Phân tích thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 52 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

2.2. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

2.2.2. Phân tích thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

2.2.2.1. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân theo chỉ tiêu phát triển quy mô

(1) Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn

Agribanh huyện Đồng Văn đã rất chú trọng đến công tác mở rộng lượng KHCN vay vốn. Chi nhánh đã áp dụng một số ch nh sách tìm kiếm tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN như: quảng cáo tối đa tờ rơi, áp ph ch, trưng bày, bảng hiệu của Agribank tại trụ sở giao dịch và các điểm giao dịch để giới thiệu tới khách àng các sản phẩm dịch vụ với lãi suất hấp dẫn về cho vay KHCN. Khai thác thông tin về giao dịch chuyển tiền, gửi tiền tại Chi nhánh để chủ động tiếp cận các khách hàng tiềm năng, quảng bá giới thiệu sản phẩm cho vay KHCN để khách hàng biết và sử dụng các sản phẩm dịch vụ khi cần thiết; cử cán bộ t n dụng, lãnh

đạo phòng tiếp cận các đơn vị hành ch nh cấp huyện, xã để tạo uy t n trong dân cư.

Bằng sự chuyên nghiệp, tận tình, hết lòng vì khách hàng để tạo uy t n niềm tin trong khách hàng, từ đó khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới và khách hàng mới tự tìm đến Chi nhánh để vay vốn.

Biểu đồ 2.3. Số khách hàng cá nhân vay vốn tại Agribank huyện Đồng Văn giai đoạn 2019 - 2021

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 Bảng 2.5. Số lƣợng KHCN tăng thêm tại Agribank huyện Đồng Văn

giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: Khách hàng, %

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020

+/- % +/- %

Khách hàng tăng thêm 753 972 511 219 29,08 -461 -47,43

Khách hàng mới 794 992 586 198 24,94 -406 -40,93

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 Theo Biểu 2.3 và Bảng 2.5 cho thấy, Chi nhánh có sự tăng tưởng về số lượng KHCN. Cụ thể năm 2019; số lượng KHCN đạt 8.015 khách hàng, năm 2020 là 8.957 khách hàng, tăng 942 khách hàng tức tăng 11,75% so với năm 2019. Đến năm 2021 đạt 9.468 khách hàng, tăng 511 khách hàng tức tăng 5,71% so với năm 2020.

Mặc dù số lượng khách hàng tăng lên nhưng tốc độ tăng năm 2021 đã giảm xuống so với năm 2020. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó

7,000 7,500 8,000 8,500 9,000 9,500

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 8,015

8,957

9,468

Số khách hàng cá nhân vay vốn

lường trong thời gian qua, việc phát triển số lượng KHCN vay vốn tăng trưởng trong giai đoạn 2019 – 2021 là kết quả đáng ghi nhận lớn của Chi nhánh.

Xét số lượng khách hàng mới của Chi nhánh tại Bảng 2.5 cho thấy, số lượng KHCN mới tăng thêm lớn hơn số lượng KHCN tăng ròng hàng năm. Điều này càng khẳng định hoạt động phát triển cho vay KHCN mới của Chi nhánh có hiệu quả. Số lượng KHCN mới của Chi nhánh không ngừng tăng thêm trong giai đoạn 2019 – 2021. Số lượng khách hàng cũ giảm là do số khách hàng đến hạn tất toán hợp đồng hoặc khách hàng cũ không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Trong những năm tới, để đẩy mạnh phát triển cho vay KHCN, chi nhánh cần tăng cường hơn nữa các giải pháp để tăng số lượng KHCN mới vay vốn tại chi nhánh và duy trì số lượng khách hàng cũ của Chi nhánh.

(2) Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Biểu đồ 2.4. Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank huyện Đồng Văn giai đoạn 2019 - 2021

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 Biểu đồ 2.4 mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng dư nợ cho vay đối với KHCN tại Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng. Cụ thể: Năm 2019 dư nợ cho vay KHCN đạt 396 tỷ đồng, năm 2020 dư nợ cho vay KHCN đạt 448 tỷ đồng, tăng 13,13% so năm 2019. Năm 2021 dư nợ cho vay KHCN đạt 493 tỷ đồng, tăng 10,04% so với năm 2020. Năm 2021 là một năm khá khó khăn cho ngành ngân

- 100 200 300 400 500

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 396

448 493

Tổng dư nợ cho vay KHCN

hàng ở Việt Nam. Tuy nền kinh tế trong nước hồi phục tốt với mức phát triển GDP đáng kh ch lệ là 2,91% nhưng thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn tiếp tục gia tăng.

