CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Phát triển cho vay khách hàng cá nhân
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay khách hàng cá nhân
- Tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân vay vốn
Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn: Là tổng số khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch với ngân hàng.
Mức tăng số lượng KHCN trong hoạt động cho vay là tổng số lượng KHCN sử dụng sản phẩm cho vay của NHTM tăng lên hàng năm.
Mức tăng, giảm số
lượng KHCN = Số lượng KHCN
năm (t) - Số lượng KHCN năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết số lượng KHCN sử dụng sản phẩm cho vay tăng hay giảm qua các năm. Thông qua đó NHTM đánh giá được việc phát triển quy mô đối
tượng khách hàng. Số lượng KHCN đến với NHTM càng tăng theo thời gian hay số lượng KHCN năm t lớn hơn năm (t-1) chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN ngày càng hiệu quả, sản phẩm cho vay KHCN của NHTM ngày càng được nhiều người sử dụng hơn.
- Tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN:
Dư nợ cho vay KHCN: Là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm, chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay nhằm phản ánh tình hình phát triển cho vay KHCN của ngân hàng.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ KHCN tuyệt đối Giá trị tăng trưởng tuyệt
đối dư nợ KHCN = Tổng dư nợ KHCN
năm (t) - Tổng dư nợ KHCN năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ KHCN năm t tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ KHCN tương đối Giá trị tăng trưởng dư
nợ KHCN tương đối =
Giá trị tăng trưởng dư nợ KHCN tuyệt đối
x 100 Tổng dư nợ KHCN năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN năm t so với năm (t-1) về số tương đối là bao nhiêu.
Tăng trưởng về tỷ trọng cho vay KHCN Tỷ trọng cho vay
KHCN = Tổng dư nợ cho vay KHCN
x 100 Tổng dư nợ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động cho vay KHCN chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong dư nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời so sánh tỉ trọng năm sau so với năm trước. Từ đó giúp cho ngân hàng có những định hướng cụ thể trong việc phát triển cho vay KHCN.
- Chỉ tiêu phản ánh tăng doanh số cho vay KHCN
Doanh số cho vay KHCN: là tổng số tiền ngân hàng cho vay nhằm mục đ ch tiêu dùng trong kỳ, Doanh số cho vay KHCN phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo
năm tài ch nh. Thể hiện mức cho vay trong kì, từ đó phản ánh kết quả về việc phát triển cho vay KHCN và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Doanh số cho vay KHCN càng cao thì việc phát triển cho vay KHCN của NHTM càng tốt, quy mô cho vay KHCN càng lớn.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tuyệt đối Giá trị tăng trưởng
doanh số tuyệt đối cho vay KHCN = Doanh số cho vay
KHCN năm (t) - Doanh số cho vay KHCN năm (t-1) Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay KHCN năm t tăng so với năm t-1 về số tuyệt đối là bao nhiêu.
Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tương đối Giá trị tăng trưởng
DSCV KHCN tương đối =
Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối cho vay KHCN
x 100 Tổng doanh số cho vay KHCN năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN năm (t) so với năm (t-1);
- Thị phần và tăng trưởng thị phần cho vay KHCN
Thị phần cho vay KHCN là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của cho vay KHCN. Thị phần cho vay KHCN càng lớn chứng tỏ độ phủ của NHTM trên địa bàn càng cao và ngược lại. Thị phần cho vay KHCN được xác định bằng công thức:
Thị phần cho
vay KHCN = Dư nợ cho vay KHCN của NHTM
x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN thị trường
Thị phần cho vay KHCN càng lớn chứng tỏ sự phát triển cho vay KHCN càng lớn và ngược lại.
