Thực trạng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI qua các chỉ tiêu mở rộng quy mô

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp fdi tại ngân hàng shinhan việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 46 - 57)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP FDI TẠI SHINHAN BANK CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

2.2.1. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI qua các chỉ tiêu mở rộng quy mô

2.2.1.1. Thực trạng đa dạng hóa các sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI

Đa dạng hóa sản phẩm là một chính sách quan trọng nhằm thu hút khách hàng, nhất là khi nhu cầu doanh nghiệp FDI ngày càng tăng cao và đa dạng. Một số sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI: cho vay vốn kinh doanh ngắn hạn; cho vay trung và dài hạn; cho vay hợp vốn; cho vay dự án; cho vay bổ sung vốn lưu động.

Ngân hàng Shinhan CN Thái Nguyên đã triển khai đầy đủ danh mục sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI của Shinhan cung cấp. Danh mục các sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI của Ngân hàng Shinhan CN Thái Nguyên được tổng hợp tại Bảng 2.2:

Bảng 2.2: Danh mục các sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI của Ngân hàng Shinhan CN Thái Nguyên

STT Tên sản

phẩm Định nghĩa Tiện ích

1 Cho vay ngắn hạn

Là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp FDI bổ sung vốn lưu động, giúp doanh nghiệp FDI tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, sản xuất và chu trình thương mại

- Bổ sung vốn lưu động - Tái cân đối vốn

- Ổn định dòng tiền

- Lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh - Thủ tục đơn giản

2 Cho vay trung dài hạn

Hỗ trợ vay trung và dài hạn là một sản phẩm tín dụng, giúp cho doanh nghiệp có thêm lựa chọn về vốn để đầu tư vào tài sản cố định, phục vụ cho sản xuất và hoạt động kinh doanh như: xây dựng nhà máy, nhập khẩu máy móc thiết bị…

- Thỏa mãn nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các dự án đầu tư mới

- Tăng cường năng lực sản xuất - Kế hoạch trả nợ hợp lý

STT Tên sản

phẩm Định nghĩa Tiện ích

2.1 Vay hợp vốn:

là hình thức kêu gọi một nhóm các ngân hàng cùng cho vay

- Lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh - Thủ tục đơn giản

2.2 Vay dự án

Ngân hàng Shinhan CN Thái Nguyên cung cấp tài chính để phục vụ cho việc xây dựng các dự án (xây cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, khu dân cư...)

3 Vay hạn mức vốn lưu động

Là giải pháp tín dụng ngắn hạn, kịp thời cung cấp nguồn vốn thiếu hụt cho các chu kỳ kinh doanh

trong năm. Ngân hàng

Shinhan mang đến cho khách hàng doanh nghiệp FDI giải pháp tài trợ vốn lưu động ưu đãi, linh hoạt với các gói lãi suất cạnh tranh

- Tài trợ lên đến 100% nhu cầu vốn lưu động

- Linh hoạt kế hoạch vay – trả theo hạn mức trong năm

- Thời gian trả nợ cho từng khế ước nhận nợ lên đến 9 tháng - 0% phí trả nợ trước hạn

- Tổng số tiền rút vốn trong năm có thể lớn hơn hạn mức được cấp, nếu khách hàng quay vòng vốn giải ngân thường xuyên

- Thủ túc thẩm định nhanh, gọn, đơn giản

4 Vay vốn đầu tư kinh doanh

Là giải pháp tín dụng trung -dài hạn, cung cấp nguồn vốn cố định nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Ngân hàng Shinhan mang đến cho khách hàng doanh nghiệp FDI các phương án cho vay linh hoạt, phù hợp với từng mục đích đầu tư, với các gói lãi suất cạnh tranh

