Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. PPDH theo dự án
1.2.7. Vai trò của GV và HS trong DHTDA
Vai trò của GV:
Trong DHTDA, GV không phải dạy bài học mà tạo ra và gắn vai trò của HS với nội dung bài học; hướng dẫn, tư vấn cho HS; hỗ trợ HS bằng các sản phẩm mẫu, tài liệu, nguồn thông tin, sổ theo dõi dự án, phiếu đánh giá,...
Trong DHTDA, GV không còn là người chiếm giữ kiến thức và truyền tải kiến thức đến HS mà là người trung gian mang đến cho HS những sự hỗ trợ khi cần như các nguồn thông tin, các phương tiện,.... GV còn là người đồng hành của các nhóm dự án, giúp đỡ các nhóm giải quyết các vấn đề khó khăn, thảo luận với các nhóm về phương pháp làm việc và động viên; khích lệ các nhóm. GV là người hướng dẫn, định hướng, tư vấn, trợ giúp và đôi khi là người cùng học với HS chứ không phải là người “cầm tay chỉ việc” cho HS; GV là người tạo ra các cơ hội học tập, tiếp cận với thông tin, làm mẫu, tư vấn, trợ giúp và hướng dẫn cho HS; GV cần tạo ra những môi trường học tập để thúc đẩy được sự hợp tác trong học tập giữa HS với HS, giữa HS với GV, giữa HS với xã hội... Nhƣ một đạo diễn, GV tổ chức các hoạt động học tập cần thiết cho việc thực hiện dự án của HS. Như một nhạc trưởng, GV điều khiển và định hướng các hoạt động học tập của HS để đảm bảo dự án đi đến thành công.
Vai trò của HS:
Trong các dự án, HS đƣợc đƣa ra nhiều quyết định, đƣợc cộng tác làm việc, được đưa ra sáng kiến, được trình bày trước đám đông, và trong nhiều trường hợp, HS đƣợc thiết lập kiến thức riêng cho bản thân. Mặc dù lúc đầu có thể là thách thức lớn, nhƣng hầu hết HS đều nhận thấy công việc dự án này rất có ý nghĩa, có liên quan thực tế đến cuộc sống và rất hấp dẫn. Vì vậy, nhìn chung, HS rất tích cực, thực hiện tốt các dự án và ghi nhớ đƣợc kiến thức mới. Tham gia dự án học tập, HS sẽ phải tự làm các công việc sau:
+ Tham gia lựa chọn đề tài, nội dung học tập sao cho phù hợp với khả năng và hứng thú của từng cá nhân qua đó khuyến khích đƣợc tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của HS;
+ HS làm việc với các thành viên trong nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những nội dung học tập phức hợp;
21
+ HS hệ thống kiến thức, thiết lập mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức của môn học và được tạo điều kiện học tập trong môi trường hợp tác;
+ HS phải tạo ra các sản phẩm học tập đáp ứng các yêu cầu đề ra, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, kinh tế... Do đó khơi gợi sự tò mò và óc sáng tạo của HS qua việc cho phép chủ động, tự do tưởng tượng trong quá trình học tập...
1.2.8. Ưu điểm và hạn chế của DHTDA
Ưu điểm của DHTDA [10]
DHTDA mang lại nhiều lợi ích cho GV và HS. Ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu giáo dục ủng hộ việc vận dụng DHTDA vào trường học để khuyến khích người học, thúc đẩy các kỹ năng học tập hợp tác và nâng cao hiệu quả việc học tập cho HS.
- Đối với GV: Góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và sự hợp tác với đồng nghiệp trong quá trình dạy học; tạo cơ hội xây dựng các mối quan hệ với HS; đƣa ra các mô hình triển khai, cho phép hỗ trợ các đối tƣợng HS đa dạng bằng việc tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn trong dạy học.
- Đối với HS: Tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập cho HS. Lượng kiến thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn so với những mô hình dạy học khác khi tham gia vào dự án học tập làm cho HS có trách nhiệm hơn trong học tập so với các hoạt động trong mô hình dạy học truyền thống. HS có cơ hội phát triển những kỹ năng nhƣ giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp... HS cũng học đƣợc các kỹ năng nghiên cứu và các kỹ năng quan sát mà bản thân khó tiếp cận đƣợc từ các bài giảng theo PPDH truyền thống. HS tham gia vào các dự án học tập có khả năng lĩnh hội đƣợc các kiến thức và phát triển đƣợc các kỹ năng cao hơn. Họ có thể tự giải quyết vấn đề một cách đầy đủ, sáng tạo và có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả với bạn học hoặc GV để truyền tải ý tưởng và kết quả của dự án.
- Đối với dạy học: Góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tƣ duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật, cùng một nội dung những HS khác nhau sẽ học theo những cách khác nhau.
