CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NAM II
2.2 Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam II
2.2.1. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân theo chỉ tiêu phát triển
2.2.1.1. Gia tăng số lượng sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân
Các sản phẩm cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II cung cấp đang dạng bao gồm:
Bảng 2.4. Sản phẩm cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II giai đoạn 2019 - 2021
Tên sản phẩm Mục đích Đặc điểm sản phẩm
1. Cho vay tín dụng tiêu dùng
Vay tiêu dùng (mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, khám chữa bệnh...)
Hạn mức cho vay: tối đa 30 triệu đồng Thời gian vay: tối đa 12 tháng
2. Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng
cấp, mua nhà ở
Đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình vay để sửa chữa, mua mới nhà ở
Hạn mức cho vay: tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà.
Thời gian vay: tối đa 15 năm 3. Cho vay trả
góp
Đáp ứng nhu cầu mua sắm nhà ở, phương đi lại…; các hộ kinh doanh tại một địa điểm ổn định
Chỉ áp dụng khách hàng cần có thu nhập thường xuyên và có tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Thời hạn vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ theo phân kỳ trả nợ trong thời hạn vay.
4. Cho vay hạn mức quy mô nhỏ
Đáp ứng các nhu cầu tiều dùng, kinh doanh
Hạn mức vay: Tối đa 300 triệu đồng
Thời hạn vay: Ngắn, trung hạn (theo từng nhu cầu vốn cụ thể của khách hàng)
5. Cho vay lưu vụ
Thanh toán các chi phí nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm
Hạn mức vay: Căn cú vào nhu cầu vay, không vượt quá dư nợ của chu kỳ trước.
Thời hạn vay: Tối đa 12 tháng, không vượt quá thời gian còn lại của chu kỳ sản xuất tiếp theo.
6. Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản
Phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đời sống không dùng tiền mặt của khách hàng
Hạn mức vay thấu chi: Tối đa lên tới 100 triệu đồng
Thời hạn vay: Tối đa 12 tháng
Tên sản phẩm Mục đích Đặc điểm sản phẩm 7. Cho vay
phục vụ hoạt động kinh doanh
Đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp ngoài nhu cầu vốn phục vụ đời sống, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân vay vốn là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân
Hạn mức vay: Tối đa 100% nhu cầu vốn Cho vay ngắn hạn: Tối đa 100% nhu cầu vốn
Cho vay trung hạn: Tối đa 75% nhu cầu vốn Cho vay dài hạn: Tối đa 70% nhu cầu vốn Thời hạn vay: Ngắn, trung và dài hạn (tùy theo nhu cầu vốn cụ thể của khách hàng) 8. Cho vay hỗ
trợ du học
Đáp ứng nhu cầu cá nhân đi du học, hộ gia đình có thân nhân du học sinh
Thời gian cho vay: ngắn, trung, dài hạn.
Mức cho vay: thỏa thuận, không quá 85%
chi phí
Lãi suất: cố định và thả nổi.
Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản; bảo lãnh của bên thứ ba.
9. Cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết-Tổ cho vay lưu động
Khách hàng cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn để sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống có nhu cầu vay vốn qua Tổ vay vốn/Tổ liên kết.
Thời gian cho vay: ngắn hạn
Mức cho vay: thỏa thuận, khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.
Lãi suất: cố định và thả nổi.
Bảo đảm tiền vay: có/không có đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần.
Nguồn: tài liệu nội bộ của Agribank Chi nhánh Hà Nam II So sánh số lượng sản phẩm cho vay KHCN của Chi nhánh với một số NHTM trên địa bàn Tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019 – 2021:
Bảng 2.5: Số lƣợng sản phẩm cho vay KHCN của một số NHTM trên địa bàn, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: sản phẩm
Tên đơn vị Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Agribank 7 9 9
BIDV 10 12 14
Vietinbank 10 11 15
Vietcombank 10 10 12
Sacombank 5 6 6
Nguồn: Agribank Chi nhánh Hà Nam II, 2019-2021
Như vậy, Chi nhánh cung cấp tương đối đa dạng các sản phẩm cho vay KHCN cho khách hàng của Chi nhánh. Tuy nhiên, so sánh với các NHTM khác trên địa bàn thì số lượng sản phẩm cho vay KHCN của Chi nhánh còn khá ít (Vietcombank cung cấp 12 sản phẩm cho vay KHCN; BIDV cung cấp 14 sản phẩm cho vay KHCN;
Vietinbank cung cấp 15 sản phẩm cho vay KHCN). Thêm vào đó, sản phẩm cho vay KHCN của chi nhánh vẫn chưa có nhiều sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, chưa có sản phẩm đặc trưng phục vụ nhu cầu cụ thể của khách hàng.