- Tài trợ lên đến 80% nhu cầu vốn

- Mục đích vay đa dạng

- Thời gian trả nợ lên đến 180 tháng

- 0% phí trả nợ trước hạn từ năm thứ 3

- Thủ tục thẩm định nhanh, gọn, đơn giản

Nguồn: https://shinhan.com.vn

So sánh về sự đa dạng các sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI của một số NHTM khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 2.3: Số lƣợng sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI của một số Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Agribank Thái Nguyên 6 7 7

Vietinbank Thái Nguyên 10 10 10

Vietcombank Thái Nguyên 12 12 12

BIDV Thái Nguyên 10 11 11

Shinhan CN Thái Nguyên 6 6 6

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021 Theo Bảng 2.2 và Bảng 2.3 cho thấy, số lượng sản phẩm cho vay doanh nghiệp FDI của Ngân hàng Shinhan CN Thái Nguyên giai đoạn 2019-2021 còn khá ít, ít nhất trong top những NHTM lớn trên địa bàn. Tuy nhiên, để đứng vững trên địa bàn tỉnh, Chi nhánh đã thực hiện chính sách lãi suất khá linh hoạt, chăm sóc khách hàng đối với từng đối tượng khách hàng trên cơ sở thực hiện phân loại khách hàng. Khách hàng doanh nghiệp FDI được chia thành khách hàng đã có quan hệ tín dụng và khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng. Chính sách khách hàng như ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, tỷ giá mua bán ngoại tệ, mức cấp tín dụng so với tài sản bảo đảm… cũng được thay đổi phù hợp với từng loại khách hàng.

2.2.1.2. Thực trạng gia tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp FDI

Ngân hàng Shinhan CN Thái Nguyên đã không ngừng thực hiện chính sách ưu đãi cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp FDI như: cho vay với lãi suất ưu đãi; rút ngắn thời gian thực hiện thẩm định, nâng hạn mức cho vay… nên số lượng khách hàng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2019-2021 không ngừng tăng lên. Số liệu được tổng hợp tại Bảng 2.4:

Theo Bảng 2.4 cho thấy, số lượng khách hàng doanh nghiệp FDI sử dụng dịch vụ của Chi nhánh tăng hàng năm. Cụ thể: số khách hàng doanh nghiệp FDI mở tài khoản tại Chi nhánh năm 2019 đạt 38 khách hàng; năm 2020 đạt 47 khách hàng,

tăng 9 khách hàng tương ứng tăng 23,68%. Đến năm 2021 đạt 59 khách hàng, tăng 12 khách hàng tức tăng 25,53%. Số khách hàng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Chi nhánh lần lượt ở các năm 2019- 2021 là 9; 10; 12 khách hàng; tỷ trọng khách hàng FDI vay vốn tại Chi nhánh so với tổng doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên lần lượt là 4,46%; 4,74% và 5,33%. Kết quả cho thấy, số lượng khách hàng FDI của Chi nhánh còn khá khiêm tốn so với lượng khách hàng FDI tiềm năng trên thị trường. Trong khi số lượng khách hàng FDI sử dụng dịch vụ tại Chi nhánh cao gấp gần 5 lần số doanh nghiệp FDI vay vốn của Chi nhánh. Do vậy, Chi nhánh cần có nhiều chính sách để thu hút, phát triển thêm số khách hàng doanh nghiệp FDI trên thị trường và số khách hàng doanh nghiệp FDI đang mở tài khoản tại Chi nhánh sử dụng thêm sản phẩm dịch vụ cho vay.