1.2.2.2. Chỉ tiêu phát triển chất lượng - Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ cho
vay KHCN (%) = Doanh số thu nợ cho vay KHCN
x 100 Doanh số cho vay KHCN
Hệ số thu nợ biểu hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Chỉ tiêu này phản ánh số đồng vốn thu về trên một đồng vốn cho vay. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả cho vay trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một
thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì NHTM sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Nó phản ánh chất lượng hoạt động cho vay KHCN của NHTM, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản cho vay. Đồng thời, đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch cho vay của ngân hàng, đôn đốc thu hồi nợ của NHTM. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
- Dư nợ KHCN có tài sản đảm bảo
Tỷ lệ dư nợ KHCN có tài sản đảm bảo thể hiện mức độ đảm bảo trong tổng dư nợ của KHCN. Tỷ số này cao sẽ có lợi cho NHTM vì trong số dư nợ KHCN, số có thể phát mại TSĐB để thu hồi được khi KHCN gặp khó khăn là cao.
Tỷ lệ nợ có TSĐB cho vay KHCN = Dư nợ có TSĐB KHCN
x 100 Dư nợ tín dụng KHCN
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân
Nợ quá hạn cho vay KHCN là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi không được hoàn trả đúng hạn theo hợp đồng. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn cho vay KHCN là những khoản cho vay không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Khi một món nợ không trả được vào ngày đáo hạn khoản vay, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho vay KHCN và tổng dư nợ cho vay KHCN của NHTM tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn
cho vay KHCN = Dư nợ quá hạn cho vay KHCN
x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN
Đến kỳ trả nợ mà KHCN không trả được nợ và không được chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ, ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ dư nợ hiện tại của KHCN sang nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng cho vay KHCN của NHTM càng thấp và ngược lại.
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Để đánh giá chất lượng cho vay KHCN của NHTM một cách chính xác thì
phải xét tỷ lệ nợ xấu phân theo từng nhóm. Nợ xấu bao gồm nhóm nợ 3, nhóm 4 và nhóm 5. Nếu trong cơ cấu dư nợ, các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ càng ít thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng đối với KHCN tốt hơn.
Tỷ lệ nợ quá hạn
cho vay KHCN = Dư nợ quá hạn cho vay KHCN
x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN
- Thu lãi từ cho vay khách hàng cá nhân
Hiệu quả hoạt động cho vay KHCN được phản ánh thông qua thu lãi từ cho vay KHCN hoặc tỷ trọng thu lãi từ cho vay KHCN trên tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng. Lãi từ cho vay KHCN là lợi ích bằng tiền mà ngân hàng thu được khi NHTM thực hiện hoạt động cho vay KHCN trong một thời kì nhất định.
Thu lãi từ cho vay KHCN là chỉ tiêu phản ánh thu nhập của NHTM từ hoạt động cho vay đối với KHCN, được tính bằng chênh lệch giữa chi ph đầu vào và các chi phí khác cho hoạt động cho vay với thu lãi đầu ra.
Tỷ lệ thu lãi từ cho vay KHCN so với tổng thu lãi của NHTM:
Tỷ lệ thu nhập từ lãi
cho vay KHCN = Thu nhập từ lãi cho vay KHCN
x 100 Tổng thu lãi
Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng thu lãi của Ngân hàng thì có bao nhiêu phần trăm là thu từ lãi hoạt động cho vay KHCN. Tỷ lệ này càng cao thì thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN càng lớn và ngược lại, tỷ lệ này càng thấp thì thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN càng thấp. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh vị tr của hoạt động cho vay đối với KHCN trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Và từ đó có định hướng rõ ràng trong phát triển cho vay KHCN nhằm đặt ra các mục tiêu gần và kế hoạch lâu dài để có đường lối phát triển rõ ràng trong tương lai.
- Lãi treo và tỷ lệ lãi treo
Lãi treo là khoản tiền lãi mà NHTM chưa thu được khi đến hạn. Tỷ lệ lãi treo là khoản lãi tính trên nợ quá hạn mà ngân hàng chưa thu được. Đây là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, do việc thanh toán lãi thường có giá trị nhỏ hơn nhiều so với nợ gốc, được trả vào những thời điểm nhất định, tùy theo sự thỏa
thuận của khách hàng và NHTM. Khi khách hàng không thanh toán được tiền lãi của khoản vay thì có thể là dấu hiệu thể hiện rằng khách hàng gặp khó khăn về tài chính.
