Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đống đa (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Nhân tố chủ quan

- Chính sách cho vay bán lẻ của ngân hàng thương mại

Ch nh sách cho vay bán lẻ được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động cho vay bán lẻ đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu h p quy mô cho vay bán lẻ. Ch nh sách t n dụng bao gồm: hạn mức cho vay, k hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ ph , các loại cho vay đƣợc thực hiện. Các điều khoản của ch nh sách cho vay bán lẻ đƣợc xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhƣ các điều kiện kinh tế, ch nh sách tiền tệ và tài ch nh của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu vay của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, ch nh sách vay c ng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đƣa ra các ch nh sách khác nhau cho phù hợp.

Những yếu tố trong ch nh sách cho vay bán lẻ đều tác động một cách mạnh mẽ

tới việc phát triển cho vay bán lẻ. Một ngân hàng chỉ có thể phát triển cho vay bán lẻ khi có mục tiêu hoạt động r ràng được thể hiện như một định hướng trong ch nh sách cho vay bán lẻ. Chỉ khi ngân hàng đó xác định phát triển cho vay bán lẻ thì ngân hàng mới dồn nguồn lực và khả năng để tập trung phát triển l nh vực này. Mặt khác, khi ngân hàng đã có sẵn các hình thức cho vay bán lẻ đa dạng thì việc phát triển c ng dễ dàng và thuận lợi hơn các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản.

- Chính sách khách hàng

Đối với chính sách khách hàng, ngày nay khi mà cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ chính là lúc các ngân hàng cần quan tâm hơn bao giờ chính sách khách hàng của mình. Việc xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, đủ sức cạnh tranh là cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Chính sách khách hàng giúp ngân hàng lựa chọn đúng đối tƣợng khách hàng mình phục vụ, tạo nên hệ thống khách hàng truyền thống. Hơn nữa, phục vụ, chăm sóc khách hàng là một yếu tố quan trọng trong thành công của ngân hàng. Sản phẩm cho vay hoàn hảo chƣa đủ mà chất lƣợng phục vụ tốt sẽ giữ chân khách hàng, khách hàng càng trung thành thì ngân hàng càng có nhiều lợi nhuận. Một khi đã trung thành, hài lòng với ngân hàng, khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm cho bạn bè, người thân và đã giúp ngân hàng làm công tác marketing. Hơn nữa, khách hàng đã quen giao dịch vay vốn tại ngân hàng sẽ nắm đƣợc quy trình, thủ tục, do đó nhân viên ngân hàng không mất nhiều thời gian tƣ vấn. Nhƣ vậy, ngân hàng đã tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí hoạt động trong khi vẫn tiếp tục bán thêm sản phẩm cho khách hàng.

- Năng lực tài chính, quản trị điều hành của cán bộ quản lý

Hiện nay, khi thị trường cho vay bán lẻ đang ngày một sôi động với rất nhiều ngân hàng tham gia cung ứng nhiều sản phẩm cho vay bán lẻ đa dạng, phong phú.

Ngân hàng nào muốn tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng cần có tiềm lực tài chính lớn để đầu tƣ, phát triển sản phẩm. Sản phẩm đƣợc khách hàng sử dụng càng nhiều mới càng có cơ hội phát triển. Do đó, muốn phát triển đƣợc sản phẩm cho vay bán lẻ thì ngân hàng phải đảm bảo sức mạnh tài chính thông qua các chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu, nguồn vốn, cơ cấu vốn… Đồng thời, sự phát triển cho vay phải gắn với năng lực quản trị điều hành để đảm bảo hoạt động cho vay bán lẻ phát triển ổn định,

an toàn, bền vững, kiểm soát đƣợc rủi ro. Muốn vậy, cán bộ quản trị điều hành, đội ng nhân viên t n dụng không chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật mà phải có kiến thức chuyên môn sâu về nghiệp vụ cho vay, biết phân t ch đánh giá rủi ro và có đạo đức nghề nghiệp. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo nhân lực trước khi sử dụng.

- Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra đề xuất quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Vì vậy, có thể coi cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng. Đội ng cán bộ tín dụng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay bán lẻ. Thúc đẩy hoạt động cho vay bán lẻ trở nên nhanh chóng, tiết kiệm đƣợc thời gian, chất lƣợng cho vay bán lẻ cao, hạn chế đƣợc rủi ro tạo ấn tƣợng cho khách hàng. Nhờ đó thu hút khách hàng, phát triển đƣợc cho vay bán lẻ. Đội ng cán bộ tín dụng chuyên nghiệp c ng góp phần tăng t nh cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay bán lẻ nói riêng.

- Mạng lưới kênh phân phối

Việc phát triển các kênh phân phối là một trong những giải pháp hàng đầu để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và cho vay bán lẻ nói riêng. Vì vậy, cần tích cực phát triển mạng lưới các chi nhánh cấp I và cấp II. Chú trọng mở thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nh , đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân. Cùng với việc mở rộng kênh phân phối truyền thống - hệ thống các chi nhánh, việc đa dạng hóa kênh phân phối hiện đại đóng vai trò là một yếu tố làm nên thành công trong cuộc đua tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Điều này có ngh a là đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng, giảm chi ph và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Mạng lưới kênh phân phối rộng, phân bố ở những địa bàn hợp lý tạo thuận lợi cho quá trình giao dịch, đồng thời giảm chi phí cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Mặt khác, mạng lưới còn là kênh phản hồi thông tin về sản phẩm đã cung ứng, là kênh tiếp nhận thông tin thị trường, giúp ngân hàng nhận thấy những tồn tại, hạn chế và hoạch định chiến lƣợc thích hợp.

- Hoạt động marketing của ngân hàng

Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh c ng nhƣ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đây c ng là một hoạt động quan trọng góp phần phát triển cho vay bán lẻ. từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng c ng nhƣ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn. Từ đó khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng c ng nhƣ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn. Từ đó khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ. Thị trường cho vay bán lẻ còn rất tiềm năng. Vì vậy, công tác marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc phát triển chiếm l nh thị phần. Hoạt động marketing của ngân hàng luôn phải đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận và sức mạnh trong cạnh tranh.

- Sản phẩm dịch vụ

Chất lƣợng dịch vụ là điều kiện tiên quyết sống còn của bất k sản phẩm nào trong đó có cho vay bán lẻ. Sản phẩm cho vay bán lẻ muốn đến đƣợc khách hàng cần luôn thay đổi theo hướng tăng tiện ích và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Trình độ khoa học và công nghệ

Công nghệ và ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng đã giúp các ngân hàng triển khai tăng cường các sản phẩm cho vay bán lẻ. Xã hội ngày càng phát triển thì các sản phẩm, dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao sẽ càng đƣợc khách hàng ƣa dùng, họ có thể ngồi nhà để giao dịch mà không cần phải đến ngân hàng. Sử dụng các sản phẩm này giúp khách hàng tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí đi lại c ng nhƣ đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất.

Việc phát triển công nghệ vào hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó c ng đòi hỏi nền kinh tế phải có hạ tầng công nghệ phù hợp, c ng nhƣ của bộ phận dân cƣ - khách hàng trong việc sử dụng những sản phẩm dịch vụ này.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh đống đa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)