Vì thế, tỷ lệ tăng trưởng cho vay KHCN tại Chi nhánh đã giảm từ mức 13,13%

xuống 10,04%. Đây không phải là tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng so với một số NHTM khác trên địa bàn. Đạt được kết quả này là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, nhất là khối bán lẻ với việc thực hiện đúng cam kết nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, không ngừng rà soát các ch nh sách và quy trình liên quan đến danh mục sản phẩm và dịch vụ tài ch nh cá nhân như huy động, cho vay, thẻ t n dụng và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến… Chi nhánh đã chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của tất cả các NHTM, bao gồm cả những NHTM hàng đầu do xu hướng chuyển sang kinh doanh Ngân hàng bán lẻ ngày càng mạnh mẽ hơn.

(3) Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ của ngân hàng Bảng 2.6. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN tại Agribank huyện Đồng Văn

giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng dư nợ 397 449 493

Dư nợ cho vay KHCN 396 448 493

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN (%) 99,75 99,78 100,00 Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021

Theo Bảng 2.6 cho thấy Chi nhánh chủ yếu cho vay KHCN. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh luôn chiếm gần 100% tổng dư nợ. Đến năm 2021 Chi nhánh chỉ còn dư nợ của KHCN. Tuy nhiên, tốc độ cho vay KHCN đang giảm.

Nguyên nhân là do dịch Covid-19 ch nh thức được ghi nhận từ đầu tháng 2/2020.

Song, tác động lớn nhất của dịch bệnh này đến kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động của hệ thống NHTM nói riêng bắt đầu từ giữa tháng 2/2020, đặc biệt nghiêm trọng trong tháng 3, tháng 4 và nửa đầu tháng 5/2020 (đây là khoảng thời gian cả nước thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Ch nh phủ). Diễn biến của dịch COVID-19 ngày càng phức tạp và khó lường dẫn

đến nhu cầu vay vốn của người dân, hộ gia đình quá thấp và giảm sút.

(4) Tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Theo Biểu 2.5 cho thấy, cùng với sự tăng lên của dư nợ cho vay KHCN thì doanh số cho vay KHCN của Chi nhánh tăng hàng năm. Doanh số cho vay KHCN năm 2019 đạt 366 tỷ đồng, năm 2020 đạt 405 tỷ đồng, tăng 39 tỷ đồng tức tăng 10,66% so với năm 2019. Đến năm 2021, doanh số cho vay KHCN đạt 447 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng, tăng 10,37% so với năm 2020. Như vậy có thể thấy, mặc dù doanh số cho vay KHCN của Chi nhánh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương nhưng tốc độ đang chậm dần. Nguyên nhân do nhu cầu vay vốn của KHCN trong năm 2020 và năm 2021 đã giảm xuống bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Biểu đồ 2.5. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank huyện Đồng Văn giai đoạn 2019 - 2021

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 (5) Thị phần và tăng trưởng thị phần cho vay khách hàng cá nhân

Phân t ch về khả năng chiếm lĩnh thị phần cho vay KHCN của Chi nhánh cho thấy, trong 3 năm chi nhánh giữ vị tr đứng thứ 3 trong top 4 ngân hàng lớn của Việt Nam. Chi nhánh đứng sau Vietinbank; BIDV. Nguyên nhân là do hai ngân hàng này có nhiều là ngân hàng có số lượng Chi nhánh, phòng giao dịch nhiều trên địa bàn. T nh đến thời điểm hiện tại, Agribank huyện Đồng Văn chỉ có 1 trụ sở giao dịch, không có các phòng giao dịch trực thuộc. Trong khi BIDV huyện Đồng Văn có 1 trụ sở ch nh và 3 phòng giao dịch trực thuộc, Vietinbank có 01 trụ sở ch nh và

- 100 200 300 400 500

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

366 405 447

Doanh số cho vay KHCN

4 phòng giao dịch trực thuộc. Mặt khác, có thể nhận thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN của Agribank huyện Đồng Văn giảm qua 3 năm. Thị phần dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh chiếm 18,4% thị phần, đến năm 2020 giảm xuống còn 18,2%

và năm 2021 tiếp tục giảm xuống còn 18%. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do, những năm gần đây Vietinbank và BIDV đều là ngân hàng TMCP nên đầu tư nhiều chương trình quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng. Đồng thời, đưa ra nhiều các chương trình chăm sóc khách hàng vượt trội hơn các NHTM khác. Điều này làm cho khách hàng yên tâm và lựa chọn sử dụng các sản phẩm dịch vụ cho vay nhiều hơn so với các NHTM còn lại.

