Kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội

2.1.3. Kết quả hoạt động

Để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện chương trình cho vay chính sách, thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chỉ đạo tổ chức tốt việc tiếp nhận các nguồn vốn vay. Nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội được cấu thành từ 3 nguồn chủ yếu là:

(1) Nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về: nguồn vốn được HSC phân bổ cho NHCSXH Chi nhánh Hà Nội hàng năm theo quy định;

(2) Nguồn vốn huy động: là nguồn vốn được huy động từ các tổ chức, cá nhân gửi tiết kiệm (trực tiếp hoặc thông qua Tổ TK&VV) tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội.

Nguồn vốn huy động tại địa phương sẽ được Trung ương cấp bù lãi suất.

(3) Nguồn vốn nhận ủy thác: là nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách Thành phố, quận, huyện, thị xã và nhận ủy thác từ Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Tình hình nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2020 được thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019- 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

So sánh (%) 2020/

2019

2021/

2020 Tổng cộng nguồn vốn 7.326 8.330 9.298 13,70 11,62 1. Nguồn vốn Trung ương 3.755 4.093 4.435 9,00 8,36 2. Nguồn vốn huy động tại địa phương 1.214 1.298 1.441 6,92 11,02 2.1. Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân 862 885 973 2,67 9,94 2.2. Tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV 352 413 468 17,33 13,32

3. Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 2.357 2.939 3.422 24,69 16,43 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2018-2020) Số liệu cho thấy, giai đoạn 2019-2021 chứng kiến mức tăng trưởng nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Năm 2019, tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 7.326 tỷ đồng, sang năm 2020 tăng lên thành 8.330 tỷ đồng (tương ứng tăng 13,70% so với năm 2019) và đạt 9.298 tỷ đồng vào năm 2021 (tương ứng tăng 11,62% so với năm 2020). Điều này cho thấy sự tăng trưởng tốt trong công tác đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của NHCSXH.

Hình 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019- 2021

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Về cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH. Nguồn vốn Trung ương vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn, nhưng cũng có xu hướng giảm dần, từ mốc 51,26% năm 2019 xuống còn 47,70% năm 2021. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8-9%/năm. Điều này thể hiện, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện trong việc cân đối nguồn vốn cho vay từ NHCSXH Việt Nam.

51.26 49.14 47.70

16.57 15.58 15.50

32.17 35.28 36.80

2019 2020 2021

%

Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương Nguồn vốn huy động tại địa phương Nguồn vốn Trung ương

Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, với 36,80%

tổng nguồn vốn trong năm 2021. NHCSXH Chi nhánh Hà Nội luôn tranh thủ sự chỉ đạo và tạo điều kiện của chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, các quận, huyện trong việc dành một phần vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang để NHCSXH cho vay. Đến nay 100% quận, huyện, thị xã của thành phố đều đã bố trí ngân sách chuyển vốn qua NHCSXH. Một số quận, huyện chuyển nguồn vốn lớn qua NHCSXH Chi nhánh Hà Nội để cho vay là: UBND quận Hà Đông; UBND quận Cầu Giấy; UBND quận Nam Từ Liêm; UBND quận Đống Đa;

UBND quận Thanh Xuân, UBND quận Ba Đình; UBND quận Hoàng Mai; UBND quận Hai Bà Trưng; UBND quận Long Biên; UBND huyện Gia Lâm; UBND huyện Đông Anh.

Trong khi đó, nguồn vốn huy động tại địa phương chỉ chiếm tỷ trọng từ 15,5- 16,7% trong cả giai đoạn này, với sự đóng góp từ vốn huy động từ tổ chức, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV. Trong năm 2021, các nguồn vốn nay cũng chứng kiến mức tăng trưởng từ 9-13% so với năm 2020. Tuy nhiên, vốn huy động từ nguồn này nhận cấp bù lãi suất từ NHCSXH Việt Nam để có thể cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn. Từ cuối năm 2016, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã triển khai thêm hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi và rút tiền ngay tại UBND cấp xã vào ngày trực giao dịch cố định hàng tháng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng gửi tiền.

2.1.3.2. Về hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021 được thể hiện trong bảng 2.2.

Dư nợ cho vay của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội cho thấy mức tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 7.280,10 tỷ đồng, sang năm 2020 là 8.282,97 tỷ đồng (tăng 13,78% so với năm 2019) và đạt 9.251,25 tỷ đồng (tăng 11,69% so với năm 2020). Tổng dư nợ tăng lên qua từng năm và số chương trình cho vay cũng được đa dạng hơn. Điều đó chứng tỏ hoạt động cho

vay của NHCSXH ngày càng được mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu 2019 2020 2021

So sánh (%) 2020/

2019

2021/

2020 Tổng dƣ nợ cho vay 7.280,10 8.282,97 9.251,25 13,78 11,69 1 Cho vay hộ nghèo 282,24 169,26 132,35 -40,03 -21,81 2 Cho vay hộ cận nghèo 231,60 187,49 164,56 -19,04 -12,23 3 Cho vay hộ mới thoát

nghèo 2.265,67 2.443,21 2.726,41 7,84 11,59

4 Cho vay học sinh, sinh viên

có hoàn cảnh khó khăn 123,78 93,01 115,56 -24,86 24,25 5 Cho vay giải quyết việc

làm 2.776,55 3.549,71 3.996,82 27,85 12,60

6 Cho vay người lao động đi

làm việc ở nước ngoài 0,78 0,48 0,07 -37,55 -85,54 7 Cho vay chương trình

NS&VSMT nông thôn 1.302,88 1.462,00 1.662,34 12,21 13,70 8 Cho vay Doanh nghiệp nhỏ

và vừa (Dự án KFW) 1,70 1,00 1,06 -41,18 6,00 9 Cho vay hộ sản xuất kinh

doanh vùng khó khăn 92,54 94,37 139,45 1,98 47,77 10 Cho vay Thương nhân tại

vùng khó khăn 1,69 1,45 1,52 -14,05 4,83

11 Cho vay dự án Nippon 1,65 1,86 1,71 12,73 -8,06 12 Cho vay theo Quyết định

29/2014/QĐ-TTg 0,83 0,32 0,43 -61,45 34,38

13

Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo NĐ 75/2015/NĐ-CP

0,66 0,58 0,42 -12,10 -27,71 14 Cho vay hộ nghèo về nhà ở 135,47 126,60 135,56 -6,55 7,08 15 Cho vay Nhà ở xã hội 62,00 137,37 156,22 121,56 13,72 16 Cho vay Dân tộc thiểu số - 14,20 16,70 - 17,61

theo QĐ 2085

17 Cho vay khác (Cho vay dự

án bò sinh sản) 0,08 0,06 0,07 -25,93 16,67

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Trong cơ cấu dư nợ cho vay, chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay giải quyết việc làm, với tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh lên tới 43,20% trong năm 2021, tiếp đến là cho vay hộ mới thoát nghèo (29,47%) và cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (17,97%).

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)