Bảng 2.4: Khách hàng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Shinhan- Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2019- 2021

Đơn vị: doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020

+/- % +/- %

1. Số lượng khách hàng doanh nghiệp FDI mở tài khoản

38 47 59 9 23,68 12 25,53

2. Số lượng khách hàng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Shinhan CN Thái Nguyên

9 10 12 1 11,11 2 20,00

3. Tổng số lượng doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

202 211 225 9 4,46 14 6,64

4. Tỷ trọng khách hàng FDI vay vốn tại Shinhan/tổng doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4,46 4,74 5,33 - - - -

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021

Khách hàng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Ngân hàng Shinhan CN Thái Nguyên từ các quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ. Số lượng doanh nghiệp FDI theo các quốc gia được tổng hợp tại Bảng 2.5:

Bảng 2.5: Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: doanh nghiệp, %

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lƣợng

Tỷ trọng

%

Số lƣợng

Tỷ trọng

%

Số lƣợng

Tỷ trọng

%

DN FDI Hàn Quốc 4 44,44 5 50,00 6 50,00

DN FDI Trung Quốc 2 22,22 2 20,00 2 16,67

DN FDI Mỹ 1 11,11 1 10,00 2 16,67

DN FDI khác (Đài

Loan, Ấn Độ) 2 22,22 2 20,00 2,00 16,67

Tổng 9 100,00 10 100,00 12 100,00

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021 Theo Bảng 2.5 cho thấy, khách hàng doanh nghiệp FDI vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp FDI Hàn Quốc (chiếm tỷ trọng từ 44,44% đến 50%); thứ hai là doanh nghiệp FDI Trung Quốc (chiếm tỷ trọng từ 16,67% đến 22,22%), số lượng doanh nghiệp FDI Trung Quốc không có sự biến động qua các năm. Khách hàng doanh nghiệp FDI Mỹ năm 2021 chỉ có 2 khách hàng, tăng thêm 1 khách hàng so với năm 2020. Còn lại là doanh nghiệp FDI Đài Loan và Ấn Độ.

2.2.1.3. Thực trạng tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI

Mặc dù Shinhan Bank hiện là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết về ngân hàng này. Do vậy, Shinhan CN Thái Nguyên cũng gặp khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI. Kết quả dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI của Chi nhánh giai đoạn 2019 – 2021 được tổng hợp tại Bảng 2.6:

Bảng 2.6: Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp FDI vay vốn tại Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020

Dƣ nợ % Dƣ nợ %

1. Dư nợ cho vay doanh

nghiệp FDI 118 159 197 41 34,75 38 23,90

2. Tổng dư nợ của Shinhan

CN Thái Nguyên 502 571 617 69 13,75 46 8,06

3. Tỷ trọng dư nợ cho vay

doanh nghiệp FDI (%) 23,51 27,85 31,93 4,33991 18,46 4,0828 14,66 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021

Với số lượng doanh nghiệp FDI của Chi nhánh tăng lên, dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI của Chi nhánh cũng tăng qua các năm. Năm 2020, dư nợ tăng trưởng 41 tỷ đồng, tương ứng tăng 34,75% so với năm 2019; tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI đạt 27,85%, cao hơn mức 23,51% tại năm 2019. Đến năm 2021, dưới tác động mạnh mẽ của làn sóng đầu tư từ tập đoàn Samsung dư nợ FDI tiếp tục tăng 38 tỷ, tức tăng 23,90% so với năm 2020; tỷ trọng chiếm 31,93%. Tốc độ tăng của Dư nợ FDI cao hơn so với tổng Dư nợ, nguyên nhân do trong năm 2021, tình hình thị trường đầu tư của Samsung tăng dư nợ của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tăng.

Bảng 2.7: Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp FDI vay vốn theo quốc gia đầu tƣ tại Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Dƣ nợ Tỷ trọng % Dƣ nợ Tỷ trọng % Dƣ nợ Tỷ trọng %

DN FDI Hàn Quốc 55,46 47,00 80,25 50,47 99,86 50,69

DN FDI Trung Quốc 27,14 23,00 32,48 20,43 34,5 17,51

DN FDI Mỹ 15,43 13,08 16,24 10,21 28,15 14,29

DN FDI khác 19,97 16,92 30,03 18,89 34,49 17,51

Tổng 118 100,00 159 100,00 197 100,00

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021

Dư nợ của các doanh nghiệp của Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay đối tượng FDI của Chi nhánh, thường xuyên duy trì khoảng 47%. Tiếp đến là các doanh nghiệp Trung Quốc, Mỹ… Nguyên nhân là do nhà đầu tư Hàn Quốc điều chỉnh tăng 920 triệu USD cho Dự án Samsung Electro- machanics Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Bình.

