Phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 53 - 63)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội

2.2.2. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội

2.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về mặt quy mô

Tăng trưởng số lượng HSSV vay vốn

Số lượng HSSV vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021 được thể hiện qua bảng 2.3.

Số liệu cho thấy, số lượng HSSV vay vốn tại Chi nhánh có xu hướng tăng, giảm qua các năm. Năm 2019, số HSSV có mối quan hệ vay vốn tại Chi nhánh là 5.215 HSSV, đến năm 2020 giảm mạnh còn 3.640 HSSV (tức giảm đến 30,20%). Tuy nhiên, đến năm 2021 lại tăng 6,90%, đạt 3.891 HSSV.

Bảng 2.3: Số lƣợng HSSV vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021

HSSV NHCSXH

(1)

(2)

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh (%)

2020/2019 2021/2020 Số lƣợng HSSV vay vốn 5.215 3.640 3.891 -30,20 6,90

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Năm 2020, số lượng HSSV vay vốn tại Chi nhánh giảm chủ yếu do số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại TP. Hà Nội đang có giảm xuống. Với nhiều cố gắng lỗ lực của các cơ quan ban ngành trên địa bàn TP. Hà Nội, sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn liên tục giảm theo từng năm. Tính đến năm 2020, TP. Hà Nội chỉ còn 8.754 hộ nghèo, chiếm 0,42% và có 41.875 hộ cận nghèo, chiếm 2,01% tổng số hộ dân cư. Tỷ lệ hộ nghèo của TP. Hà Nội đã giảm rất nhanh từ 1,2% năm 2019 xuống còn 0,42% năm 2020. Điều này dẫn đến số lượng đối tượng HSSV thuộc diện vay vốn chính sách của NHCSXH năm 2020 giảm sút, dẫn đến số lượng HSSV vay vốn thực tế tại Chi nhánh cũng giảm nhanh chóng.

Năm 2021, với nhiều sự cố gắng của các cấp chính quyền, số hộ nghèo và cận nghèo có cải thiện nhưng không đáng kể, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn chiếm lần lược 0,42% và 2,01% trong tổng số dân cư. Tuy nhiên, năm 2021 là năm kinh tế TP. Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, đẩy nhiều hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đặt biệt là sau các đợt giãn cách xã hội, khiến số lượng HSSV vay vốn chính sách tại NHCSXH có sự tăng lên so với năm 2020.

Tỷ lệ HSSV đƣợc vay vốn

Trong những năm qua, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện tối đa cho HSSV thuộc diện được vay vốn có nhu cầu vay vốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của chương trình. Nhờ vậy, tỷ lệ HSSV được vay vốn/tổng số HSSV thuộc diện được vay vốn có nhu cầu ngày càng cao. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ HSSV đƣợc vay vốn tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

So sánh (%) 2020/

2019

2021/

2020 Số HSSV thuộc diện vay vốn

(1)

782 697 996 -10,87 42,90 Số HSSV thuộc diện vay vốn

có nhu cầu vay (2)

751 628 875 -16,38 39,33 Số HSSV được vay vốn (3) 746 624 875 -16,35 40,22

Tỷ lệ (3)/ (1) 95,40% 89,53% 87,85% - -

Tỷ lệ (3)/ (2) 99,33% 99,36% 100,0% - -

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Số liệu cho thấy, số HSSV thuộc diện vay vốn có sự giảm sút nhanh chóng trong năm 2020, từ 782 HSSV năm 2019 xuống còn 697 HSSV năm 2020 (giảm 10,87%), tuy nhiên, qua năm 2021, dưới sự tác động của dịch bệnh Covid-19, nhiều hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khiến số HSSV thuộc diện vay vốn tăng lên thành 996 HSSV (tăng 42,90% so với năm 2020).

Một điểm tích cực là tỷ lệ số HSSV được vay vốn trong tổng số HSSV thuộc diện vay vốn có nhu cầu vay luôn tăng và ở mức rất cao, chiếm 99,33% năm 2019, 99,36% năm 2019 và đạt 100,00% vào năm 2021. Điều này cho thấy nguồn vốn luôn đáp ứng được nhu cầu. Một số HSSV có nhu cầu nhưng chưa được vay vốn chủ yếu xuất phát từ việc nộp thiếu các giấy tờ hồ sơ đề nghị xin vay vốn chính sách tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là một lượng lớn số HSSV thuộc diện vay vốn nhưng lại không có nhu cầu vay vốn, và tỷ lệ này tăng nhanh qua các năm (từ 4% năm 2019 lên đến 12,1% năm 2021). Điều này dẫn đến số lượng HSSV được vay vốn trong tổng số HSSV thuộc diện vay vốn giảm nhanh chóng, từ mốc 95,40% năm 2019 xuống còn 87,85% năm 2021. Điều này cho thấy công tác thông tin tuyên truyền của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội và các đơn vị có liên quan trên địa bàn đến HSSV có hoàn cảnh khó

khăn còn chưa thật sự hiệu quả. Đặc thù của những HSSV có hoàn cảnh khó khăn là sống trong những hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin, do đó, cần có những chính sách thông tin tuyên truyền một cách thích hợp thì mới có thể tuyên truyền đúng đối tượng, mang lại hiệu quả cao.