Bảng 2.7. Thị phần dư nợ cho vay KHCN một số ngân hàng tại huyện Đồng Văn Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

Chênh lệch

2020/2019 2021/2020

1 Vietinbank 34,2 34,8 34,9 0,6 0,1

2 BIDV 24,5 24,7 24,9 0,2 0,2

3 Agribank 18,4 18,2 18,0 -0,2 -0,2

4 Vietcombank 15,7 15,5 15,5 -0,2 0

5 Các NHTM khác 7,2 6,8 6,7 -0.4 -0,1

6 Tổng 100 100 100 0 0

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 Trong khi đó, thực tế hoạt động quảng bá tiếp thị của Chi nhánh còn nhỏ lẻ, đơn thuần. Các hoạt động truyền thông về các sản phẩm dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi… chỉ dừng lại ở việc phát tờ rơi thư ngỏ, treo băng rôn, phát thanh nhưng tần suất không thường xuyên. Chi nhánh chưa chú trọng quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho vay KHCN, các chương trình khuyến mãi trên sóng truyền hình, không định kỳ mở hội nghị khách hàng hoặc phát thư góp ý để từ đó Chi nhánh có thể khắc phục những sai sót đồng thời phát huy những mặt mạnh của mình.

2.2.2.2. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân theo chỉ tiêu phát triển chất lượng

(1) Hệ số thu nợ

Theo Bảng 2.8 cho thấy Hệ số thu nợ cho vay KHCN của Chi nhánh tăng

nhanh từ 0,56 lần ở năm 2019 lên mức 0,62 lần ở năm 2020 và tiếp tục tăng lên mức 0,9 lần ở năm 2021. Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Chi nhánh cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Như vậy có thể thấy, công tác thu hồi nợ giai đoạn 2019 – 2021 của Chi nhánh đang khá tốt.

Bảng 2.8. Hệ số thu nợ KHCN của Agribank huyện Đồng Văn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh số cho vay KHCN 366 405 447

Doanh số thu nợ KHCN 205 253 402

Hệ số thu nợ 0,56 0,62 0,90

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 (2) Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo

Trong hoạt động cho vay KHCN, Chi nhánh cho vay có bảo đảm là chủ yếu, đó là cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố. Việc cho vay ngoài dựa vào nguồn trả nợ, uy t n của bản thân khách hàng thì TSĐB là yếu tố rất quan trọng.

Bảng 2.9. Dƣ nợ cho vay KHCN có TSĐB tại Agribank huyện Đồng Văn Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020 Số

tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ

trọng +/- % +/- % Có TSĐB 315 79,55 355 79,24 387 78,50 40 12,70 32,00 9,01 Không có TSĐB 81 20,45 93 20,76 106 21,50 12 14,81 13,00 13,98 Dƣ nợ cho vay

KHCN 396 100,00 448 100,00 493 100,00 52 13,13 45,00 10,04

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 Với chi nhánh dư nợ cho vay có TSĐB cao, chiếm trên 78% trong tổng dư nợ cho vay KHCN vì Chi nhánh đã nhận thức được vấn đề các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro đối với ngân hàng, là do tình hình tài ch nh của KHCN thường thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc và sức khoẻ của

họ. Thông thường việc cho vay không có bảo đảm chỉ được áp dụng với các phương án vay vốn dành cho cán bộ công nhân viên trong ngành Ngân hàng, hoặc cán bộ công nhân viên các đơn vị có trả lương qua Agribank… có nguồn trả lương hàng tháng. Còn lại, hầu hết các sản phẩm cho vay KHCN chi nhánh luôn quan tâm đến yếu tố TSĐB. Tuy nhiên, theo kết quả tổng hợp tại Bảng 2.9 cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN có TSĐB đang giảm dần qua các năm. Cụ thể: tỷ trọng dư nợ có TSĐB năm 2019 đạt 79,55% tổng dư nợ; năm 2020 đạt 79,24% và đến năm 2021 giảm còn 78,5% tổng dư nợ. Điều này có thể gây ra rủi ro t n dụng trong thời gian tới cho Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay trong thời gian tới.

(3) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.10. Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN tại Agribank huyện Đồng Văn Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng dư nợ tín dụng KHCN 396,00 448,00 493,00 52,00 13,13 45,00 10,04 2. Nợ quá hạn cho vay KHCN 1,63 3,59 5,62 1,96 120,25 2,03 56,55

3. Nợ xấu cho vay KHCN 0,83 1,03 1,77 0,20 24,10 0,74 71,84

4. Nợ nhóm 2 0,80 2,56 3,85 1,76 220,00 1,29 50,39

5. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay

KHCN 0,41 0,80 1,14 0,39 94,68 0,34 42,26

6. Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN 0,21 0,23 0,36 0,02 9,69 0,13 56,16

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 Năm 2019, Agribank huyện Đồng Văn phân loại nợ theo Thông tư 02, Thông tư 09 của NHNN Việt Nam cùng với đó là Quyết định 450 của Agribank. Năm 2020 Chi nhánh phân loại nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020; Năm 2021 Chi nhánh phân loại nợ theo Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 (Thông tư 03), Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021 (Thông tư 14) sửa đổi,

bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020 theo hướng mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ...

