Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng phát triển cho vay KHCN của ngân hàng. Khi quy mô về nhu cầu vay của khách hàng tăng thì ngân hàng mới có điều kiện phát triển cho vay đối với KHCN.

- Nhu cầu vốn của khách hàng

Sản phẩm cho vay KHCN của NHTM là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầu vốn của khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN của ngân hàng.

Nhu cầu vốn của khách hàng ch nh là căn cứ để xây dựng và mở rộng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng.

Vấn đề là ngân hàng phải phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách hàng đến với mình.

Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợ khác nhau.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng

Đó là các yếu tố về tài ch nh, thu nhập, đạo đức, TSĐB của khách hàng thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng để đảm bảo an toàn cho khoản cho vay.

Việc phát hiện ra nhu cầu được tài trợ thôi chưa đủ mà cái quan trọng hơn là ngân hàng phải phát hiện ra các nhu cầu có khả năng thanh toán, bởi chỉ có đáp ứng những nhu cầu có khả năng thanh toán mới đem lại thu nhập cho ngân hàng. Nhu cầu có khả năng thanh toán được hiểu là các nhu cầu cần tài trợ của khách hàng mà việc trả nợ trong tương lai được đảm bảo.

Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có trách nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng. Nếu khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với ngân hàng, trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ tạo được niềm tin với ngân hàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để phát triển cho vay KHCN.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, t nh cách của KHCN, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của KHCN như tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.

1.3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng - Môi trường kinh tế

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài ch nh quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có cho vay KHCN.

Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN có xu hướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, hơn nữa sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mục đ ch SXKD của họ. Từ đó, sẽ tạo điều kiện phát triển cho vay KHCN một cách có hiệu quả. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn là vay tiêu dùng hay vay vốn để sản SXKD, từ đó sẽ hạn chế việc phát triển cho vay KHCN của ngân hàng. Ngoài ra, nếu ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế có trình độ phát triển cao và tiên tiến thì hoạt động cho vay KHCN cũng đa dạng và phát triển hơn ở các nước đang phát triển.

- Môi trường luật pháp

Ngân hàng là trung gian tài ch nh nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản rất lớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng. Điều này không chỉ làm đảm bảo an toàn cho ngân hàng, mà còn cho các khách hàng thực hiện giao dịch cũng như sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Mỗi một quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động cho vay KHCN. Nếu các quy định đó đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà và chồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động phát triển cho vay KHCN nói riêng.

Hệ thống các văn bản, các quyết định, quy định… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng. Hệ thống luật

pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời là cơ sở nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài ch nh chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng.

- Môi trường văn hoá - xã hội

Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay đối với KHCN của ngân hàng. Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đ ch SXKD nhiều hơn các nơi khác. Chẳng hạn, ở nước ta người dân ở miền Bắc thường t ch luỹ, tiết kiệm nhiều hơn so với người dân ở miền Nam, do vậy việc phát triển cho vay KHCN sẽ khó khăn hơn so với miền Nam.

- Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều nghành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự ch nh xác trong phân t ch, thẩm định t n dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ đó, các ngân hàng có thể phát triển cho vay và đưa ra các sản phẩm mới đối với cho vay KHCN.

- Đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài ch nh dẫn đến thị phần cho vay KHCN bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lược, các ch nh sách đặc trưng của ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng đến với ngân hàng, không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới.

Như vậy, với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vay KHCN của ngân hàng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển qui mô cho vay KHCN, nhưng sẽ khuyến kh ch ngân hàng trong việc tăng chất lượng cho vay đối với KHCN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản về cho vay KHCN tại NHTM, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại cho vay KHCN. Những vấn đề về phát triển cho vay KHCN tại NHTM như: quan niệm phát triển cho vay KHCN; các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay KHCN theo nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển về quy mô và phát triển về chất lượng cho vay KHCN. Đồng thời, chương 1 cũng trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay KHCN như những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nội dung chương 1 là cơ sở tác giả phân t ch thực trạng phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)