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với HSSV

Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với HSSV trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH cho biết tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với HSSV trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Số liệu này được thể hiện trong hình 2.5.

Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với HSSV trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giảm dần từ mốc 1,70% năm 2019 xuống còn 0,85%

năm 2021. Trong năm 2021, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với HSSV trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội cũng thấp hơn rất nhiều so với các chương trình cho vay chính sách khác, chẳng hạn như cho vay giải quyết việc làm (43,20%), cho vay hộ mới thoát nghèo (29,87%), cho vay chương trình nước sách và vệ sinh môi trường nông thông (17,97%).

Hình 2.5: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với HSSV của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội

123.78 93.01 115.56

7,280.10

8,282.97

9,251.25 1.70%

1.12% 1.25%

0.00%

0.20%

0.40%

0.60%

0.80%

1.00%

1.20%

1.40%

1.60%

1.80%

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000

2019 2020 2021

Tỷ đồng

Dư nợ cho vay đối với HSSV Tổng dư nợ cho vay

Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với HSSV/Tổng dư nợ cho vay

giai đoạn 2019-2021

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021)

Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với HSSV

Dư nợ cho vay đối với HSSV là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện sự phát triển hoạt động cho vay đối với HSSV về mặt số lượng.

Bảng 2.5: Dƣ nợ cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh (%)

2020/2019 2021/2020 Dư nợ cho vay đối với HSSV 123,78 93,01 115,56 -24,86 24,25

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Giai đoạn 2019-2021, dư nợ cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội liên tục giảm nhanh qua các năm. Năm 2019, dư nợ cho vay đối với HSSV là 123,78 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 93,01 tỷ đồng (giảm đến gần 25%). Trong năm 2021, dư nợ cho vay đối với HSSV tại Chi nhánh tăng lên thành 115,56 tỷ đồng, tức tăng 24,45% so với năm 2020.

Luận văn tiếp tục phân tích sâu hơn về cơ cấu dư nợ cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Chi nhành Hà Nội để làm rõ sự biến động tăng/giảm của dư nợ cho vay đối với HSSV phân theo từng khía cạnh.

Dư nợ cho vay đối với HSSV phân theo đối tượng vay vốn

Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn được thể hiện ở bảng 2.6.

Số liệu cho thấy, những đối tượng HSSV vay vốn chính sách tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021 chủ yếu thuộc nhóm hộ nghèo, hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo và hộ có khó khăn đột xuất về mặt tài chính. Các đối tượng vay vốn khác như HSSV mồ côi, lao động nông thôn đi học nghề hay bộ độ xuất ngũ có dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Bảng 2.6: Dƣ nợ cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội phân theo đối tƣợng vay vốn giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

2019 2020 2021 So sánh (%)

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

2020/

2019

2021/

2020 Dƣ nợ cho vay

đối với HSSV 123,78 100,0 93,01 100,0 115,56 100,0 -24,86 24,25 1. Hộ nghèo 32,29 26,09 25,32 27,22 27,19 23,53 -21,60 7,40 2. Hộ khó khăn

đột xuất tài chính 18,88 15,25 13,61 14,63 21,49 18,60 -27,91 57,96 3. HSSV mồ côi 0,56 0,45 0,64 0,69 0,67 0,58 15,22 4,44 4. Lao động nông

thôn đi học nghề 3,09 2,50 2,99 3,22 1,10 0,95 -3,22 -63,34 5. Bộ đội xuất

ngũ 0,14 0,11 0,13 0,14 0,10 0,09 -4,36 -20,13

6. Hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo

68,82 55,60 50,32 54,10 65,00 56,25 -26,88 29,19

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Năm 2021, dư nợ cho vay đối với HSSV thuộc các hộ nghèo đạt 27,19 tỷ đồng (tăng 24,25% so với năm 2020) và cho vay HSSV thuộc hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo đạt 65 tỷ đồng (tăng 29,19% so với năm 2020). Đặc biệt, dư nợ cho vay đối với HSSV thuộc hộ có khó khăn đột xuất về mặt tài chính đạt 21,49 tỷ đồng, tăng đến 57,96% so với năm 2020. Đây là 3 nhóm đối tượng có dư nợ cho vay HSSV tăng nhanh trong năm 2021. Điều này là bởi năm 2021 là năm rất khó khăn về mặt kinh tế, nhiều HSSV gặp khó khăn về tài chính xuất phát từ tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, đặt biệt là dịch bệnh Covid-19 khiến cho nhu cầu vay vốn của đối tượng này tăng cao.