2.2.1.2. Tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân vay vốn
Mặc dù, trong giai đoạn 2019 – 2021 Agribanh Chi nhánh Hà Nam II đã rất chú trọng đến chính sách thu hút KHCN vay vốn như: tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thương hiệu của Chi nhánh; giới thiệu kỹ lưỡng sản phẩm dịch vụ cho vay đối với những khách hàng mới; quảng cáo thông qua các tờ rơi, áp phích, trưng bày, bảng hiệu của Agribank tại trụ sở giao dịch và các điểm giao dịch để giới thiệu tới khách hàng về sản phẩm dịch vụ với lãi suất hấp dẫn... Tuy nhiên, kết quả cho thấy, số lượng KHCN vay vốn tại Chi nhánh giảm qua các năm. Cụ thể:
Biểu đồ 2.3. Số khách hàng cá nhân vay vốn tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II giai đoạn 2019 - 2021
Nguồn: Phòng Hộ SX&CN của Agribank Chi nhánh Hà Nam II, 2019-2021 Theo Biểu 2.5 cho thấy, số KHCN vay vốn tại Chi nhánh năm 2019 đạt 16.374 khách hàng, đến năm 2020 còn 15.693 khách hàng, giảm 681 khách hàng tức giảm 4,16% so với năm 2019. Đến năm 2021, số KHCN vay vốn tiếp tục giảm
13,000 14,000 15,000 16,000 17,000
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 16,374
15,693
14,191
Số khách hàng cá nhân vay vốn
mạnh xuống còn 14.191 khách hàng, giảm 1.502 khách hàng, tức giảm 9,57% so với năm 2020. Nguyên nhân KHCN giảm là do: Năm 2020 có nhiều sự kiện đặc biệt, diễn ra nhiều hoạt động kinh tế chính trị quan trọng của đất nước: Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, trước nguy cơ diễn biến khó lường của đại dịch Covid 19 gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu và ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế xã hội của Việt Nam; hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, đặc biệt sau khi trải qua bão giá tiếp đến là dịch tả lợn Châu Phi gây không ít khó khăn cho các hộ chăn nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, nhất là hệ thống Agribank nói chung và Agribannk Chi nhánh Hà Nam II nói riêng. Trong tình hình đó, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để các tổ chức tín dụng nói chung và Agribank nói riêng hoàn thành các nhiệm vụ kinh doanh. Tuy nhiên, Agribank Hà Nam II mới được thành lập từ tháng 4/2019, cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ cán bộ chưa ổn định dẫn đến việc chỉ đạo, triển khai các mặt còn có những hạn chế nhất định, chưa khai thác hết tiềm năng thị trường kinh doanh.
Xét phân bố số lượng KHCN vay vốn theo từng đơn vị:
Bảng 2.6: Số KHCN tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II theo từng đơn vị
Nội dung
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số KHCN (Người)
Dƣ nợ bình quân trên 1 khách hàng
(triệu đồng/người)
Số KHCN (Người)
Dƣ nợ bình quân trên 1 khách hàng
(triệu đồng/người)
Số KHCN (Người)
Dƣ nợ bình quân trên 1 khách hàng
(triệu đồng/người)
Chi nhánh Thanh Liêm 6.053 173 5.866 204 5.347 243
Chi nhánh Bình Lục 5.875 239 5.604 261 5.085 294
Chi nhánh Đồng Văn 3.015 258 2.825 291 2.497 336
Hội sở 1.431 529 1.398 643 1.262 741
Tổng 16.374 244 15.693 279 14.191 322
Nguồn: Phòng Hộ SX&CN của Agribank Chi nhánh Hà Nam II, 2019-2021
Theo Bảng 2.6 cho thấy, số KHCN vay vốn nhiều nhất là ở Chi nhánh Thanh Liêm; đứng thứ hai là ở Chi nhánh Bình Lục. Thứ ba, là tại Chi nhánh Đồng văn, còn Hội sở có ít số KHCN vay vốn nhất. Tuy nhiên, dư nợ bình quân trên một khách hàng vay vốn tại các đơn vị đều tăng qua các năm nhưng suất đầu tư/khách hàng tăng cao trong khi số khách hàng tăng chậm, thậm chí không tăng. Cụ thể: dư nợ bình quân 01 KHCN năm 2019 đạt 244 triệu đồng, tăng 27 triệu đồng so với đầu năm, tập trung tăng cao nhất là Đồng Văn tăng 79 triệu đồng (dư nợ bình quân 529 triệu đồng/khách hàng cao gấp 02 lần so với bình quân chung toàn chi nhánh). Dư nợ bình quân 01 KHCN năm 2020 đạt 279 triệu đồng, tăng 35 triệu đồng so với đầu năm, tập trung tăng cao nhất là Đồng Văn tăng 114 triệu đồng (dư nợ bình quân 643 triệu đồng/khách hàng cao gấp 2.5 lần so với bình quân chung toàn chi nhánh). Đến năm 2021, dư nợ bình quân 01 KHCN đạt 322 triệu đồng, tăng 43 triệu đồng so với đầu năm, tập trung tăng cao nhất là Hội sở tăng 98 triệu đồng.
