CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, tỷ lệ cho vay bán lẻ trong tổng dự nợ còn thấp, mặc dù dƣ nợ cho vay bán lẻ có sự tăng trưởng qua các năm nhưng doanh số tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Chi nhánh và thương hiệu của MBBank, thị phần của Chi nhánh còn thấp so với các Chi nhánh trong vùng và khu vực đặc biệt là dƣ nợ đối với nhóm khách hàng hộ gia đình (hộ kinh doanh) hiện tại MB Đống Đa đang đƣợc chỉ định phát triển, khai thác và chăm sóc hơn 1.000 hộ kinh doanh cá thể trên quận Đống Đa. Tuy nhiên việc phát triển cho vay bán lẻ đối với đối tƣợng khách hàng này chƣa khai thác chƣa hiệu quả lƣợng khách hàng này thông qua số lƣợng khách hàng và dự nợ đến từ nhóm khách hàng này.
Thứ hai, dƣ nợ lớn đến từ một số khách hàng c vay lại và vay thêm số lƣợng khách hàng mới có khá năng vay lớn chƣa cao, lƣợng khách hàng mới đến từ dự án còn hạn chế và không ổn định, khách hàng vay vốn chỉ để hưởng lãi suất ưu đãi nên NIM cho vay của khách hàng tương đối thấp so với các sản phầm khác.
Ba là, Chi nhánh đang cho vay đối với khách hàng có dƣ nợ lớn trên 10 tỷ đồng chiếm tỷ trọng dƣ nợ cho vay bán lẻ của Chi nhánh khá cao. Điều này có thể làm cho Chi nhánh gặp rủi ro khi những khách hàng có dƣ nợ lớn gặp rủi ro trong kinh doanh.
Bốn là mặc dù dƣ nợ cho vay bán lẻ hàng năm vẫn tăng nhƣng tỷ trọng dƣ nợ cho vay bán lẻ trên tổng dƣ nợ của Chi nhánh vẫn chƣa đạt mức nhƣ kế hoạch đặt ra và còn thấp so với thị trường tiềm năng.
Năm là, cơ cấu cho vay bán lẻ đa dạng nhƣng hiện vẫn bị lệch về một số dòng sản phẩm như cho vay nhà đất, thường là các khoản cho vay trung dài hạn để mua cho vay dài hạn để đầu tƣ máy móc, cơ sở hạ tầng, ô tô phục vụ kinh doanh.
Còn vay tiêu dùng trước đó chủ yếu là các khoản cho vay mua nhà ở, đất ở, mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống nên tỷ trọng thấp.
Sáu là, thị phần dƣ nợ cho vay bán lẻ của Chi nhánh mặc dù có sự tăng trưởng nhưng còn rất thấp so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Bảy là, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ của Chi nhánh đã giảm qua các năm nhƣng hiện tại, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay bán lẻ vẫn chƣa đạt mức kế hoạch đặt ra (dưới 1,5%).
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan:
Một là, Chi nhánh chƣa thực hiện hiệu quả biện pháp đa dạng hóa đối tƣợng cho vay. Chi nhánh chƣa thực hiện phân đoạn khách hàng nhằm tìm ra phân đoạn khách hàng mục tiêu mà Chi nhánh cần cố gắng để có đƣợc. Trên cơ sở đó xây dựng ch nh sách khách hàng cho từng phân đoạn, phần lớn các khách hàng cá nhân tới giao dịch với chi nhánh là do khách hàng tự chủ động tìm đến chi nhánh nhờ uy t n và thương hiệu của MBBank trên thị trường.
Hai là, Chi nhánh chƣa triển khai đầy đủ, đa dạng các sản phẩm cho vay bán
lẻ. Các sản phẩm cho vay bán lẻ mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng chƣa thực sự nổi bật, vẫn theo lối mòn truyền thống tập trung vào các sản phẩm đơn thuần nhƣ cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua nhà, xây dựng - sửa chữa nhà ở; cho vay mua ô tô; cho vay hộ kinh doanh... Trong khi đó các ngân hàng đối thủ cạnh trong và ngoài nước đã có sản phẩm thế mạnh riêng biệt tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu và đem lại trải nghiệm tích cực cho khách hàng.
Ba là, hoạt động bán chéo sản phẩm tại Chi nhánh chƣa phát triển: Hiện tại, Chi nhánh mới sử dụng kênh phân phối là kênh khách hàng giao dịch tại quầy, khách hàng tại Phòng giao dịch của Chi nhánh. Chi nhánh chƣa phát triển các kênh phân phối khác nhƣ: bán chéo qua khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng cá nhân VIP; kênh cộng đồng.
Bốn là, công tác marketing thực hiện chƣa hiệu quả: Đối với công tác marketing đã đƣợc triển khai để quảng bá, tiếp thị sản phẩm mới tới khách hàng nhƣ: phát tờ rơi, quảng cáo trên truyền hình, pano, áp ph ch,... nhƣng việc triển khai chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm và sau mỗi chương trình quảng bá sản phẩm chưa đánh giá được hiệu quả của các chương trình này. Hoạt động marketing quảng bá sản phẩm cho vay bán lẻ c ng như việc tiếp thị thương hiệu MBBank tới khách hàng chƣa thực sự hiệu quả, nên chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó ngân hàng c ng chƣa chú trọng và thu hút các DNNVV để khuyến kh ch họ tham gia sử dụng các sản phẩm nhằm tăng cường bán chéo sản phẩm.
