Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam ii (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân

- Chính sách cho vay KHCN của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các chủ trương và quy định chi phối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng. Chính sách cho vay trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng khác tăng cường hoạt động chuyên môn hoá trong phân tích cho vay, tạo được sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay để hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

- Hoạt động Marketing của NHTM:

Hoạt động marketing của ngân hàng là những hoạt động nhằm giới thiệu và quảng bá về hình ảnh cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đây cũng là một trong số các hoạt động quan trọng nhằm góp phần mở rộng hoạt động cho vay KHCN. Từ hoạt động này, khách hàng sẽ hiểu hơn về ngân hàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn. Nếu ngân hàng thực hiện được hoạt động marketing tốt thì khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng cũng như các dịch vụ của ngân hàng nói chung và những hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Từ đó KHCN sẽ tìm đến ngân hàng để vay vốn nhiều hơn. Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển cho vay KHCN. Thị trường cho vay KHCN hiện nay còn rất tiềm năng ở Việt Nam, vì trong một thời kì dài khối NHTM chỉ tập trung chủ yếu cho vay khách hàng là doanh nghiệp. Vì vậy, công tác Marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc ngân hàng đó có một thị phần lớn ở thị trường rất màu mỡ này. Hoạt động Marketing một mặt đòi hỏi luôn luôn phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường và môi trường nhưng sự thích ứng này phải luôn luôn là sự thích ứng có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận và sức mạnh trong hoạt động cạnh tranh.

- Mạng lưới của ngân hàng: Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng cũng nói lên được quy mô của một ngân hàng. Để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch để nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng. Nếu các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì việc phát triển cho vay đối với KHCN càng trở nên thuận lợi. Nhất là khi các chi nhánh, phòng giao dịch này được đặt tại các khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn. Vì vậy việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch luôn là nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng đông đảo cùng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính

là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ với những khả năng trên sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, phát triển cho vay KHCN. Đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp cũng góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và phát triển cho vay KHCN nói riêng.

- Công tác tổ chức hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại Tổ chức hoạt động cho vay KHCN của NHTM có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động cho vay KHCN. Các NHTM khác nhau lại có cách tổ chức hoạt động cho vay KHCN khác nhau, có ngân hàng thành lập riêng Bộ phận hoặc Phòng KHCN chuyên phụ trách về cho vay KHCN tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động này. Tuy nhiên, cũng có NHTM lại coi cho vay KHCN là một mảng của hoạt động cho vay nói chung và chưa có sự tách biệt về công việc dẫn đến hoạt động cho vay đối với KHCN chưa hiệu quả, chưa phát triển được cho vay đối với nhóm KHCN tiềm năng. Do đó, muốn phát triển cho vay KHCN, các NHTM cần tổ chức tốt công tác cho vay, có bộ phận chuyên trách mảng cho vay KHCN để tạo sự chuyên môn hóa trong công việc.

- Công tác giám sát khách hàng

Giám sát khách hàng cũng rất quan trọng, xem xét tình hình kinh doanh của tổ chức kinh tế, phương án kinh doanh, phương án trả nợ cho ngân hàng. Thường thì cán bộ ngân hàng căn cứ vào báo cáo tài chính khách hàng đưa cho để theo dõi, tuy nhiên ngoài ra các cán bộ ngân hàng cũng thường xuyên phải xuống đơn vị để nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp. Giám sát khách hàng cũng có nghĩa là theo dõi xem khách hàng có ý đồ xấu gì không như có hiện tượng lừa đảo, chây lỳ không chị trả nợ, để có phương án giải quyết kịp thời.

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng phát triển cho vay KHCN của ngân hàng. Khi quy mô về nhu cầu vay của khách hàng tăng thì

ngân hàng mới có điều kiện phát triển cho vay đối với KHCN.

- Nhu cầu vốn của khách hàng

Sản phẩm cho vay KHCN của NHTM là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầu vốn của khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN của ngân hàng.

Nhu cầu vốn của khách hàng chính là căn cứ để xây dựng và mở rộng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng.

Vấn đề là ngân hàng phải phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách hàng đến với mình. Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợ khác nhau.

- Năng lực tài chính của khách hàng

Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.

- Nhu cầu thói quen và đạo đức khách hàng

Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố quan trọng ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng. Đạo đức của khách hàng thể hiện ở việc khách hàng có trây ỳ trong việc trả nợ hay không, có hành vi lừa đảo hay không. Có nhiều khách hàng vay vốn ngân hàng song không có ý thức trả nợ khi đến kỳ hạn trả nợ và lãi. Ngân hàng cần nhìn thấy trước được tình hình của khách hàng nếu không rất dễ gặp rủi ro. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe.

1.3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng

- Đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động: Nếu là thành thị nơi tập trung dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay vốn của KHCN sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn. Nhưng cần lưu ý tới các khu vực đông đúc, nhộn nhịp thì cũng là địa bàn kinh doanh của nhiều ngân hàng khác, do

đó ngân hàng cần phải tạo ra điểm khác biệt để tạo ra đặc trưng cho riêng mình nhăm thu hút khách hàng

- Môi trường kinh tế

Tốc độ phát triển, trình độ phát triển kinh tế của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Nếu kinh tế địa phương càng phát triển, người dân càng có nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Các yếu tố như lạm phát, thất nghiệp, lợi tức đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài ngân hàng như bất động sản, sự biến động của tỷ giá hối đoái, thị trường vàng... tất cả đều ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định vay vốn ngân hàng của khách hàng.

- Môi trường luật pháp

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của chính phủ. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho các NHTM một loạt cơ hội mới và cả những thách thức mới, nhất là trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.

Đối với hoạt động cho vay KHCN vấn đề hoàn thiện môi trường pháp lý là rất quan trọng. Trong xu thế toàn cầu hóa, hoạt động của ngân hàng càng phải đổi mới để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ mới còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý nhất là đối với các sản phẩm cho vay KHCN. Chính vì thế, để tận dụng được cơ hội cũng như giảm thiểu bất lợi trong quá trình toàn cầu hóa thì hoàn thiện môi trường pháp lý là điều hết sức cần thiết.

- Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều nghành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng,

tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ đó, các ngân hàng có thể phát triển cho vay và đưa ra các sản phẩm mới đối với cho vay KHCN.

- Đối thủ cạnh tranh

Với sự gia tăng của hoạt động cho vay KHCN hiện nay, các NHTM không ngừng đẩy mạnh cạnh tranh nhằm gia tăng thị phần hoạt động, đi trước đón đầu trong việc tìm kiếm khách hàng. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều nhận ra đối tượng KHCN là lực lượng khách hàng rất tiềm năng, do đó mức độ canh tranh trong hoạt động này càng gay gắt. Một NHTM chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các chi nhánh NHTM khác, lại không có chính sách quảng bá phù hợp sẽ có nguy cơ bị thu hẹp thị phần hoạt động. Ngược lại, nếu trên địa bản mới ít NHTM đặt chi nhánh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM đó chiếm lấy thị trường, gây dựng mối quan hệ với các KHCN và tăng cường phát triển cho vay KHCN.

- Đối tác

Đối tác cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến phát triển cho vay KHCN của chỉ nhánh NHTM. Nếu NHTM có hệ thống mạng lưới đối tác rộng khắp như đối tác kinh doanh siêu thị, trả lương, đối tác công nghề, liên kết Banknet, công ty chuyển mạch cung cấp công nghệ, dịch vụ bảo hiểm trực tuyến liến kết,...

thì cho vay KHCN của NHTM sẽ phát triển nhanh và ngược lại.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam ii (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)