2.2.1.3. Tăng trưởng dư nợ khách hàng cá nhân
Biểu đồ 2.4. Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II giai đoạn 2019 - 2021
Nguồn: Phòng Hộ SX&CN của Agribank Chi nhánh Hà Nam II, 2019-2021 Biểu đồ 2.4 mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng dư nợ cho vay đối với KHCN tại Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng. Cụ thể: Năm 2019 dư nợ cho vay KHCN đạt 3.988,89 tỷ đồng, năm 2020 dư nợ cho vay KHCN đạt 4.382,16 tỷ đồng, tăng 9,86% so năm 2019. Năm 2021 dư nợ cho vay KHCN tiếp tục tăng lên
3,600.00 3,800.00 4,000.00 4,200.00 4,400.00 4,600.00
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 3,988.89
4,382.16
4,569.32
Tổng dư nợ tín dụng
mức 4.569,32 tỷ đồng, tăng 4,27% so với năm 2020. Mặc dù tốc độ tăng dư nợ năm 2021 khá thấp nhưng đây vẫn là một kết quả đáng khích lệ bởi năm 2021 là một năm khá khó khăn cho ngành ngân hàng ở Việt Nam. Năm 2021 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 và kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu nói chung; đối với tình hình trong nước, đặc biệt là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, chuỗi cung ứng sản phẩm bị đứt gãy, một số ngành bị đóng băng.
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí, hạ lãi suất cho vay, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế.
Ngay từ đầu năm, Agribank Chi nhánh Hà Nam II đã bám sát chỉ đạo từ ngân hàng cấp trên triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được Agribank giao.
Xét dư nợ theo đơn vị:
Bảng 2.7: Dƣ nợ theo đơn vị tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II
Nội dung
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Dƣ nợ (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Dƣ nợ (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Dƣ nợ (Tỷ đồng)
Tỷ trọng (%) Chi nhánh Thanh Liêm 1.047,30 26,26 1.195,18 27,27 1.299,10 28,43 Chi nhánh Bình Lục 1.406,84 35,27 1.465,04 33,43 1.495,03 32,72 Chi nhánh Đồng Văn 777,20 19,48 822,45 18,77 840,02 18,38
Hội sở 757,55 18,99 899,49 20,53 935,17 20,47
Tổng 3.988,89 100,00 4.382,16 100,00 4.569,32 100,00
Nguồn: Phòng Hộ SX&CN của Agribank Chi nhánh Hà Nam II, 2019-2021 Theo Bảng 2.7, dư nợ KHCN tại Chi nhánh Bình Lục luôn lớn nhất qua các
năm (tỷ trọng lớn nhất chiếm 32,72%). Điều này khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Agribank. Huyện Bình Lục là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Han, 21 xã, thị trấn, có mạng lưới giao thông thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế hơn các huyện Thanh Liêm, Đồng Văn. Hơn nữa, huyện Bình Lục phát triển mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là thế mạnh của huyện, với diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 75,9% nên nhu cầu vay sản xuất nông nghiệp khá lớn. Dư nợ lớn thứ hai là dư nợ KHCN tại chi nhánh Thanh Liêm với tỷ trọng dư nợ cho vay KHCM chiếm 28,43%. Huyện Thanh Liêm cũng là khá phát triển kinh tế về lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Huyện có nguồn đất sét sản xuất xi măng, gốm mỹ nghệ tập trung ở 02 xã Thanh Tâm, Liêm Sơn; sông Châu Giang và sông Đáy phục vụ nước tưới tiêu và tạo nên một vùng đất màu mỡ, phì nhiêu. Huyện Thanh Liêm có 02 tuyến Quốc lộ chạy qua: đường Quốc lộ 21A và 1A có dòng sông Đáy chạy dọc theo trục đường quốc lộ 1A rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá bằng đường thuỷ và đường bộ. Nắm bắt được lợi thế do vị trí địa lý mang lại, Agribank Chi nhánh Hà Nam II trong thời gian qua đã không ngừng đưa ra nhiều chính sách thu hút khách hàng nhằm khai thác tối đa nguồn khách hàng tiền năng, vừa tăng cường huy động vốn, vừa phát triển cho vay đa dạng đối tượng khách hàng, KHCN, KHDN trong đó, dư nợ KHCN vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%). Đứng thứ 3 là Hội sở với tỷ trọng cho vay KHCN đạt 20,47 % và cuối cùng là Chi nhánh Đồng Văn, với tỷ trọng dư nợ KHCN ở mức 18,38%.
Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ của ngân hàng
Bảng 2.8. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1. Tổng dư nợ 4.813 5.407 5.759
2. Dư nợ cho vay KHCN 3.988,89 4.382,16 4.569,32
3. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN (%) 82,88 81,05 79,34 Nguồn: Phòng Hộ SX&CN của Agribank Chi nhánh Hà Nam II, 2019-2021
Theo Bảng 2.8 cho thấy Chi nhánh chủ yếu cho vay KHCN. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh luôn chiếm trên 79% tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN năm 2020 và năm 2021 đang giảm xuống. Nguyên nhân là do năm 2020 và năm 2021 nền kinh tế tỉnh Hà Nam vẫn đang phải khắc phục hậu quả nặng nền bởi đại dịch Covid-19 vừa qua, cộng thêm với tình trạng thời tiết mưa lũ kéo dài làm cho nhiều KHCN của Agribank Chi nhánh Hà Nam II gặp khó khăn trong đời sống và hoạt động sản xuất nên nhiều khách hàng vừa sản xuất vừa điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế. Mặt khác, một số khách hàng muốn vay vốn nhưng lại chưa đủ điều kiện vay nên chưa tiếp cận được nguồn vốn của Chi nhánh. Trong khi nền khách hàng tiềm năng trên thị trường còn nhiều, trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục tích cực khai thác thị trường này nhằm phát triển cho vay KHCN góp phần tăng nguồn thu cho Chi nhánh.
Xét cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo thời gian:
Bảng 2.9. Dƣ nợ cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II theo thời gian giai đoạn 2019 - 2021
Nội dung
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền (Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) 1. Dư nợ ngắn hạn 2.402,51 60,23 2.789,68 63,66 3.479,54 76,15 2. Dư nợ trung và dài hạn 1.586,38 39,77 1.592,48 36,34 1.089,78 23,85 3. Tổng dư nợ 3.988,89 100,00 4.382,16 100,00 4.569,32 100,00
Nguồn: Phòng Hộ SX&CN của Agribank Chi nhánh Hà Nam II, 2019-2021
“Theo Bảng 2.9 cho thấy, Agribank Chi nhánh Hà Nam II đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, tăng nhanh vòng quay vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xét về thời hạn tín dụng KHCN trong những năm qua, dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng qua các năm”. Trong đó: dư nợ ngắn hạn KHCN tăng cả về giá trị và tỷ trọng, đồng thời luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn (trên 60% tổng dư nợ KHCN). Cụ thể:
tỷ trọng dư nợ ngắn hạn KHCN lần lượt trong 3 năm qua là 60,23%; 63,66% và 76,15%. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn KHCN của Chi nhánh tăng về giá trị tuyệt
đối nhưng tỷ trọng đã giảm dần. Điều này phù hợp với đặc điểm kinh tế của các chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank Chi nhánh Hà Nam II đang hoạt động. Phần lớn, cho vay ngắn hạn KHCN của Chi nhánh là phục vụ KHCN kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp theo mùa vụ, với mục đích vay vốn để mua nguyên vật liệu hoặc cho các nhu cầu tiêu dùng. Cho vay trung, dài hạn phục vụ các nhu cầu mua sắm máy móc, phục vụ nông nghiệp, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà, mua nhà. Lãnh đạo của Chi nhánh đã bám sát chủ trương đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chế độ quy định của ngành, xây dựng kế hoạch dư nợ cho từng xã, thị trấn, chỉ đạo các các phòng nghiệp vụ phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn điều tra, nắm bắt nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất nông nghiệp để thẩm định kịp thời, lập kế hoạch cho vay, thông báo công khai lịch cho vay đến các khách hàng biết, chủ động tìm kiếm đối tá”c.
Xét cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn:
Bảng 2.10. Dƣ nợ cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Hà Nam II theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2019 - 2021
Nội dung
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền (Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%) 1. Cho vay kinh doanh 2.416,47 60,58 2.765,58 63,11 3.014,92 65,98 2. Cho vay mua sắm phương
tiện đi lại (ô tô, xe máy…) 531,32 13,32 614,38 14,02 659,35 14,43 3. Cho vay mua, sửa chữa
nhà ở 608,31 15,25 531,99 12,14 573,45 12,55
4. Cho vay du học 243,32 6,10 223,49 5,10 297,01 6,50 5. Cho vay tiêu dùng khác 189,47 4,75 246,72 5,63 24,59 0,54 Tổng dư nợ 3.988,89 100,00 4.382,16 100,00 4.569,32 100,00
Nguồn: Phòng Hộ SX&CN của Agribank Chi nhánh Hà Nam II, 2019-2021
“
Bảng 2.10 cho thấy, cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản cho vay KHCN; tỷ trọng cho vay kinh doanh tăng qua các năm, lần lượt