Dư nợ cho vay đối với HSSV phân theo phương thức cho vay

Hiện nay, NHCSXH Chi nhánh Hà Nọi thực hiện cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo hai phương thức: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác.

Bảng 2.7: Dƣ nợ cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội phân theo phương thức vay vốn giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

2019 2020 2021 So sánh (%)

Giá trị Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

2020/

2019

2021/

2020 Dƣ nợ cho vay đối

với HSSV 123,78 100,0 93,01 100,0 115,56 100,0 -24,86 24,25 1. Cho vay trực tiếp 0,56 0,45 0,64 0,69 0,67 0,58 15,22 4,44 2. Cho vay ủy thác 123,22 99,55 92,37 99,31 114,89 99,42 -25,04 24,38 2.1. Hội Phụ nữ 43,25 35,10 32,70 35,40 41,59 36,20 -24,40 27,20 2.2. Hội nông dân 41,40 33,60 30,67 33,20 36,99 32,20 -25,93 20,64 2.3. Hội cựu chiến

binh 21,07 17,10 16,16 17,50 19,76 17,20 -23,28 22,25 2.4. Đoàn thanh niên 17,50 14,20 12,84 13,90 16,54 14,40 -26,62 28,86 Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Qua bảng số liệu trên cho thấy, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội thực hiện cho vay chủ yếu thông qua ủy thác. Dư nợ cho vay thông qua ủy thác chiếm trên 99% tổng dư nợ cho vay HSSV. Cho vay thông qua ủy thác áp dụng với những HSSV là con em của các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất về tài chính, lao động nông thôn đi học nghề, bộ đội xuất ngũ, hộ có mức thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo.

Cho vay trực tiếp chỉ áp dụng với HSSV mồ côi.

Đối với cho vay ủy thác. NHCSXH Chi nhánh Hà Nội hiện thực hiện ủy thác cho 4 tổ chức chính trị xã hội thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay.

Các Tổ chức hội, đoàn thể trên đã tích cực thành lập các Tổ TK&VV, với 7.483 Tổ TK&VV tính đến cuối năm 2021. Hiện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay đối với HSSV là ủy thác thông qua Hội Phụ nữ (chiếm 36,2% vào năm 2021), tiếp

đến là Hội Nông dân (32,2%) và Hội Cựu chiến binh (17,20%). Tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức đại diện cho thanh niên nói chung và HSSV nói riêng trên địa bàn chỉ có dư nợ ủy thác chiếm 14,4% trong năm 2021, thấp nhất trong 4 tổ chức chính trị xã hội nêu trên.

2.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về mặt chất lượng

Vòng quay vốn cho vay đối với HSSV

Vòng quay vốn cho vay cho biết mức độ luận chuyển dòng vốn cho vay đối với HSSV tại Chi nhánh, thể hiện khả năng thu nợ cho vay đối với HSSV của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội để tiếp tục cho vay. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng cho vay đối với HSSV.

Bảng 2.8: Vòng quay vốn cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

So sánh (%) 2020/

2019

2021/

2020 Doanh số thu nợ cho vay đối

với HSSV (1) 48,41 42,08 31,23 -13,08 -25,78

Dư nợ bình quân (2) 152,39 108,39 104,28 -28,87 -3,79 Vòng quay vốn cho vay đối với

HSSV = (1)/(2) 0,32 0,39 0,30

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Theo đó, với sự sụt giảm nhanh chóng của doanh số thu nợ cho vay đối với HSSV, đã dẫn đến vòng quay vốn cho vay đối với HSSV có xu hướng giảm, từ mốc 0,32 vòng năm 2019 xuống còn 0,30 vòng vào năm 2021. Điều này cho thấy sự phát triển về mặt chất lượng đối với cho vay HSSV của Chi nhánh đang có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt trong năm 2021.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với HSSV

Hiện tại, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đang tiến hành phân loại nợ theo Quyết định số 976/QĐ-TTG của TTCP về việc ban hành quy chế phân loại nợ tại NHCSXH.

Theo đó, nợ quá hạn tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ theo quy định bao gồm: Các khoản nợ đến hạn trả nợ nhưng không đủ điều kiện gia hạn nợ đã chuyển sang nợ quá hạn; các khoản nợ chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng người vay sử dụng vốn vay sai mục đích đã chuyển sang nợ quá hạn.

