Thực trạng việc vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học môn Toán ở trường THPT

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC MỘT SỐ DỰ ÁN HỌC TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 39 - 43)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Thực trạng việc vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học môn Toán ở trường THPT

Để tiến hành nghiên cứu về thực trạng việc vận dụng phương pháp DHTDA trong dạy học môn Toán tại trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi đối với các GV và HS tại trường THPT Thuận Thành số 2- huyện Thuận Thành- tỉnh Bắc Ninh với mục đích: Thu thập thông tin, phân tích thuận lợi, khó khăn của thực trạng DHTDA và việc tổ chức các dự án.

1.4.1. Kết quả điều tra GV

Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng vận dụng phương pháp DHTDA trong dạy học môn Toán THPT

1. Thầy, cô biết đến phương pháp DHTDA từ nguồn nào?

Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%)

a. Từ tập huấn chuyên môn 0

b. Từ tài liệu tập huấn chương trình, SGK 54 c. Từ internet, sách báo, tài liệu tham khảo 68

d. Từ đồng nghiệp 62

2. Trong quá trình vận dụng DHTDA có những khó khăn, thuận lợi nhƣ thế nào?

Nội dung

Mức độ thuận lợi (%)

Thuận lợi Ít thuận lợi Khó khăn

1, Lựa chọn ý tưởng, chủ đề 53 41 6

2, Thiết kế dự án 31 44 25

3, Lập kế hoạch bài dạy 38 50 12

4, Xác định bộ câu hỏi khung 38 56 6

5, HS thực hiện dự án 0 65 35

6, HS tạo các sản phẩm 0 63 37

7, HS báo cáo kết quả 7 66 27

8, Đánh giá dự án 13 74 13

3. Trong DHTDA HS tham gia bài học như thế nào?

Các khâu

Mức độ HS tham gia (%)

Tích cực Ít tích cực Không tích cực

1-Tham gia lựa chọn ý tưởng 35 65 0

2-Tham gia thiết kế dự án 18 76 6

30

3-Tham gia thực hiện dự án 20 67 13

4-Tham gia tạo sản phẩm 7 73 20

5-Tham gia báo cáo kết quả 7 80 13

6-Tham gia đánh giá dự án 13 80 7

4. Theo thầy cô, khả năng vận dụng DHTDA vào các nội dung chương trình môn Toán THPT như thế nào?

Nội dung

Khả năng vận dụng DHTDA (%)

Thuận lợi Ít thuận lợi Khó khăn Không áp dụng đƣợc

1- Đại số 27 36 27 10

2- Giải tích 27 18 39 18

3- Hình học 10 20 46 24

5. Hiệu quả các giờ học bằng phương pháp DHTDA như thế nào?

Nội dung Mức độ (%)

Rất tốt Tốt Chƣa tốt

1, Mức độ hiểu bài 37 53 10

2, Mức độ tích cực, chủ động 47 46 7

3, Mức độ nắm kiến thức 30 60 10

4, Mức độ vận dụng trong thực tiễn 20 67 13

6. Mức độ quan tâm của thầy, cô với phương pháp DHTDA?

Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%)

a. Rất quan tâm 20

b. Có quan tâm 80

c. Không quan tâm 0

7. Dự định của thầy, cô trong vận dụng phương pháp DHTDA vào trong quá trình dạy học?

Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%)

a. Sẽ vận dụng 70

b. Chƣa rõ 30

C. Không vận dụng 0

8. Theo thầy, cô để nâng cao chất lượng DHTDA thì trong dạy học cần phải:

Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%)

a. Tập huấn chương trình DHTDA cho GV 61

b. Phổ biến tài liệu về DHTDA cho GV 56

c. Tổ chức cho GV tham quan, học tập các mô hình DHTDA

44

31 Nhƣ vậy qua bảng 1.1 ta thấy:

- Phương pháp DHTDA chưa được tổ chức tập huấn cho toàn thể GV. Các thầy cô biết đến phương pháp này chủ yếu qua nguồn tài liệu tham khảo và đồng nghiệp. Chính vì vậy nên mong muốn của đa số GV là đƣợc tập huấn DHTDA một cách bài bản. Hầu hết các GV đều có kế hoạch vận dụng phương pháp này trong dạy học.

