1.2. DOANH NGHIỆP VÙA VÀ NHỎ - ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
2.1.1. Sự phát triển các DNVVN ở TPHCM
2.1.1.1. Tổng quan về cơ sở kinh tế TPHCM
Thành phố HCM giữ vị trí quan trọng trong cả nước về kinh tế, chính trị và khoa học kỹ thuật và là nơi phát triển nhiều hoạt động kinh tế dịch vụ phong phú, đa dạng. Thực hiện chính sách nhiều thành phần kinh tế, cùng với chính sách chung của nhà nước, Đảng bộ và UBNDTPHCM đã có những qui định riêng (theo cơ chế phân cấp cho TPHCM) nhằm khuyến khích phát triển kinh tế của thành phố, huy động được nguồn tài lực và nhân lực và công cuộc đổi mới. Thành phố đã và đang qui tụ đầy đủ các loại hình vào ngành kinh tế Việt Nam.
Theo kết quả “tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp 1/7/2002” thành phố có hơn 241.000 cơ sở kinh tế chiếm 8,8% số cơ sở kinh tế của cả nước.
Biểu 2.1. Vị trí của TPHCM qua số lượng các đơn vị kinh tế.
Nguồn: tổng điều tra 1/7/2002 – cục thống kê TP.HCM
Tiêu chí
Số sơ sở % TPHCM so với
TPHCM Toàn phố Đông Nam bộ
Toàn quốc
Đông Nam bộ Tổng số cơ sở SXKD
- Doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp trong nước
241.020 12.440 11.675
2.726.149 104.405 98.391
477.932 28.081 26.640
6,8 21,9 21,3
50,4 65,7 66,7
• DN có vốn ĐTNN - Cơ sở SXKD phụ thuộc - Cơ sở SXKD cá thể
765 5826 222.754
2.014 43.668 2.625.744
1.441 9.144 449.851
38,8 13,3 8,5
53,1 63,7 49,5 Luật đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp, môi trường đầu tư cho sản xuất kinh doanh thuận lợi và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thông thoáng hơn… đã khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng đầu tư nên số doanh nghiệp ở khu vực ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, thành phố có ưu thế thuận lợi về nhiều mặt, là đầu mối giao thương đi các tỉnh phía Nam nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố khác và hơn 1000 doanh nghiệp nước ngoài mở cơ sở kinh doanh và văn phòng đại diện tại thành phố. Là thành phố có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành nghề hội tụ, số lượng doanh nghiệp chiếm tới 21,4% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên 64 tỉnh thành; cơ sở kinh doanh cá thể chiếm 8,5%.
Do tính chất sản xuất tập trung cao, qui mô lao động tại các cơ sở của thành phố lớn hơn các tỉnh, thành phố khác và bình quân chung của cả nước nên số lao động đang làm việc tại các cơ sở kinh tế chiếm 15,9% số lao động đang làm việc trong cả nước.
Biểu 2.2 Tỷ trọng lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế TPHCM so với toàn quốc và Đông Nam Bộ
Nguồn: Cục thống kê TP.HCM – 2002
Tiêu chí
Số sơ sở % TPHCM so với TPHCM Toàn
phố
Đông Nam bộ
Toàn quốc
Đông Nam bộ Tổng số cơ sở SXKD 1.307,4 8.230,7 2315,6 15,9 55,0
- Cơ sở doanh nghiệp
• Trong nước
• Có vốn ĐTNN
- Cơ sở SXKD phụ thuộc - Cơ sở SXKD cá thể
606,4 446,1 214,4 172,3 474,5
2743,0 2176,1 566,9 1.108,5 4379,2
1149,5 693,8 455,7 314,4 851,6
24,1 20,5 37,8 15,54 10,84
57,5 64,3 47,1 54,80 55,72 Do tốc độ phát triển DN ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng nên tỉ lệ lao động tập trung ở các doanh nghiệp và cơ sở phụ thuộc DN chiếm tới 57,5% cao hơn so với mặt bằng chung của toàn quốc (43,6%); khu vực cá thể của thành phố chỉ chiếm 32,7 % trong tổng lao động trong khi tỉ lệ này ở toàn quốc là 40,5 %.
Tp.HCM, diện tích chỉ chiếm khoảng 0.6 % toàn quốc, dân số chiếm 7
%, với lực lượng lao động là hơn 2 triệu người nhưng năm 2002 thành phố đã đóng góp 18,3 % về giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 29.3 % giá trị sản xuất công nghiệp, 24.2% giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ và đặc biệt đóng góp tới 38 % về tổng thu ngân sách Nhà Nước. Cùng với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương đã tạo thành tứ giác kinh tế mạnh, ngày càng khẳng định được là một trong những vùng kinh tế mạnh của Việt Nam, góp phần cùng cả nước vững bước tiến trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Cơ sở kinh tế tại TP.HCM: số liệu so sánh giữa 2 cuộc điều tra 1/7/2002:
Theo số liệu tổng điều tra các cơ sở kinh tế, tại thời điểm điều tra 1/7/2002, toàn thành phố có 241.020 cơ sở tăng 20.288 cơ sở so với tổng điều tra 1/7/1995, và có sự chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu thành phần kinh tế.
Biểu 2 – 3: số cơ sở kinh tế qua 2 cuộc điều tra . Nguồn: Cục thống kê TP.
