CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng thực trạng trên cho thấy việc phát triển cho vay KHCN tại Agribank huyện Đồng Văn vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:
Một là, mặc dù số lượng KHCN tăng tuyệt đối nhưng tốc độ tăng không mạnh và có xu hướng giảm xuống. Lượng khách hàng mới giảm mạnh ở năm 2021.
Đồng thời, dư nợ KHCN và doanh số cho vay tại Chi nhánh tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng trưởng cũng đang giảm dần.
Hai là, thị phần ccho vay KHCN của Chi nhánh có xu hướng giảm xuống từ 18,4% còn 18,0% ở năm 2021. Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN không có TSĐB của Chi nhánh đang có xu hướng tăng nhẹ từ 20,45% lên 21,5% tổng dư nợ cho vay KHCN.
Ba là, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN tại Chi nhánh đều có xu hướng tăng và vẫn chưa đạt mức kế hoạch đề ra từ đầu năm của Chi nhánh. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN của Chi nhánh hiện nay cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn cho vay của toàn Chi nhánh (cao hơn 1%); Chi nhánh chưa hoàn thành mục tiêu không phát sinh nợ xấu.
Bốn là, theo kết quả khảo sát, vẫn còn một số khách hàng vẫn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ cho vay KHCN. Cụ thể: khách hàng còn phàn nàn về quy trình, thời gian thẩm định cho vay còn chậm trễ, gây mất thời gian cho khách hàng trong việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại Chi nhánh; một số nhân viên của Chi nhánh
chưa nhã nhặn, lịch sự trong quá trình thực hiện tác nghiệp với khách hàng...
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan
Một là, chưa đẩy mạnh liên kết trong cho vay
Để phát triển mạnh hoạt động cho vay KHCN thì việc thực hiện liên kết với các đơn vị kinh doanh, đơn vị hành ch nh sự nghiệp... là một trong những yếu tố rất quan trọng để phát triển cho vay KHCN. Thực tế trong quá trình triển khai hoạt động cho vay KHCN, chi nhánh vẫn còn tâm lý “ngại” bán lẻ do thủ tục thực hiện còn rườm rà, tốn thời gian, chi ph và tốn nhiều nhân lực. Chi nhánh chưa chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết với các đối tác tại địa bàn như chủ đầu tư các dự án bất động sản, các showroom ô tô... để bán chéo các sản phẩm t n dụng cá nhân đã ban hành.
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế
Đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh còn trẻ, độ tuổi bình quân khoảng 35 tuổi. Hầu hết đội ngũ cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ đều được đào tạo cơ bản về lĩnh vực tài ch nh, t n dụng, ngân hàng và kế toán; đáp ứng đủ các điều kiện về trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng; có thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình, văn minh, lịch sự, có phẩm chất đạo đức tốt và hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh luôn đòi hỏi t nh chuyên nghiệp và hiện đại thì khả năng th ch ứng nhanh nhạy, t nh chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Điều này đã ảnh hưởng một phần đến khả năng phát triển cho vay KHCN của ngân hàng khi mà việc phát triển cho vay không chỉ liên quan đến phòng t n dụng mà còn liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBTD còn hạn chế về khả năng thu thập và phân t ch thông tin trong thẩm định và xử lý t n dụng. Nhiều CBTD còn giữ tâm lý thụ động, chờ đợi khách hàng đến vay vốn mà không chủ động tìm kiếm, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng. Một số CBTD t nh tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc còn chưa cao, buông lỏng quản lý dẫn đến phát sinh rủi ro t n dụng. Do vậy, để có thể phát triển hoạt động cho vay KHCN
một cách hiệu quả và đem lại thu nhập lớn hơn cho ngân hàng, trong điều kiện mới, Chi nhánh cần phải có một ch nh sách nhân sự phù hợp để tạo ra một nguồn nhân lực đồng đều, chất lượng, cao đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe trong công việc.