Về nguyên tắc, tỷ lệ lãi treo của ngân hàng càng thấp, càng chứng tỏ chất lượng cho vay của NHTM càng được đảm bảo và ngược lại.
Tỷ lệ lãi treo = Lãi chưa thu được từ cho vay KHCN
x 100%
Tổng lãi phải thu từ hoạt động cho vay KHCN - Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN
Áp dụng mô hình 5 thành phần đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng được đánh giá trên cơ sở:
+ Tính hữu hình: Đây là hình ảnh bên ngoài của NHTM bao gồm: đồng phục của nhân viên, cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, các điểm giao dịch cùng với đó là tài liệu, sách hướng dẫn và hệ thống thông tin liên lạc của NHTM.
. Trụ sở, phòng giao dịch khang trang, tiện nghi đầy đủ;
. Trang thiết bị hiện đại;
. Cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp;
. Nhân viên mặc gọn gàng, lịch sự;
. Biểu mẫu sẵn có theo các dịch vụ.
+ Độ tin cậy: Tiêu thức này cho biết bản thân ngân hàng và nhân viên của ngân hàng phải tạo được sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng. Nó thể hiện uy tín của Chi nhánh, khả năng cung ứng dịch vụ ch nh xác, đúng thời gian theo cam kết và theo quy trình của Ngân hàng. Điều này đòi hỏi sự nhất quán, thống nhất trong việc thực hiện các quy trình của dịch vụ và tôn trọng những cam kết trong hợp đồng cũng như giữ lời hứa, đưa ra lời tư vấn chính xác với khách hàng. Đối với sản phẩm tín dụng các yêu cầu là:
. Cung cấp dịch vụ theo đúng cam kết;
. Thủ tục cho vay nhanh chòng và thực hiện đúng quy trình;
. Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ, ngân hàng sẽ giải quyết một các tận tình;
. Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho vay tốt ngày từ lần đầu tiên;
. Lãi suất cho vay là cạnh tranh;
. Thế chấp cho vay linh hoạt.
+ Khả năng đáp ứng: Chi nhánh và nhân viên Chi nhánh phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để có thể chăm sóc và luôn phải sẵn lòng giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi nhất. Cụ thể:
. Ngân hàng nói rõ thời điểm thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
. Nhân viên ngân hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng;
. Nhân viên ngân hàng luôn trả lời khách hàng ngay cả lúc bận rộn;
. Thời gian chờ đến lượt giao dịch tại ngân hàng ngày càng được rút ngắn;
. Giao dịch tại ngân hàng được thực hiện nhanh chóng;
. Ngân hàng nhân biết khá sớm dấu hiệu rủi ro tín dụng.
+ Sự đảm bảo: Chính là yếu tố chính tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng đối với Chi nhánh thông qua phong thái phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên gồm:
. Nhân viên ngân hàng ngày càng tạo sự tin tưởng đối với khách hàng;
. Khách hàng cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ cho vay của ngân hàng;
. Nhân viên ngân hàng bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với khách hàng;
. Nhân viên ngân hàng có trình độ và trách nhiệm với khách hàng
. Nhân viên ngân hàng có kiến thức chuyên môn cao để giải giải đáp những thắc mắc của khách hàng
+ Sự thấu hiểu: tiêu ch này được đánh giá thông qua việc phải luôn quan tâm, chăm sóc từng khách hàng ân cần chu đáo để giúp khách hàng cảm thấy mình luôn được tôn trọng, chăm sóc và đón tiếp nồng hậu mọi lúc, mọi nơi. Yếu tố con người cùng với thông tin về khách hàng là phần cốt lõi tạo nên sự thành công này và sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng càng nhiều thì chất lượng công tác tín dụng nói chung càng cao.
. Nhân viên ngân hàng luôn thể hiện sự quan tâm đến cá nhân khách hàng;
. Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng kịp thời khi khách hàng cần;
. Nhân viên luôn chủ động tìn hiểu để nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng;
. Nhân viên luôn tư vấn và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.