CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
2.1. TỔNG QUAN VỀ SHINHAN BANK CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
2.1.4. Khái quát hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 - 2021
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Shinhan- Chi nhánh Thái Nguyên gặp không ít khó khăn từ nền kinh tế suy thoái do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Trong bối cảnh đó, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám đốc, chiến lược kinh doanh đúng hướng và sự nỗ lực của toàn thể, cán bộ, nhân viên Chi nhánh nên những năm qua các mặt hoạt động của Chi nhánh vẫn tương đối ổn định. Cụ thể:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2019
Năm 2020
Năm 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020 Số tiền % Số tiền %
1. Tổng vốn huy động 661 607 628 -54 -8,17 21 3,46
2. Tổng dư nợ tín dụng 502 571 617 69 13,75 46 8,06
3. Tỷ lệ nợ quá hạn cho
vay toàn chi nhánh 3,2 3,3 3,5 0,1 3,12 0,2 6,06
4. Tỷ lệ nợ xấu cho vay
toàn chi nhánh 1,82 1,87 1,92 0,05 2,75 0,05 2,67
5. Lợi nhuận trước thuế 18,6 19,2 21,1 0,6 3,23 1,9 9,90 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021
Theo Bảng 2.1 cho thấy, hoạt động huy động vống của Chi nhánh có sự sụt giảm nhẹ từ năm 2020 bắt đầu xảy ra đại dịch sau đó dần ổn định và tăng trưởng trở lại vào năm 2021 nhưng kết quả tăng trưởng không cao. Cụ thể: năm 2020 tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 661 tỷ đồng, giảm 54 tỷ đồng so với năm 2019 tức giảm 8,17%. Sang năm 2021, tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 628 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng so với năm 2020 tức tăng 3,46%. Để đạt được kết quả này và hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh đã triển khai các giải pháp tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa hoạt động dịch vụ; thực hiện chu đáo chính sách khách hàng, ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khai thác các nguồn vốn có tính ổn định.
Mặc dù tổng vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trở lại vào năm 2021 nhưng vẫn chưa đạt được mức vốn huy động của năm 2019. Sở dĩ nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua giảm xuống và tăng chậm là do tỉnh Thái Nguyên bị ảnh hưởng khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân làm cho các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã và dân cư đều gặp khó khăn trong đời sống và quá trình hoạt động kinh doanh
nên tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm, số tiền để tích lũy tiết kiệm giảm sút đã làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của khách hàng tại Chi nhánh.
Với nguồn vốn huy động được như trên, nhiệm vụ của Shinhan- Chi nhánh Thái Nguyên là sử dụng số vốn trên sao cho cân đối và hiệu quả vì bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, ngân hàng khi đi vay phải trả lãi cho khoản vay nên phải biết cách sử dụng khoản vay đó đạt hiệu quả tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng. Trong các năm qua, Shinhan- Chi nhánh Thái Nguyên tiếp tục chú trọng phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng với các gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Qua số liệu tại Bảng 2.2 cho thấy tổng dư nợ của Chi nhánh qua các năm đểu tăng: Năm 2020 là 571 tỷ đồng, tăng 13,75% so với năm 2019 và sang năm 2021 là 617 tỷ đồng, tăng 8,06% so với năm 2020. Trong đó, cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng khá cao nhiều so với cho vay dài hạn chứng tỏ Chi nhánh đáng tập trung cho vay ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh phù hợp với bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Bảng 2.1 cũng cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng qua các năm và đều chưa đạt mức kế hoạch đề ra (tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% và tỷ lệ nợ xấu dưới 1%).
Giai đoạn 2019 - 2021 với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, cùng với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong năm 2020, 2021 đã đặt ngân hàng và các tổ chức tín dụng vào một môi trường hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Trong bối cảnh hoạt động ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt, Chi nhánh đã tập trung thực hiện tốt công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ của NHNN và Shinhan. Từ Bảng 2.1 cho thấy lợi nhuận thuần năm 2019 của Chi nhánh đạt 18,6 tỷ đồng, năm 2020 đạt 19,2 tỷ đồng tăng 3,2% so với năm 2019; Năm 2021, chỉ tiêu này tăng lên đạt 21,1 tỷ đồng tăng 9,9% so với năm 2020. Mặc dù năm 2020 lợi nhuận của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng giảm sút nhưng phần lớn là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, nhiều khách hàng đã được giảm lãi suất, kéo dài thời gian trả nợ nên đây vẫn là mức tăng trưởng khá tốt của Chi nhánh, kết quả này rất đáng khích lệ. Sang năm 2021 khi thế giới từng bước thích ứng và kiểm soát được dịch bệnh, hoạt động thương mại của các nước mở cửa trở lại thì hoạt động của Chi nhánh cũng đã tốt hơn. Chi
nhánh đã thực hiện tốt việc quản lý các khoản mục tài sản, nhất là các sản phẩm cho vay, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để tăng doanh thu.