Ba là, công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức. Quan hệ giữa Chi nhánh và KHCN hiện nay vẫn chỉ diễn ra một chiều. Các cá nhân tìm đến Chi nhánh khi họ cần vay vốn, còn Chi nhánh lại chưa thực sự chủ động và thực sự quan tâm đến đối tượng này. Chi nhánh chưa thực sự chủ động tìm kiếm khách hàng mới mà là do khách hàng có nhu cầu vay vốn rồi phải tìm đến Chi nhánh. Vì vậy, có thể xem quan hệ này vẫn chủ yếu là quan hệ một chiều. Ch nh hạn chế trong công tác Marketing của Chi nhánh nên các hộ gia đình và cá nhân không nắm rõ thông tin về thủ tục vay vốn, điều kiện của Chi nhánh khi có nhu cầu về vay vốn. Vì vậy, Chi nhánh và khách hàng phải mất nhiều thời gian và chi ph mới chọn lựa được khoản vay phù hợp với nhu cầu vay. Tóm lại, đối tượng là KHCN ngại tiếp xúc với Chi nhánh, vì vậy, không có sự minh bạch trong quá trình vay vốn.
Ngoài ra, hoạt động marketing tại Chi nhánh mới chỉ chú trọng đến việc tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quảng cáo, truyền thông, tổ chức sự kiện,...v.v mà chưa xây dựng được hệ thống các chiến lược, biện pháp, các chương trình, hoạt động tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức, cung ứng dịch vụ của ngân hàng, nhằm sử dụng các nguồn lực của ngân hàng một cách tốt nhất trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó, hiệu quả hoạt động marketing còn thấp, bộ phận marketing chưa thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa ngân hàng với thị trường và chưa có khả năng tạo ra vị thế cạnh tranh cho ngân hàng trong việc gia tăng quy mô cho vay, chiếm lĩnh thị phần đối thủ. Do đó, Chi nhánh cần đẩy mạnh và quan tâm hơn nữa đến công tác Marketing cho hình ảnh, thương hiệu của mình ra công chúng hơn nữa, nhằm tiếp thị, quảng bá cho Chi nhánh tới người dân hơn nữa.
Bốn là, ch nh sách chăm sóc khách hàng chưa được chú trọng đúng mức Ch nh sách chăm sóc khách hàng của Chi nhánh chưa được chú trọng và mang t nh xuyên suốt trong suốt quá trình vay: trước, trong và sau khi vay. Ngoài ra, cán bộ t n dụng chưa chủ động tìm kiếm, tiếp thị và tư vấn cho KHCN, còn có tư tưởng trông chờ khách hàng tìm đến ngân hàng, tạo cơ hội cho các ngân hàng khác
lôi kéo các khách hàng truyền thống cũng như khách hàng tiềm năng của chi nhánh, tạo hình ảnh giao dịch thiếu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Cần phải có cách ch nh sách tri ân khách hàng như: tặng quà sinh nhật cho khách hàng, tặng quà cho các ngày lễ trong năm để thể hiện sự quan tâm chân thành của ngân hàng tới khách hàng của mình.
Năm là, công tác thu hồi nợ xử lý rủi ro chưa đưa ra được các biện pháp triệt để, t ch cực nên kết quả thu hồi nợ đã xử lý còn thấp, chưa đạt được kế hoạch đề ra.
Nguyên nhân ch nh là do những bất cập trong việc xử lý TSĐB và tình hình tài ch nh của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, hiện nay thị trường bất động sản đang nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến khả năng phát mại tài sản là bất động sản để thu hồi nợ của ngân hàng.
Sáu là, chưa chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay
Việc kiểm tra hồ sơ, giám sát vốn vay của khách hàng tại chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, trình độ và điều kiện cụ thể của từng cán bộ bán hàng.