Có thể thấy, với lợi thế về nhiều mặt, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đang thực sự là điểm thu hút hấp dẫn, tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kể cả trong những lúc khó khăn do dịch bệnh Covid -19 hoành hành.

Chỉ tính riêng trong năm 2021, Thái Nguyên đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 27 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn lên đến trên 1 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn Thái Nguyên còn hiệu lực đến hết năm 2021 là 170 dự án, với tổng vốn đã đăng ký đạt trên 9,67 tỷ USD. Mới đây, với việc nhà đầu tư Hàn Quốc quyết định tăng mức tổng đầu tư tại Dự án Samsung Electro-Mechanics tại Khu công nghiệp Yên Bình lên đến trên 900 triệu USD đã nâng tổng số vốn FDI đã đăng ký đến nay tại Thái Nguyên còn hiệu lực đạt con số xấp xỉ gần 10 tỷ USD.

Bảng 2.8: Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp FDI vay vốn theo thời hạn tại Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền % Số tiền %

1. Dư nợ ngắn hạn 85 121 153 36 42,35 32 26,45

2. Dư nợ trung, dài hạn 33 38 44 5 15,15 6 15,79

3. Tổng dư nợ 118 159 197 41 34,75 38 23,90

4. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn (%) 72,03 76,10 77,66 - - - - 5. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn

(%) 27,97 23,90 22,34 - - - -

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021 Trong giai đoạn 2019 - 2021, nhìn chung dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn tại Chi nhánh đều tăng, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng trưởng nhanh hơn. Có

thể thấy, tỷ trọng dư nợ FDI thiên về dư nợ ngắn hạn (tỷ trọng khoảng 72%) và tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn khá thấp (khoảng dưới 27%). Nguyên nhân là do:

Đa phần các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Thái Nguyên là các công ty con của các tập đoàn lớn ở nước ngoài. Do đó được sự hỗ trợ lớn từ công ty mẹ/tập đoàn để thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh ban đầu (thuê/xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị). Do đó, các doanh nghiệp FDI này thường chỉ cần vay vốn ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Hầu hết, các doanh nghiệp FDI vay vốn Chi nhánh là doanh nghiệp sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử. Đặc thù của ngành này là tỷ trọng tài sản thiên về tài sản ngắn hạn (chủ yếu nằm trong hàng tồn kho và các khoản phải thu) nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn cũng lớn hơn nhiều so với trung – dài hạn.

Cơ cấu dư nợ thiên về ngắn hạn này không những phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn) mà còn giúp Chi nhánh linh hoạt, dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh dư nợ và kiểm soát thu hồi nợ.

Bảng 2.9: Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp FDI vay vốn theo loại tiền tại Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền % Số tiền %

1. Dư nợ ngoại tệ 77 101 124 24 31,17 23 22,77

2. Dư nợ VND 41 58 73 17 41,46 15 25,86

3. Tổng dư nợ cho vay DN FDI 118 159 197 41 34,75 38 23,90 4. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ (%) 65,25 63,52 62,94 -1,7322 -2,65 -0,5779 -0,91 5. Tỷ trọng dư nợ VND (%) 34,75 36,48 37,06 1,73222 4,99 0,57785 1,58