Số cơ sở 2002 so với 1995 (%) 1/7/1995 1/7/2002
*Tổng cơ sở SXKD + Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp trong nước trong đó:
- DN ngoài nhà nước +DN có vốn ĐTNN
# Cơ sở: SXKD phụ thuộc + Cơ sở: cá thể
220.732 5.262
4966 4153 296 6.747 208.723
241.020 12.440 11.675 11.109
765 5826 222.754
109,2 236,4 235,1 267,5 285,4 86,3 106,7 Với nhiều chính sách và biện pháp hữu hiệu, nhất là sau khi luật Doanh nghiệp ra đời, khu vực Doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh chóng.
Sau 7 năm, số lượng Doanh nghiệp từ 4153 DN tăng lên 11.109DN (tăng 2,57lần) riêng loại hình công ty TNHH tăng 3,3 lần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,58 lần.
Riêng khu vực nhà nước, với chủ trường sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, với các biện pháp cổ phần hoá, bán hoặc cho thuê… nên số doanh nghiệp ở khu vực này đã giảm 183 doanh nghiệp (giảm 24,4%) sau 7 năm và sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tới.
• Lao động đang làm việc;
TPHCM liên tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá đã tạo ra được những tiền đề cơ bản để giải quyết vấn đề lao động xã hội. Chính quyền thành phố cũng đã ban hành nhiều qui chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm, tự do thuê mướn lao động trong kinh doanh vì vậy số lao động trong nền kinh tế tăng lên nhanh chóng.
Biểu 2.4: Lao động trong các cơ sở kinh tế Nguồn: Cục thống kê Tp – 1/7/2002
* Tổng số lao động cơ sở SXKD - LĐ tại DN
- Doanh nghiệp trong nước + DN ngoài NN + DN có vốn ĐTNN - LĐ tại cơ sở SXKD tại.
- LĐ tại cơ sở SXKD cá thể.
Lao động 2002 so với 1995 (%) 1995 2002
885.151 307.740 272.499 111.975 35.241 139.625 407.786
1.307.380 660.581 446.143 305.326 214.438 172.303 474.446
152,9 214,7 163,7 272,7 608,5 123,4 116,4
• Trình độ chuyên môn của lao động
Trình độ chuyên môn của lao động có cũng có bước phát triển khá qua 2 cuộc điều tra. Nếu như tổng số lao động tăng 1,5 lần thì số lao động đã qua đào tạo từ 19,9% năm 1995 lên 31% năm 2002. đặc biệt trong lĩnh vực Doanh nghiệp với yêu cầu chất lượng sản phẩm cao của thị trường trong nước và xuất khẩu, các Doanh nghiệp chú trọng đến việc đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động vì vậy số lượng công nhân kỹ thuật đã tăng 3,8 lần, cao hơn 2 lần mức tăng chung của lực lượng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.
Biểu 2.5: Lao động phân theo trình độ chuyên môn Nguồn: Cục thống kế TP – 2002
Số lao động trong các doanh nghiệp
* Trình độ từ cao đẳng trở lên
* Công nhân kỹ thuật
* Trình độ khác
Lao động Tỷ trọng (%)
1995 2002 1995 2002
855.151 56.259 41.760 757.132
1.307380 136.765 160.067 1010548
100,0 6,6 4,9 88,5
100,0 10,5 12,2 77,3
Ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng… với 173.203 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh là ngành có số lượng cơ sở lớn nhất chiếm tới 71,8% tổng số cơ sở kinh tế. Tuy nhiên 94% cơ sở của ngành này là hoạt động cá thể chiếm 73,4% số lượng cơ sở cá thể toàn thành phố, điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế vì đây là lực lượng phục vụ người tiêu dùng hoạt động linh hoạt mà các loại hình khác không thể đáp ứng được. nếu tính theo dân số của thành phố tại thời điểm 1/7/2002 thì bình quân 34 người dân có cơ sở buôn bán, ăn uống phục vụ.
Ngành công nghiệp chế biến với 38.182 cơ sở là ngành có số cơ sở chiếm mật độ lớn thứ 2 trong các ngành kinh tế (15,5 %) trong đó cơ sở cá thể là 34.221, cơ sở là doanh nghiệp là 3961.
Khu vực cá thể cũng chiếm tỷ lệ cao trong ngành phục vụ cá nhân và cộng đồng, trong tổng số 9.835 cơ sở hoạt động của ngành này thì kinh tế cá thể chiếm 98,7%.
• Xét về năm thành lập: Số đơn vị cơ sở được thành lập so với năm 1986 là 23.449 cơ sở, chiếm 9,5 tổng số. 93.600 cơ sở được thành lập từ năm 2001 đến 7/2002 là 73.893 chiếm 30%
Biểu 26: Năm thành lập Doành nghiệp.
Nguồn: Cục thống kê TP ĐVT:%
SX K doanh Chia ra
Doanh nghiệp Phụ thuộc Cá thể
TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0
- Trước 1986 8,4 2,6 8,4 8,7
- Từ 1986 – 1990 8,6 1,2 6,9 9,1
- Từ 1991 – 1995 14,0 19,7 14,5 13,7
- Từ 1996 – 2000 38,4 45,3 38,6 38,0
- Từ 2001 15,6 24,0 21,0 15,0
- 6 tháng đầu năm 2002 15,0 7,1 10,6 15,5