Chi nhánh chưa có bộ phận kiểm tra trước khi cho vay cũng như kiểm tra, giám sát vốn vay sau khi cho vay. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân phụ thuộc vào cán bộ bán hàng. Trong thực tế, sau khi cho vay, việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng chưa được thực hiện một cách sâu sát. Có thể có báo cáo tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng nhưng đó chỉ là báo cáo trên giấy tờ, cán bộ bán hàng chưa thực sự đến tận nơi khách hàng vay vốn để kiểm tra xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đ ch vay vốn ban đầu hay không.
Ngoài ra, công tác thẩm định t n dụng, kiểm tra, giám sát trong và sau cho vay của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát các khoản vay của Chi nhánh chưa thường xuyên, vẫn mang nặng t nh hình thức. Do vậy, Chi nhánh không phát hiện kịp thời các sai phạm, các dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đ ch, dẫn đến các khoản vay không đảm bảo chất lượng tốt.
b. Nguyên nhân khách quan
* Nguyên nhân từ ph a hội sở ch nh
Thứ nhất: Năng lực quản trị rủi ro t n dụng tại ngân hàng chưa cao
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng KHCN chưa thực sự đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng, việc áp dụng vào thực tế còn mang t nh hình thức. Việc chấm điểm khách hàng chỉ thực hiện bằng phương pháp thủ công, chưa có sự hỗ trợ của hệ thống, với các tiêu thức đánh giá tương đối đơn giản, tập trung quanh thu nhập, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng nhà ở, nơi công tác, nghề nghiệp, mức độ vi phạm pháp luật... mà chưa t nh đến các yếu tố định t nh nên việc đánh giá khách hàng vay vốn nhiều khi còn chưa đúng với thực lực của khách hàng.
Thứ hai: Ch nh sách cho vay đối với KHCN chưa linh hoạt
Ngân hàng quá cẩn trọng trong công tác t n dụng e dè trong hoạt động cho vay đối với KHCN. Quy định chặt chẽ về cho vay có TSĐB, quy định trong việc chứng minh thu nhập ch nh đáng của ngân hàng nhằm sàng lọc khách hàng, hạn chế rủi ro khiến cho nhiều KHCN không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng. TSĐB tiền vay khá đơn điệu, tài sản nhận thế chấp chủ yếu là bất động sản, các loại tài sản khác còn hạn chế. Vì vậy, nhiều khi ngân hàng đã bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng, phương án SXKD khả thi chỉ vì họ không đáp ứng các yêu cầu về TSĐB. Ch nh sách cho vay t mạo hiểm là giá đỡ giúp ngân hàng chống chọi lại những bất lợi của nền kinh tế khó khăn nhưng lại là rào cản tăng trưởng quy mô và lợi nhuận trong hoạt động cho vay. Điều này cũng ch nh là nguyên nhân làm cho thời hạn cho vay đối với KHCN chủ yếu là ngắn hạn.
* Nguyên nhân từ ph a KHCN
Thứ nhất: Đồng Văn là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm, thu nhập bình quân thấp, trình độ dân tr thấp, bà con chủ yếu là đồng bào dân tộc t người, tâm lý và sự hiểu biết của người dân về các sản phẩm của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng còn hạn chế nên khó khăn trong việc mở rộng phòng giao dịch cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại vào cung cấp các sản phẩm cho vay KHCN.
Mặc dù, đã có sự chuyển biến trong thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, nhưng thói quen đó chưa thực sự phổ biến trong dân chúng. Người dân vẫn có thói quen tiết kiệm đủ số tiền cần thiết hoặc vay bạn bè, người thân để phục vụ mục
đ ch SXKD hoặc mục đ ch tiêu dùng, họ còn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay KHCN của ngân hàng. Mặt khác, đối với TSĐB như bất động sản (quyền sở hữu đất, nhà ở) và các bất động sản có giá trị khác (ô tô, xe máy), thông thường họ chỉ sử dụng các giấy tờ viết tay mà không có xác nhận của ch nh quyền địa phương nên không thể vay vốn của ngân hàng vì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng không được đầy đủ và hợp pháp. Điều này một phần là do thủ tục cấp sổ đỏ của ta còn khó khăn và qua nhiều cấp xét duyệt, thời gian kéo dài. Ch nh điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong việc phát triển cho vay KHCN.