22
Hạn chế của DHTDA [10]
- Về nội dung chương trình: Không phải nội dung nào trong chương trình cũng có thể tổ chức DHTDA một cách hiệu quả. Vì vậy, GV cần phải nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu và nội dung chương trình của môn học để lựa chọn, xây dựng các nội dung kiến thức phù hợp để có thể tổ chức DHTDA đạt hiệu quả.
- Về GV: GV cần nhiều thời gian để chuẩn bị các vấn đề liên quan đến dự án học tập khi vận dụng phương pháp DHTDA. Bên cạnh đó, GV đã quen với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học truyền thống nên ngại không muốn thay đổi trong quá trình dạy học của mình.
- Về HS: HS cần nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành dự án học tập. Do HS đã quen với vai trò thụ động của bản thân trong những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học truyền thống nên những thói quen cũ sẽ cản trở họ khi thực hiện các dự án học tập.
1.2.9. Đánh giá trong DHTDA
Quá trình đánh giá DHTDA cần tiến hành đánh giá nhiều góc độ khác nhau:
góc độ cá nhân và góc độ tập thể, góc độ kiến thức và góc độ kỹ năng; góc độ quá trình và góc độ tổng thể.
Đánh giá quá trình là loại hình đánh giá đƣợc tiến hành trong quá trình dạy và học một nội dung nào đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi về kết quả học tập của HS về nội dung đó, dùng làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy và học tiếp theo làm cho những hoạt động này có hiệu quả hơn.
Đánh giá quá trình trong DHTDA là đánh giá theo các giai đoạn hoạt động của HS để triển khai dự án học tập. Để đánh giá đƣợc hiệu quả của DHTDA trong dạy học thì trong mỗi giai đoạn hoạt động, ngoài đánh giá về thái độ của HS cần đánh giá sản phẩm của nhóm dự án. Để có đƣợc kết quả đánh giá một cách khách quan, toàn diện về mọi mặt thì ngoài đánh giá của GV đối với HS thì GV cần sử dụng thêm một số hình thức đánh giá nhƣ: Đánh giá chéo lẫn nhau trong nhóm và HS tự đánh giá.
Các giai đoạn tiến hành đánh giá: [25]
- Đánh giá việc hình thành dự án học tập: Trong đó cần đánh giá khả năng lựa chọn chủ đề cũng nhƣ khả năng xác định mục tiêu, nội dung của dự án học tập,
23
xác định những công việc cần thực hiện trong dự án học tập, những sản phẩm chính cần đạt đƣợc sau khi hoàn thành dự án học tập, dự kiến thời gian thực hiện dự án học tập, xác định những mốc thời gian quan trọng trong quá trình thực hiện dự án học tập... Mặt khác trong quá trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của GV cũng như mức độ tự đề xuất ý tưởng của HS trong mỗi công việc.
- Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập: Trong đó cần đánh giá: Khả năng dự kiến các công việc cần triển khai trong nhóm có chi tiết, lôgic và khả thi hay không?, khả năng dự kiến các nội dung cần nghiên cứu tìm hiểu có cụ thể hay không?, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm có phù hợp không?, dự kiến thời gian hoàn thành từng nội dung công việc, thời gian hoàn thành dự án có hợp lý không?, khả năng xác định các sản phẩm cần đạt đƣợc trong mỗi giai đoạn, trong mỗi nội dung công việc, đối với mỗi cá nhân trong nhóm có phù hợp hay không?, khả năng dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện dự án học tập... Trong quá trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của GV cũng như mức độ tự đề xuất ý kiến, ý tưởng của HS trong mỗi công việc.
- Đánh giá việc thực hiện dự án học tập: Khi đánh giá việc thực hiện dự án học tập, chúng ta cần tiến hành đánh giá chất lƣợng của các sản phẩm trong việc thực hiện các công việc đó, đánh giá tiến độ thực hiện các công việc trong nhóm (đánh giá tiến độ thực hiện nội dung các phần việc do từng thành viên trong nhóm, tiến độ thực hiện nội dung các công việc cũng nhƣ tiến độ thực hiện dự án học tập của từng nhóm so với kế hoạch thực hiện đã đề ra), đánh giá khả năng, thái độ và hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong việc tự lực cũng nhƣ cộng tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các công việc đƣợc giao... HS có biết đánh giá dự án học tập hay không (sản phẩm, cách làm việc...). Trong quá trình đánh giá, chúng ta cần đánh giá mức độ hỗ trợ của GV cũng nhƣ mức độ tự đề xuất ý kiến của HS trong mỗi công việc. Đánh giá việc hình thành dự án học tập của HS, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập của từng nhóm và việc thực hiện dự án học tập của HS.