Năm là, hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay bán lẻ chƣa hiệu quả, dẫn đến phát sinh nhiều khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Một số nhân sự còn bị động, lúng túng trong giao tiếp, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi ngày càng cao và chƣa biết gợi mở bán chéo các sản phẩm cho khách hàng. Đa số nhân viên hoạt động cho vay còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế nên thực hiện công tác phân t ch t n dụng chƣa đƣợc ch nh xác. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Sáu là, Trình độ cán bộ, nhân viên thực hiện hoạt động cho vay bán lẻ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm. Đa số nhân viên hoạt động cho vay còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế nên thực hiện công tác phân t ch t n dụng chƣa
đƣợc ch nh xác. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Hơn nữa, mức lương đối với nhân viên c và chốt lương với nhân viên mới chưa công bằng và thoả đáng.
Nhân viên mới vào được nhận mức lương cao hơn so với nhân viên c 2 năm kinh nghiệm vào lương cao hơn cả nhân viên c 2 năm kinh nghiệm. Các nhân viên mới nên quy trình hay sản phẩm vẫn chƣa nắm vững vẫn cần sự hỗ trợ từ nhân viên c để tiếp cận và làm quen một cách nhanh hơn. Nhƣng sự chƣa thoả đáng từ mức lương dẫn đến mâu thuẫn và nhân viên nghỉ việc hàng loạt gây khó khăn cho hoạt động của chi nhánh.
* Nguyên nhân khách quan
Hệ thống pháp luật: Các văn bản pháp luật của Việt Nam còn chồng chéo, một số còn mâu thuẫn nhau gây khó khăn trong việc áp dụng khi có tranh chấp xảy ra. Chẳng hạn nhƣ hoạt động cho vay mua nhà ngoài chịu sự chi phối các quy định của ngân hàng thì còn có các văn bản pháp luật về đất đai. Theo quy định của nhà nước, việc định giá tài sản đảm bảo là nhà, đất dựa trên khung giá của nhà nước, nhƣng thực tế, khung giá này khác xa với thực tế.
Môi trường kinh tế: Trong những gần đây, tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hoá liên tục gia tăng, lãi suất huy động và cho vay c ng liên tục thay đổi,.... Nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng nhưng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng khối lƣợng các nguồn nhân lực, tăng vốn đầu tƣ chứ chƣa tập trung tăng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả lao động nên chất lƣợng tăng trưởng thấp và chưa thật vững chắc. Do có những biến động mặc dù Nhà nước Việt Nam đã cố gắng nhưng đơn giá tiền lương của các CBNV hiện nay tương đối thấp không đủ để tái sản xuất sức lao động. Nếu họ có nhu cầu vay vốn thì cán bộ tín dụng của Ngân hàng c ng e ngại do ý thức và khả năng trả nợ không cao, thu nhập lại không đƣợc thanh toán qua tài khoản Ngân hàng do đó nếu họ không đến trả nợ, Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Môi trường văn hoá - xã hội: Thói quen và tập quán trong tiêu dùng của người Việt Nam là tiết kiệm, tích luỹ đủ thì mới chi tiêu. Hầu hết các khách hàng bán lẻ cho rằng vay Ngân hàng là không tốt, họ không muốn ai biết mình phải đi vay
Ngân hàng, thậm chí không muốn để lộ ra là mình đi vay. Bởi người Việt Nam có quan niệm rằng làm ăn không tốt mới đi vay. Ngay cả tầng lớp trí thức, có mức thu nhập cao c ng chưa quen với việc chi tiêu trước, trả tiền sau, đáp ứng ngay nhu cầu tiêu dùng hiện tại bằng các khoản thu nhập trong tương lai. Trong số những người sử dụng dịch vụ Ngân hàng thì có 70% là do người quen giới thiệu, do đó người dân ít có mối quan hệ với Ngân hàng.
Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: Hoạt động ngân hàng trên địa bàn chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trên địa bàn hiện đã có khoảng 15 tổ chức tín dụng hoạt động. Đối thủ cạnh tranh ngày càng có các hoạt động kinh doanh đa dạng và mạnh về tăng trưởng thị phần c ng như yếu tố nguồn lực hoạt động. Tuy sinh sau đẻ muộn nhƣng các chi nhánh ngân hàng TMCP khác nhƣ: SHB, Vietcombank, Ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng Quận đội,... lại có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Đồng thời, trong thời gian qua các ngân hàng TMCP thành lập chi nhánh, PGD trên địa bàn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn, gây nhiều khó khăn trong việc gia tăng thị phần hoạt động của chi nhánh. Mặt khác, lãi suất thường xuyên thay đổi khi hết ROOM. Đặc biệt sự canh tranh về lãi suất và phí của các NHTM cổ phần nhà nước, mức lãi suất các ngân hàng này thường có giá thấp hơn từ 1 đến 2%/năm, ph trả nợ trước hạn ở mức thấp và linh hoạt.
Khách hàng chƣa biết nhiều về các sản phẩm cho vay của ngân hàng vì khách hàng vay vốn chủ yếu vì nhu cầu cần vốn để sản xuất nên còn ngại tiếp xúc với các sản phẩm cho vay bán lẻ hiện đại. Đây ch nh là một trong những nguyên nhân quan trọng đã hạn chế phát triển cho vay bán lẻ tại Chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức và các phòng nghiệp vụ của MB Đống Đa. Số liệu thực trạng cụ thể cho vay bán lẻ của chi nhánh giai đoạn 2019 – 2021. Từ dẫn chứng cơ sở lý luận, nhƣng chỉ tiêu và kết quả chi nhánh đã đạt đƣợc trong khoảng thời tác giả nghiên cứu. Từ đó, đánh giá đƣợc thực trạng phát triển cho vay bán lẻ tại Chi nhánh và chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế. Đây ch nh là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển cho vay bán lẻ tại MB Đống Đa trong thời gian tới.