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021 Có thể thấy rằng, dư nợ ngoại tệ (chủ yếu là USD) cho vay doanh nghiệp FDI tại Chi nhánh thường xuyên chiếm tỷ trọng cao hơn bình quân, thường ở mức

trên 62% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI của Chi nhánh. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ cho vay doanh nghiệp FDI năm 2021 chiếm 62,94%; tỷ trọng dư nợ nội tệ cho vay doanh nghiệp FDI năm 2021 chiếm 37,06% tổng dư nợ khối doanh nghiệp FDI của Chi nhánh. Có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng cho vay doanh nghiệp FDI theo loại tiền là do đối tượng Khách hàng FDI vay vốn phần lớn là các vendor của Samsung, có hoạt động xuất nhập khẩu với Samsung, với các tập đoàn, Công ty mẹ tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ... nên có nguồn ngoại tệ để trả nợ vay. Lãi suất vay USD luôn hấp dẫn hơn so với lãi suất vay VND nên các khách hàng FDI luôn ưu tiên chọn phương án vay bằng đồng USD. Đối với các khoản cấp cho vay bằng ngoại tệ USD, Chi nhánh luôn thực hiện đúng theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN và của Shinhan Việt Nam, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và đảm bảo Khách hàng tự cân đối được nguồn ngoại tệ trả nợ cho Ngân hàng.

Các doanh nghiệp FDI không có nguồn doanh thu từ ngoại tệ đủ đáp ứng thanh toán gốc và lãi vay bằng ngoại tệ cho ngân hàng, theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-NHNN và Thông tư số 42/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện vay vốn bằng đồng Việt Nam để thanh toán các chi phí mua hàng hóa trong nước và nước ngoài. Đối với việc thanh toán tiền nhập khẩu nguyên liệu, máy móc từ nước ngoài, doanh nghiệp nhận nợ VND, sau đó làm đề nghị mua ngoại tệ để thực hiện chuyển ngoại tệ thanh toán ra nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp FDI thuộc đối tượng được vay vốn ngoại tệ theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-NHNN và Thông tư số 42/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp được nhận nợ USD để thanh toán tiền mua hàng trong nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên sau khi nhận nợ ngoại tệ, doanh nghiệp bắt buộc phải bán lại ngoại tệ cho ngân hàng và thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam đối với các nhu cầu thanh toán vốn lưu động trong nước: thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trong nước, thanh toán các chi phí sản xuất trong nước như: chi phí tiền lương cho lao động Việt Nam, chi phí điện, nước… Đối với nhu cầu thanh toán tiền mua tài sản cố định trong nước (thanh toán tiền mua máy móc thiết bị trong nước, thanh toán tiền xây

dựng cơ sở hạ tầng), doanh nghiệp bắt buộc phải nhận nợ bằng đồng Việt Nam để thực hiện thanh toán, không được nhận nợ bằng ngoại tệ.

Kết quả trên là minh chứng cho hiệu quả từ việc quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên để thu hút đầu tư, trong đó gần đây nhất là việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 của Chính phủ cũng như triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ ban hành về các giải pháp phù hợp để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hai, duy trì có hiệu quả mục tiêu kép vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh kể cả trong lúc dịch bệnh tăng cao, cũng như trong bối cảnh bình thường mới. Chính điều đó đã củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Thái Nguyên.

Với sự thuận lợi này đã tạo điều kiện giúp Shinhan CN Thái Nguyên có cơ hội phát triển cho vay đối với doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, với kết quả Chi nhánh đạt được chưa tương xứng với tiềm năng phát triển cho vay doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

2.2.1.4. Thực trạng tăng trưởng doanh số cho vay doanh nghiệp FDI

Doanh số cho vay doanh nghiệp FDI tại Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021 được tổng hợp tại Bảng 2.10:

Bảng 2.10: Doanh số cho vay doanh nghiệp FDI tại Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay DN FDI 218 334 419 116 53,21 85 25,45 2. Tổng doanh số cho vay DN 1.024 1.355 1.547 331 32,32 192 14,17 3. Tỷ trọng doanh số cho vay

DN FDI/ tổng doanh số cho vay doanh nghiệp

21,29 24,65 27,08 - - - -

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Shinhan - Chi nhánh Thái Nguyên, 2019 - 2021

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp fdi tại ngân hàng shinhan việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)