- Trong quá trình vận dụng DHTDA, các GV đã phát hiện những khó khăn, thuận lợi của các khâu trong quy trình thực hiện, của các phần kiến thức khác nhau trong môn Toán THPT.

- HS đã thể hiện thái độ tích cực nhất định khi tham gia học theo dự án. Tuy nhiên mức độ tích cực và hiệu quả giờ học còn nhiều hạn chế. Điều này có thể là do phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi và chưa được sử dụng thường xuyên.

1.4.2. Kết quả điều tra HS

Thống kê điều tra với 240 HS vào việc tham gia vào phương pháp DHTDA trong học tập bộ môn Toán cho một số kết quả sau:

Câu hỏi 1: Trong quá trình học tập ở trường THPT em đã bao giờ được tham gia thực hiện các dự án học tập chƣa?

Bảng 1.2. Thực trạng việc tham gia vào các dự án học tập của HS

Mức độ tham gia Tỉ lệ (%)

a. Chƣa bao giờ 90

b. Ít khi 10

c. Thường xuyên 0

Kết quả thống kê cho thấy, hầu hết HS đều chưa được thường xuyên thực hiện các dự án học tập. Điều này cho thấy phương pháp DHTDA chưa được áp dụng nhiều trong quá trình dạy và học ở trường THPT.

Câu hỏi 2:Trong giờ học Toán trên lớp hiện nay, em thường được tham gia vào các hoạt động nào nhất ?

32

Bảng 1.3. Các hoạt động HS thường tham gia trong giờ học toán

Các hoạt động Tỉ lệ (%)

a. Lên lớp nghe giảng lý thuyết và làm bài tập 100

b. Làm việc nhóm 20

c. Thảo luận, thuyết trình 25

d. Thực hành vận dụng toán học vào đời sống thực tiễn. 5 e. Làm các bài tập trắc nghiệm kỹnăng tính toán nhanh 20 f. Làm các bài tập lớn (nghiên cứu toán học) 15

Như vậy trong các giờ học toán trên lớp hiện nay phương pháp thuyết trình được 100% GV sử dụng làm phương pháp giảng dạy chính. Các PPDH lấy HS làm trung tâm nhƣ thảo luận, thuyết trình; làm việc nhóm hay bài tập lớn chủ yếu đƣợc lựa chọn cho HS các lớp chuyên, lớp chọn. Điều đặc biệt là cả HS các lớp chuyên và lớp thường đều ít được biết đến việc vận dụng toán học vào đời sống thực tiễn.

Câu hỏi 3: Em thấy việc học toán nhƣ hiện nay giúp ích cho sự phát triển năng lực và kỹ năng nào của cá nhân em ?

Bảng 1.4. Những kỹ năng HS thu nhận đƣợc trong giờ học toán

Nội dung Tỉ lệ (%)

a. Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 90

b. Phát triển tƣ duy lôgic 86

c. Phát triển tƣ duy trừu tƣợng 98

d. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm 25

e. Phát triển kỹ năng Công nghệ thông tin 0

f. Phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội 0

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn HS đều có cảm nhận chung là việc học trên lớp phục vụ rất nhiều cho việc phát triển các kỹ năng tƣ duy nhƣng lại thiếu đi một phần quan trọng là các kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc, những kỹ năng sẽ giúp ích các em rất nhiều trong công việc sau này.

Tóm lại, phương pháp DHTDA chưa được áp dụng nhiều trong quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT hiện nay. PPDH trên lớp chủ yếu vẫn theo các PPDH

33

truyền thống, không phát huy hết đƣợc tính tích cực, sáng tạo học tập của HS. Điều đó cũng dẫn đến các kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của HS còn yếu. Từ cơ sở lí luận và kết quả điều tra trên chúng tôi nhận thấy để phát huy tính tích cực, phát triển năng lực cũng nhƣ các kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc cho HS trong dạy học thì việc tổ chức DHTDA là một trong những giải pháp hay và hiệu quả, đặc biệt là việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC MỘT SỐ DỰ ÁN HỌC TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)