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

So sánh (%) 2020/

2019

2021/

2020 Dư nợ cho vay đối với HSSV 123,78 93,01 115,56 -24,86 24,25

Nợ trong hạn 122,39 91,96 113,76 -24,86 23,71

Nợ quá hạn 1,39 1,05 1,57 -24,19 49,54

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối

với HSSV 1,12% 1,13% 1,36% - -

Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh 0,98% 1,02% 1,14% - - Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Kết quả nợ quá hạn cho vay đối với HSSV của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội được thể hiện trong bảng trên. Theo đó, nợ quá hạn cho vay đối với HSSV của Chi nhánh đã có mức tăng nhanh chóng, từ mốc 1,39 tỷ đồng vào năm 2019, lên đến 1,57 tỷ đồng vào năm 2021. Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn năm 2021 lên đến 49,54% so với năm 2020. Điểm đáng chú ý là tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với HSSV đang cao hơn so với mức tỷ lệ nợ quá hạn chung của Chi nhánh. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay đối với HSSV tại Chi nhánh đang có xu hướng giảm sút về mặt chất lượng.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với HSSV tăng do các nguyên nhân như sau:

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV tăng trong những năm gần đây là do nhiều HSSV ra trường chưa có việc làm. Hộ gia đình vay vốn khó khăn không trả được nợ mặc dù đã được NHCSXH Chi nhánh Hà Nội gia hạn nợ với thời gian tối đa theo quy định, nhưng vẫn chưa khắc phục được khó khăn nên chưa trả được nợ. Bên cạnh đó, một số HSSV ra trường ý thức trả nợ chưa cao, hoặc HSSV cung cấp sai địa chỉ nơi ở, nơi làm việc cho ngân hàng, dẫn đến việc những thông báo nợ đến hạn, đôn đốc trả nợ của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội không đến được những HSSV này; một số HSSV chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng ở các vùng có điều kiện khó khăn, thu nhập thấp không có nguồn để trả nợ nhưng không đến để làm thủ tục xin gia hạn nợ.

Bên cạnh đó, nguyên nhân một phần cũng xuất phát từ đặc thù cho vay đối với HSSV. NHCSXH Chi nhánh Hà Nội tiến hành giải ngân một năm 02 lần vào đầu mỗi kỳ học đối với hộ vay thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và giải ngân 01 lần vào đầu năm học đối với hộ vay thuộc diện khó khăn đột xuất về tài chính. Việc phân kỳ trả nợ được chia 06 tháng một lần, số tiền trả mỗi lần do hộ vay và ngân hàng thỏa thuận.

Tuy nhiên đến hạn trả nợ kỳ con, nếu khách hàng không trả được nợ thì dư nợ được tự động chuyển sang kỳ hạn tiếp theo mà khách hàng không phải chịu lãi quá hạn. Như vậy, khách hàng thường có xu hướng bỏ qua kỳ con mà để dồn nợ vào kỳ cuối mới trả.

Điều này tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ quá hạn trong tương lai.

Một vấn đề cần lưu ý là sự giám sát, kiểm tra hoạt động cho vay HSSV, nhất là sau khi giải ngân cũng như đốc thúc các đối tượng vay vốn trả nợ đang có nhiều hạn chế, thiếu sự phối hợp của các bên liên quan như CBTD tại địa bàn, các Tổ TK&VV cũng như các tổ chức ủy thác cho vay (Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên).

Ngoài ra, một nguyên nhân bất khả kháng là tình hình dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021 diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của các hộ gia đình vay vốn, các hộ gia đình vốn đã khó khăn thì dưới tác động của dịch bệnh lại càng khó khăn hơn, HSSV vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên chưa thể xin việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, dẫn đến không có dòng thu nhập để trả nợ cho chương trình.

Tỷ lệ HSSV vay vốn đã có việc làm sau khi tốt nghiệp

Số HSSV vay vốn đã có việc làm sau khi tốt nghiệp 12 tháng tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội được trình bày tại bảng tiếp theo.

Bảng 2.10: Tỷ lệ HSSV vay vốn đã có việc làm sau khi tốt nghiệp tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

So sánh (%) 2020/

2019

2021/

2020 Số HSSV tốt nghiệp 3.014 2.252 1.673 -25,28 -25,71 Số HSSV có việc làm 2.146 1.679 1.042 -21,76 -37,94 Tỷ lệ HSSV có việc làm trong

tổng số HSSV đã tốt nghiệp 71,20% 74,56% 62,28% - - Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội (2019-2021) Số liệu cho thấy, tỷ lệ HSSV có việc làm trong tổng số HSSV đã tốt nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2019, tỷ lệ này là 71,20%, đến năm 2020 tăng lên thành 74,56%, tuy nhiên, năm 2021, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Coivid- 19, tỷ lệ HSSV có việc làm chỉ chiếm 62,28% trong tổng số HSSV tốt nghiệp. Đây thực sự là một kết quả đáng lo ngại, bởi nếu HSSV không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, thì sẽ tác động xấu đến tâm lý của những HSSV này, cũng như ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu nhập của chính HSSV và gia đình của họ, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn, từ đó làm giảm chất lượng cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)