Thứ hai, thu nhập và mức sống của người dân còn thấp
Tuy gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển rất nhanh, thu nhập và mức sống của người dân có được cải thiện so với trước kia nhưng vẫn còn thấp để có thể dùng làm nguồn trả nợ ngân hàng, đặc biệt là thu nhập từ lương của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Phần lớn các khoản vay KHCN của chi nhánh là các khoản vay lấy nguồn trả nợ từ lương, trong khi đó thu nhập bình quân của người lao động chỉ là 5-7 triệu đồng/tháng, ngoài việc trang trải chi ph sinh hoạt, số tiền còn lại để trả nợ là khá nhỏ. Do đó họ chỉ đủ khả năng vay những món nhỏ. Với những món cho vay lớn, chi nhánh cũng khó xác định thu nhập thực tế của khách hàng lấy từ đâu để có thể trả được những món nợ hàng tháng khá lớn. Do vậy, thực tế này gây khó khăn cho chi nhánh trong việc phát triển cho vay KHCN.
* Nguyên nhân từ môi trường hoạt động của ngân hàng
Môi trường kinh tế: Những tác động do môi trường kinh tế gây ảnh hưởng trực tiếp tới ngân hàng như: Rủi ro về tỷ giá, lãi suất, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế... hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp do ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các khách hàng. Nếu nền kinh tế tăng trưởng tốt, ổn định sẽ k ch th ch nhu cầu tiêu dùng của người dân và ngược lại, nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, môi trường đầu tư bất ổn các nhà đầu tư thu hẹp quy mô sản xuất để bảo toàn vốn sẽ dẫn đến khả năng khan hiếm hàng hóa, giá cả tăng cao...
giảm nhu cầu chi tiêu của người dân, do đó ảnh hưởng đến hoạt động t n dụng của các NHTM.
Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, các NHTM đang cạnh trang gay gắt trong việc giành giật thị phần phân khúc bán lẻ, thị phần của ngân hàng cũng bị thu hẹp do phải chia sẻ với quá nhiều ngân hàng khác. Chi nhánh cũng chịu nhiều sức ép lớn từ các NHTM khác về sản phẩm ngân hàng nói chung cũng như cho vay KHCN nói riêng. Các NHTM khác trên cùng địa bàn không ngừng phát triển các sản phẩm cho vay đa dạng, ch nh sách hợp lý; chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cả cạnh tranh.... để hấp dẫn khách hàng.
Môi trường pháp lý: Trong những năm qua, môi trường pháp lý có tác động rất lớn đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Cụ thể: Còn tồn tại nhiều bất cập trong các quy định pháp lý liên quan đến việc thu hồi nợ, xử lý TSĐB, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đã làm cản trở tiến độ xử lý nợ đọng rất nhiều. Các quy định áp đặt một cách cứng nhắc của NHNN cho các NHTM cũng làm ảnh hưởng đến việc nâng cao và hoàn thiện hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.
Môi trường văn hóa xã hội: Thói quen tiêu dùng người Việt Nam cũng là một yếu tố hạn chế sự phát triển của t n dụng cá nhân. Dân chúng vẫn có thói quen tiết kiệm đủ số tiền cần thiết hoặc vay bạn bè, người thân để phục vụ mục đ ch SXKD hoặc mục đ ch tiêu dùng, họ còn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay KHCN của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay KHCN tại Agribank huyện Đồng Văn trong giai đoạn 2019 - 2021, từ đó đã chỉ ra được một số kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động phát triển cho vay KHCN tại Chi nhánh và nguyên nhân dẫn đến hạn chế tại Chi nhánh, tạo tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian tới.