Trong giai đoạn 2019 - 2021 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu với sự xuất hiện liên tiếp của các biến chủng mới khiến kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2021, đợt dịch lần thứ 4 kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm rọng đến nền kinh tế xã hội trong đó có nhiều vấn đề lần đầu tiên xuất hiện (ngành dịch vụ - du lịch đóng băng; các chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thị bị đứt gãy.... Đứng trước khó khăn, nhiều mặt hoạt động nghiệp vụ của Agribank nói chung và Agribank huyện Đồng Văn nói riêng bị ảnh hưởng sâu sắc tình hình phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro vừa phải đảm bảo phản ánh đúng chất lượng tín dụng vừa phải góp phần hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo của NHNN và Agribank. Tuy nhiên, theo Bảng 2.10 cho thấy tại năm 2021: Dư nợ nhóm 2 của Chi nhánh tăng rất nhanh. Dư nợ nhóm 2 năm 2019 ở mức 0,8 tỷ đồng, năm 2020 tăng lên mức 2,56 tỷ đồng, tức tăng 3,2 lần so với năm 2019; đến năm 2021 dư nợ nhóm 2 tiếp tục tăng lên mức 3,85 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020. Đồng thời, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh trong 3 năm đều tăng qua các năm; tỷ lệ nợ quá hạn KHCN năm 2019 là 0,41%; năm 2020 tăng lên mức 0,8 và năm 2021 là 1,14%. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn thấp so với các NHTM khác trên địa bàn nhưng hiện tại vẫn chưa đạt được mức kế hoạch đề ra là dưới 1%. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cũng tăng dần qua các năm từ mức 0,21% năm 2019; đến năm 2021 ở mức 0,36%. Trong khi kế hoạch đặt ra của Chi nhánh là Chi nhánh không để phát sinh nợ xấu. Nguyên nhân làm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng trong thời gian qua là do huyện Đồng Văn xảy ra dịch tả lợn Châu Phi; thời tiết khắc nghiệt của các đợt không khí lạnh tăng cường, hình thái giao mùa đã xảy ra mưa to kèm theo gió lốc cục bộ, gây thiệt hại về người, nhà ở, tài sản của nhân dân và các công trình phúc lợi. Cộng thêm tác động của dịch Covid -19 dẫn đến việc lưu thông hàng hóa, cung ứng một số giống cây trồng, vật nuôi gặp khó khăn. Diện t ch đất canh tác phân tán, manh mún nhỏ lẻ, hệ thống thuỷ lợi chưa chủ động tưới tiêu, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của người dân trên địa bàn. Do đó, KHCN không hoàn thành nhiệm vụ trả nợ gốc, lãi đúng hạn gây ra các khoản nợ

xấu, nợ quá hạn cho Chi nhánh.

(4) Thu lãi từ cho vay khách hàng cá nhân

Thu lãi từ cho vay KHCN tại Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021 được thể hiện như bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank huyện Đồng Văn giai đoạn 2019 – 2021

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020 +/- % +/- % 1. Tổng thu nhập từ cho vay

của Chi nhánh

Tỷ

đồng 39,00 41,00 43,00 2,00 5,13 2,00 4,88 2. Thu nhập từ cho vay

KHCN

Tỷ

đồng 38,70 40,80 43,00 2,10 5,43 2,20 5,39 3. Tỷ lệ thu nhập từ cho vay

KHCN % 99,23 99,51 100,00 0,28 0,28 0,49 0,49

Nguồn: Phòng Kế hoạch – ngân quỹ của Agribank huyện Đồng Văn, 2019-2021 Theo Bảng 2.11 cho thấy, thu nhập từ lãi cho vay KHCN của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập từ cho vay của Chi nhánh. Trong đó, năm 2021 toàn bộ thu nhập từ cho vay của Chi nhánh đều do hoạt động cho vay KHCN mang lại. Điều này phù hợp với thực tế của Chi nhánh trong năm 2021, Chi nhánh chỉ cho vay với duy nhất đối tượng là KHCN, không cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

(5) Lãi treo và tỷ lệ lãi treo

Tỷ lệ lãi treo là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của Chi nhánh. Bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ lãi treo của Chi nhánh có biến động tăng trong giai đoạn 2019-2021. Điều này chứng tỏ Chi nhánh công tác thu lãi của Chi nhánh chưa hiệu quả. Nguyên nhân do một số khách hàng có dư nợ lớn tại Chi nhánh phát sinh các khoản lãi treo bởi hoạt động kinh doanh còn gặp khó khăn, tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đ ch còn diễn ra ở cả KHDN và KHCN. Mặt khác, do biến động của tình hình kinh tế trên địa bàn huyện trong những năm qua

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 52 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)