÙA VÀ NHỎ - ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm DNVVN
1.2.1.3. Vai trò và những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc phát triển kinh tế
Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Hiện nay, ở hầu hết các nước DNVVN đóng vai trò quan trọng chi phối rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Thứ nhất, DNVVN đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội. Giải quyết công ăn việc làm luôn là vấn đề bức xúc đối với hầu hết các nước trên thế giới. Sự suy tồn và phát triển DNVVN là một phương tiện có hiệu quả đẻ giải quyết vấn đề thất nghiệp, là nguồn chủ yếu tạo ra việc làm.
Thứ hai, DNVVN cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm và lao vụ, đa dạng va phong phú về chủng loại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh kế.
DNVVN với 1 số lượng đông đảo trong nền kinh tế đã tạo ra một sản lượng, thu nhập đáng kể cho xã hội. Mặt khác, do đặc tính linh hoạt, mềm dẻo, DNVVN có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiếu dùng.
Thứ ba, DNVVN vừa góp phần quan trọng trong việc tao lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu theo vùng lãnh thổ. Chính sự phát triển của DNVVN góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong việc phát triển giữa các vùng .
Thứ tư, DNVVN góp phần khái thác tiềm năng rất phong phútrong dân. Dựa trên những ức chế của DNVVN như thành lập với số vốn ít, thu hồi vốn nhanh, có khả năng huy động vốn vay dựa trên cơ sở là họ hàng, bạn bè thân thuộc. Sử dụng các tiềm năng về nguồn lao động, về nguyên vật liệu, các sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các doanh nghiệp lớn hoặc có sẵn tại địa phương.
Thứ năm, DNVVN góp phần tăng nguồ hàng xuất khẩu và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ngày nay, mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia phát triển rộng rãi đã làm cho các sản phẩm truyền thống trở thành 1 nguồn xuất khẩu quan trọng.Việc phát triển DNVVN đã tạo ra khả
năng thúc đẩy, khai thác tiềm năng của ngành nghề truyền thống cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù số đóng góp của một DNVVN không lớn nhưng với số lượng đông đảo, DNVVN cũng đóng góp 1 phần đáng kể cho ngan sách nhà nước.
Thứ sáu, DNVVN hổ trợ đắc lực cho doanh nghiệp quy mô lớn, là cơ sở để hình thanh những doanh nghiệp lớn. DNVVN với quy mô phù hợp hổ trợ cho doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận thị trường, cân đối khả năng cung cầu trong xã hội, là vệ tinh cho doanh nghiệp lớn.
Những tồn tại và khó khăn của DNVVN
Thứ nhất; khả năng về tài chính của DNVVN hạn chế. Thiếu vốn đang là khó khăn lớn nhất của DNVVN hiện nay, chủ yếu là chỉ cần 1 lượng vốn ít đã có thể thành lập doanh nghiệp, thiếu tài sản thế chấp, khó huy động được nguồn vốn khi cần mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, DNVVN bi bất lợi trong việc mua nguyên liệu, máy móc, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm. Với quy mô kinh doanh không lớn, khả năng tài chính bị hạn chế, DNVVN thườg không được hưởng khoản chiết khấu giảm giá do mua số lượng ít, mặt khác do vốn ít nên thường DNVVN nhập máy móc thiết bị thông qua doanh nghiệp lớn hoặc đại lý.
Thứ ba, DNVVN thiếu thông tin, trình độ quản lý thường bị hạn chế.
TRong thời đại ngày nay, thông tin cũng là 1 đầu vào rất qua trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do khả năng tài chính hạn chế nà DNVVN thường khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, tiếp cận công nghệ tiên tiến về sản xuất và quản lý Do vậy trình độ quản lý của độongũ điều hành bị hạn chế.
Thứ tư, DNVVN có khả năng thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi. Với quy mô sản xuất kinh doanh không lớn, sản phẩm tiêu thụ không nhiều, DNVVN khó có khả năng trả lương cao cho người lao động, và
cùng với sự thiếu vững chắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DNVVN khó có khả năng thu hút được những người lao động có trình độ cao.
Thứ năm, hoạt động của DNVVN thiếu vững chắc . Mặc dù có ưu thế linh hoạt nhưng do khả năng tài chính hạn chế, khi có biến động lớn trên thị trường, các DNVVN dễ rơi vào tình trạng phá sản.